Tag

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè

Chung tay vì an toàn thực phẩm 01/06/2023 20:14
aa
TTTĐ - Mùa hè, "thị trường" nước giải nhiệt sôi động với nhiều sản phẩm khác nhau. Trong đó, nước ép trái cây, rau củ tươi được lựa chọn nhiều hơn cả, bởi sự đa dạng, giá cả phải chăng và cả tính năng giải khát, làm đẹp của những sản phẩm này. Tuy nhiên, việc người dân lựa chọn mua tại các xe di động, quán vỉa hè đang tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phụ gia "phù phép" nước giải khát sinh tố từ hoa quả dập thối Cách chọn đồ uống giải khát mùa hè đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đắt hàng nhờ rẻ và tiện

Từ sáng sớm tới chiều muộn, các quán nước ép trên phố Nguyễn Khắc Cần (phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn hoạt động hết công suất. Gọi là “quán” nhưng thực tế mọi hoạt động diễn ra ngay trên vỉa hè, với những chiếc máy ép nhỏ cùng thùng xốp đã được đổ đầy đá. Cam, cóc, ổi, dứa, dưa hấu... sau khi được ép xong sẽ cho vào mỗi chai có dung tích 350ml-500ml và để vào thùng đá, bán với giá chỉ 15-25 nghìn đồng tùy loại. Ngoài nước ép hoa quả, các quán này còn có cả nước ép cần tây, rau má... sẵn sàng phối vị theo nhu cầu chị em.

Là khách quen của các quán nước ép này, mỗi ngày chị Nguyễn Thị Thủy (phố Lý Thường Kiệt) đều đặn mua 1-2 chai ép hoa quả. Thời điểm cần detox, giảm cân chị thay bằng cần tây. “Tôi thấy rất tiện và rẻ, lại đa dạng sự lựa chọn. Mua về nhà làm vừa lích kích, vừa mất thời gian. Hôm nào cần mua nhiều, tôi còn có thể gọi ship tận nơi”- chị Thủy cho hay.

Những ngày này, trên phố An Trạch (quận Đống Đa), những xe hàng rong chở đầy cam sành cùng những chai nước ép màu sắc rực rỡ được bày bán la liệt trên phố, khách mua tấp nập. Anh Trần Văn Tú (quê ở Hưng Yên) chủ một xe cam cho biết: “Vắt cam đóng chai như này bán chạy hơn. Trung bình, mỗi ngày tôi vắt khoảng 150 chai nước cam, ngày nắng nóng có thể lên đến hơn 200 chai”.

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè
Những chai nước ép với giá 15-20 nghìn đồng đang rất hút khách mùa nắng nóng

Đứng mua một 2 chai nước ép cam với giá 15.000 đồng/chai, chị Vũ Thị Kim Thoa chia sẻ, cam chính vụ ngọt thơm ngon mà giá lại rẻ. Mua một chai cam ép nguyên chất 0,5 lít này giá chỉ 15.000 đồng, trong khi mua chai nước ngọt công nghiệp cũng đã 10.000 đồng. Thế nên, dạo này trên đường đi làm về ngày nào tôi cũng mua 1 lít nước cam về để tối ăn cơm xong mỗi người thưởng thức một ly nước ép vừa ngon vừa bổ, giá lại bình dân.

Dù khá hài lòng vì sự tiện lợi của các loại nước ép này, song nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về chất lượng bởi hoa quả khi chưa ép có thể dễ dàng phát hiện những dấu hiệu hỏng nhưng khi đưa vào ép hoàn toàn có thể tận dụng được nhiều quả không còn tươi ngon mà thành phẩm thì vẫn rất đẹp mắt.

