Tag

Học sinh TP Hồ Chí Minh hiểu hơn về tinh thần đạo học

Giáo dục 25/08/2024 12:21
aa
TTTĐ - Hai ngày qua, rất đông học sinh cấp tiểu học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tề tựu tại trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Quận 3) để tham quan, tìm hiểu triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài”.
Phát huy đạo học, ươm mầm tương lai Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Nơi ươm mầm khát vọng hiền tài Trưng bày di sản văn hóa, tinh hoa đạo học của Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh

Tự hào về cha ông

Đứng chăm chú đọc từng dòng chữ giới thiệu về vua Lý Thánh Tông, em Tôn Nữ Bảo Anh, học sinh lớp 5 trường Nguyễn Thái Sơn, thốt lên: “Cha ông mình giỏi quá!”.

Theo cách giải thích của Bảo Anh, cha ông mình giỏi vì đã nghĩ ra cách để đào tạo nhân tài phục vụ quốc gia. Không có Quốc Tử Giám, nhiều nhân tài sẽ không có cơ hội để cống hiến. “Tinh thần đạo học của Văn Miếu - Quốc Tử Giám được truyền lại đến bây giờ. Con thán phục cha ông của mình”, Bảo Anh nói.

Các em học sinh tìm hiểu về vua Lý Thánh Tông - vị vua sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Các học sinh tìm hiểu về vua Lý Thánh Tông - vị vua sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Hầu hết các học sinh đều có chung cảm nhận không gian triển lãm hay, bổ ích. Những tấm áp phích lớn ghi công đức của các vị vua có công lập nên Văn Miếu - Quốc Tử Giám để lưu truyền qua nghìn năm sau cho con cháu được các em đọc kỹ. Các em đều tự hào về truyền thống hiếu học của cha ông.

Sau khi được hướng dẫn viên đeo hệ thống ảo, gương mặt của Phàng Thượng Tuấn, học sinh lớp 7 trường THCS Lê Quý Đôn (Quận 3, TP Hồ Chí Minh) lộ rõ niềm phấn khích.

“Đẹp lắm chú, hình ảnh 3D sắc nét. Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện lên rõ lắm. Sao cha ông mình ngày xưa có thể xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám đẹp vậy!”, Thượng Tuấn hồ hởi nói…

Phàng Thượng Tuấn thích thú khi xem Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng công nghệ 3D
Em Phàng Thượng Tuấn thích thú khi xem Văn Miếu - Quốc Tử Giám bằng công nghệ 3D

“Từ sáng đến giờ, con được nghe và thấy những điều mà cha ông mình đã làm. Con tự hào lắm! Con sẽ cố gắng noi gương cha ông ngày xưa, cố gắng học tập giỏi. Sau này, con muốn làm kỹ sư để làm được nhiều điều có ý nghĩa hơn”, Tuấn nói với gương mặt rạng ngời.

Giáo dục xưa và nay

Nhiều học sinh tập trung trước một màn hình lớn và đang tương tác với “cụ rùa” công nghệ AI. “Cụ rùa” sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, cung cấp nhiều kiến thức mà các em muốn biết.

Hàng loạt câu hỏi như: Ai sáng lập Văn Miếu - Quốc Tử Giám? Có bao nhiêu tấm bia tại Văn Miếu? Ai là người đầu tiên đậu tiến sĩ?… đều được “cụ rùa” trả lời rõ ràng, rành mạch. Nội dung “cụ” trả lời khiến các em học sinh thích thú, không ngừng đặt câu hỏi.

Nhiều học sinh tập trung trước một màn hình lớn và đang tương tác với “cụ rùa” công nghệ AI
Các em học sinh tương tác với “cụ rùa” công nghệ AI

Ngay giữa sảnh chính của gian triển lãm, mô hình lều chõng trường thi ngày xưa được tái hiện cách điệu bằng những tấm phên tre. Nhiều em bị thu hút nên chui vào để cảm nhận khung cảnh trường thi xưa. Tại đây, các em tỏ ra rất phấn khích vì được thầy cô chụp hình lưu niệm khi ngồi trong lều chõng sĩ tử.

Sau khi chui vào lều ngồi trước bàn gỗ, em Trương Hoàng Trâm Anh, học sinh lớp 4 trường THCS Lương Định Của, không giấu được niềm vui, liên tục tạo dáng khi được thầy cô và nhiều người chụp hình. “Thích quá!”, Trâm Anh vừa nói vừa chui ra khỏi lều để nhường chỗ cho các bạn khác.

Em Trương Hoàng Bảo Trâm tạo dáng khi được vào ngồi trong mô hình lều chõng của sĩ tử năm xưa
Em Trương Hoàng Bảo Trâm tạo dáng khi được vào ngồi trong mô hình lều chõng của sĩ tử năm xưa

Hoạt động triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài” bằng công nghệ hiện đại, những mô hình giáo dục trực quan đã giúp các em học sinh vui thích và dễ tiếp nhận. Tinh thần đạo học Việt Nam được truyền đến các em nhẹ nhàng nhưng thấm sâu.

