Tag

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động

Lao động - Việc làm 30/11/2023 13:00
aa
TTTĐ - Ngày 30/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước giúp cho người lao động có cơ hội tìm việc làm trong nước.
Nâng mức vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Cho vay vốn đối với lao động mất việc làm trở về địa phương Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động Nước Anh sẽ giảm lượng lao động nhập cư

1.568 chỉ tiêu việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước

Tham dự Ngày hội việc làm dành cho người lao động EPS (Hàn Quốc) và thực tập sinh IM Japan (Nhật Bản) về nước năm 2023 có 47 đơn vị, doanh nghiệp với tổng nhu cầu tuyển dụng là 1.568 chỉ tiêu.

Đặc biệt có 16 đơn vị có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng các vị trí như: Phiên dịch viên, nhân viên kỹ thuật cơ khí, thợ vận hành máy, lắp ráp linh kiện điện tử…với các mức thu nhập hấp dẫn.

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động
Các đại biểu bấm nút khai mạc Hội chợ việc làm

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tây Nam, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, đến nay, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 200.280 lao động đạt 123% kế hoạch năm 2023, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương 4.794 lao động.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương thực hiện nghiên cứu, dự báo và đánh giá về tình hình thị trường lao động, cũng như xu hướng phát triển và tác động kinh tế trong thời gian tới, xu hướng dịch chuyển ngành nghề.

Từ đây, các đơn vị nhằm tìm ra những chính sách mới phù hợp, hỗ trợ người lao động học nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho người lao động.

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động
Lao động và người tuyển dụng trao đổi thông tin về vị trí việc làm

Trong những năm qua, cả nước có hơn 130.000 lượt lao động và riêng thành phố Hà Nội đã có gần 7.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và IM Japan về nước.

Qua thời gian sống và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản gần 5 năm, những lao động này không chỉ có tay nghề cao, am hiểu tâm lý hai quốc gia phát triển, văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa.

Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được, những lao động EPS và IM Japan sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công, hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp.

"Đây chính là những gương mặt điển hình, đại diện cho những người lao động đi làm việc tại nước ngoài trở về, tạo động lực và nguồn cảm hứng cho những lao động trẻ khác noi theo", ông Nam nói.

Cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp kinh nghiệm và trình độ tay nghề

Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong hơn 19 năm triển khai thực hiện các chương trình phi lợi nhuận của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, đến nay đã có 127.407 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và 8.718 lượt người lao động sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo chương trình IM Japan.

Các chương trình đều đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp nâng cao đời sống cho người lao động và gia đình người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động
Người lao động ứng tuyển tìm việc làm tại Hội chợ việc làm.

Những người lao động sau khi hoàn thành các chương trình về nước là lực lượng lao động có kinh nghiệm với nhiều ngành nghề khác nhau, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Hàn, tiếng Nhật, am hiểu văn hóa Hàn Quốc, Nhật Bản, cách thức làm việc của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong số những người lao động đã về nước có nhiều người bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích lũy được đã khởi nghiệp thành công, hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp. Song, cũng còn có nhiều người lao động khác còn gặp khó khăn trong tìm kiếm một việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm.

Do đó, việc tổ chức Ngày hội việc làm dành cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và du học sinh IM Japan của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận khi hết hạn hợp đồng về nước có ý nghĩa hết sức thiết thực.

Đây là cơ hội cho người lao động nói chung cũng như lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước nhanh chóng tìm kiếm được việc làm phù hợp với kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, có thu nhập, ổn định cuộc sống; Đồng thời, nhằm động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Kết nối việc làm cho lao động từng đi xuất khẩu lao động
Người lao động tham gia phỏng vấn tại phiên giao dịch việc làm

Trong hơn 10 năm qua, Trung tâm Lao động ngoài nước đã thường xuyên phối hợp với Văn phòng HRD Korea tại Việt Nam, Văn phòng IM Japan tại Việt Nam, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động tư vấn, hỗ trợ giới thiệu việc làm, kết nối lao động chương trình EPS, thực tập sinh chương trình IM Japan về nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực này.

Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình cho biết: "Người lao động đi làm việc nước ngoài về nước sẽ được 63 trung tâm dịch vụ việc làm trên cả nước tìm kiếm, giới thiệu việc làm phù hợp. Các phiên giao dịch việc làm giúp các bạn trẻ khi về nước không bị bỡ ngỡ, có thể tìm kiếm việc làm tại các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài".

Về chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước, ông Vũ Trọng Bình đánh giá, đây là nguồn nhân lực có kinh nghiệm, góp phần tạo động lực tại địa phương bởi đã được tích lũy kỹ năng trong quá trình làm việc ở nước ngoài...

"Những lao động làm việc ở nước ngoài về nước sẽ tạo ra động lực mới, sự phát triển cho đất nước, gia đình, cá nhân họ", ông Bình nhấn mạnh.

Đọc thêm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm Lao động - Việc làm

Long An: Đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Với quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo nghề và giải quyết việc làm, từ đầu năm đến nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã phối hợp tốt với các ngành, địa phương và các trường đào tạo nghề tập trung thực hiện tốt công tác này; từ đó, góp phần ổn định xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.
Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông Lao động - Việc làm

Sôi nổi ngày hội việc làm dành cho sinh viên báo chí, truyền thông

TTTĐ - Sáng 23/8, trường Cao đẳng Truyền hình tổ chức Ngày hội việc làm thu hút gần 40 cơ quan báo chí, truyền thông, doanh nghiệp với gần 500 sinh viên tham gia.
Giải pháp thoát nghèo bền vững Lao động - Việc làm

Giải pháp thoát nghèo bền vững

TTTĐ - Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế, xóa đói giảm nghèo.
Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá Lao động - Việc làm

Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo động lực bứt phá

TTTĐ - Nguồn nhân lực có chất lượng và kỹ năng nghề có vai trò quan trọng trong phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vì vậy, những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố Lao động - Việc làm

Điều tra tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố

TTTĐ - Theo kế hoạch điều tra năm 2024 về lao động, tiền lương trong doanh nghiệp của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc điều tra sẽ được tiến hành tại 3.400 doanh nghiệp của 18 tỉnh, thành phố, đại diện cho 8 vùng kinh tế của cả nước.
Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù Lao động - Việc làm

Tập trung giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động đặc thù

TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, phát huy các nguồn lực, hỗ trợ vay vốn ưu đãi tạo việc làm, tăng cường kết nối cung - cầu lao động để thêm nhiều nguồn việc làm mới cho người lao động. Nhờ vậy, số lao động được giải quyết việc làm liên tục tăng cao trong những năm gần đây.
Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ Lao động - Việc làm

Miễn phí học nghề, lao động phi chính thức vẫn thờ ơ

TTTĐ - Dù được miễn phí đào tạo nhưng tỉ lệ lao động phi chính thức đăng ký học nghề vẫn rất thấp. Ngoài chính sách chưa đủ hấp dẫn, các chuyên gia cho rằng, cần nâng cao công tác tuyên truyền, đồng thời bổ sung thêm các chế độ hỗ trợ khác để thực sự thu hút người lao động tham gia.
Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 Lao động - Việc làm

Viện Chiến lược và Chính sách y tế thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024

TTTĐ - Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế vừa thông báo tuyển dụng viên chức năm 2024 với số lượng người làm việc ứng với vị trí việc làm cần tuyển là 7 người.
Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin Lao động - Việc làm

Người lao động là “chìa khóa tương lai” của ngành Công nghệ thông tin

TTTĐ - ManpowerGroup – công ty cung cấp giải pháp nhân sự hàng đầu thế giới – ra mắt Báo cáo Thị trường lao động ngành Công nghệ thông tin (CNTT) 2024.
Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi Lao động - Việc làm

Cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/2024/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người có đất thu hồi.
Xem thêm