Hầu hết các em khi nói về cảm nhận của mình đều tự hào với truyền thống hiếu học của cha ông. Các em cũng tự nhủ lòng sẽ cố gắng noi theo những tấm gương hiếu học nghìn đời ấy.

các em học sinh vui thích trước mô hình tái hiện trường thi năm xưa
Các học sinh phấn khích trước mô hình tái hiện trường thi năm xưa

Triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Ươm mầm khát vọng hiền tài” nằm trong khuôn khổ chương trình "Những ngày Hà Nội tại TP Hồ Chí Minh" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Chương trình được tổ chức từ ngày 23 - 25/8 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1 và một số điểm trên địa bàn thành phố.

20h tối nay 25/8, lễ bế mạc sẽ được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Đại học Luật – Đại học Huế nhận Huân chương Lao động hạng Ba Giáo dục

Đại học Luật – Đại học Huế nhận Huân chương Lao động hạng Ba

TTTĐ - Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập (2015 - 2025), 68 năm hình thành và phát triển (1957 - 2025), trường Đại học Luật - Đại học Huế đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh của học sinh Gen Z, Gen Alpha Giáo dục

Nâng cao hiệu quả học tiếng Anh của học sinh Gen Z, Gen Alpha

TTTĐ - Chương trình tập huấn "Nâng cao hiệu quả dạy-học tiếng Anh bằng tư duy Linearthinking" đã mang đến hàng loạt trải nghiệm, cơ hội thực hành những ý tưởng mới thông qua việc thực hành giảng dạy, góp phần cải thiện kết quả học ngoại ngữ của học sinh.
6 điểm đăng ký thi tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình cũ Giáo dục

6 điểm đăng ký thi tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình cũ

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã bố trí 6 điểm tiếp nhận phiếu đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dành cho thí sinh theo học chương trình cũ (Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Bước chạy yêu thương gây quỹ “Sưởi ấm con chữ vùng cao” Giáo dục

Bước chạy yêu thương gây quỹ “Sưởi ấm con chữ vùng cao”

TTTĐ - Ngày 13/4, Hệ thống giáo dục Everest Schools đã tổ chức hoạt động thể thao Everest Family Day 2025 với sự tham gia của gần 1.200 vận động viên không chuyên, bao gồm học sinh, phụ huynh và giáo viên.
Bật mí chiến thuật "thi là đỗ" cùng chuyên gia tuyển sinh Giáo dục

Bật mí chiến thuật "thi là đỗ" cùng chuyên gia tuyển sinh

TTTĐ - Chỉ còn chưa đầy 3 tháng nữa, “cuộc đua lớn” mang tên kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh đại học sẽ chính thức bắt đầu. Đặc biệt, kỳ thi năm nay có nhiều điều mới khi được tổ chức theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, một chương trình được xem là “lột xác” cả về cách dạy lẫn cách đánh giá học sinh. Các chuyên gia đã bật mí làm thế nào để "thi là đỗ".
Chuẩn bị hành trang cho kỳ thi vào lớp 10 THPT Giáo dục

Chuẩn bị hành trang cho kỳ thi vào lớp 10 THPT

TTTĐ - Mùa tuyển sinh năm học 2025 - 2026 là năm đầu tiên lứa học sinh lớp 9 sẽ trải qua kỳ thi vào lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018. Đây là thời điểm mang tính bước ngoặt với phụ huynh, học sinh trong việc đưa ra lựa chọn vào ngôi trường THPT mà mình ao ước.
Bỏ hình thức xét tuyển sớm: Gen Z làm gì để không... lạc đường? Giáo dục

Bỏ hình thức xét tuyển sớm: Gen Z làm gì để không... lạc đường?

TTTĐ - Việc Bộ GD&ĐT chính thức bỏ hình thức xét tuyển sớm trong kỳ tuyển sinh 2025 đang khiến nhiều học sinh lớp 12 hoang mang, lo lắng. Theo các chuyên gia, thay đổi này không làm giảm cơ hội vào đại học mà còn giúp thí sinh tập trung hơn cho kỳ thi tốt nghiệp, đây là yếu tố then chốt quyết định cánh cửa đại học.
6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ Giáo dục

6 điểm tiếp nhận đăng ký thi tốt nghiệp THPT theo chương trình cũ

TTTĐ - Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh chưa tốt nghiệp THPT từ năm 2024 trở về trước có thể đến 6 địa điểm ở Hà Nội để đăng ký thi.
Thắp sáng đam mê ngoại ngữ cho học sinh từ bậc Tiểu học Giáo dục

Thắp sáng đam mê ngoại ngữ cho học sinh từ bậc Tiểu học

TTTĐ - Sáng 12/4, tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã diễn ra Lễ Tổng kết và trao giải cuộc thi Olympic Tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học năm học 2024-2025. Chương trình do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với tổ chức giáo dục Language Link Việt Nam tổ chức.
Hành trang lý tưởng cho xu hướng nghề nghiệp tương lai Giáo dục

Hành trang lý tưởng cho xu hướng nghề nghiệp tương lai

TTTĐ - Tại chương trình "Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025". Các chuyên gia cho rằng, thành công hay không do nỗ lực bản thân của mỗi học sinh. Điều quan trọng, các em phải hiểu thế mạnh bản thân để chọn nghề đúng đắn.
Xem thêm