Khá e dè khi nhìn hoa quả được ép ngay trên vỉa hè và dưới trời nắng nóng, chị Lê Thị Quỳnh Trang (phố Ngô Quyền) cho biết: “Chủ quán luôn khẳng định không có đồ làm sẵn, hoàn toàn là đồ vừa làm xong. Tuy nhiên có lần tôi mua thử một chai nước rau má và uống thấy có sạn nên không dám uống lại. Đồng ý là đồ làm ngay nhưng khâu vệ sinh hoa quả, máy ép hay chai lọ thì không thể bằng ở nhà”.

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè
Hoa quả được ép ngay trên vỉa hè và dưới trời nắng nóng

Dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa

Theo quan sát của PV, hầu hết tại các quán nước ép vỉa hè những chiếc máy ép được người bán hàng sử dụng liên tục và không được lau rửa. Thông thường, các loại máy ép nếu sau khi dùng xong mà không lau rửa ngay thì cối máy sẽ có mùi chua rất khó chịu và nếu dùng trong cả ngày sẽ khiến cho chất lượng sản phẩm không đảm bảo, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi đó, tại các xe đẩy, những người bán cam vô tư để máy vắt cam xuống vỉa hè và không màng đến sự mất vệ sinh xung quanh.

Theo một chuyên gia y tế, quy trình ép, pha chế nước trái cây dù là trái cây tươi ngon, đảm bảo an toàn nhưng môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc sau khi uống. Đó còn chưa kể tới việc bảo quản không đúng cách, để lâu ngày khi uống dễ mắc nhiều bệnh về tiêu hóa; Máy ép trái cây nếu không được rửa sạch, xử lý kỹ là môi trường sinh ra nấm, vi sinh nguy hiểm cho đường ruột.

Ngoài ra, các loại nước ép không rõ nguồn gốc còn có khả năng có thể gây ra ngộ độc bởi các nguyên liệu pha chế thêm; Nếu dùng lâu dài có thể gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

Trong khi đó, hầu hết các hoạt động kinh doanh giải khát tự phát hiện nay chưa có sự quản lý, kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt, thường xuyên từ ngành chức năng nên nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm rất dễ xảy ra. Vì vậy, ngành chức năng cần có những biện pháp đồng bộ, thường xuyên để kiểm tra, giám sát vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm tại hệ thống quán vỉa hè. Mỗi khách hàng cũng nên có sự lựa chọn sáng suốt thực phẩm giải khát để bảo đảm sức khỏe cho bản thân và gia đình trong dịp hè.

Hiểm họa từ nước giải khát vỉa hè
Nhiều thực khách e dè khi nhìn thấy cảnh này đằng sau những chai nước ép

Chuyên gia ẩm thực Nguyễn Thanh Uyên (Giảng viên trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa) chia sẻ một số bí quyết lựa chọn các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ tươi. Theo đó, người tiêu dùng nên lựa chọn các thương hiệu nước ép trái cây có uy tín, có cửa hàng/đại lý cố định, có chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để sử dụng; Không nên mua các loại nước ép đóng sẵn vào các chai bởi sẽ khó kiểm soát được chất lượng trái cây đầu vào cũng như các loại phụ gia cửa hàng cho thêm để tăng hương vị, màu sắc cho nước ép.

Người tiêu dùng cũng nên yêu cầu cửa hàng ép nước trái cây, rau củ tươi ngay trước mặt để có thể kiểm soát chất lượng sản phẩm; Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn của các loại chai, ly đựng nước; Nếu có thể, nên mang theo các loại dụng cụ đựng của riêng mình để đảm bảo vệ sinh khi mang đi và góp phần hạn chế rác thải nhựa ra môi trường.

Đọc thêm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 1: Liên tiếp thu giữ các sản phẩm“nhiều không”

TTTĐ - Càng gần đến dịp Trung thu, thị trường các sản phẩm bánh kẹo, bánh Trung thu càng tiêu thụ mạnh, sức mua cũng tăng lên nhanh chóng. Lực lượng chức năng cũng kịp thời truy xuất, thu hồi các sản phẩm không bảo đảm vệ sinh ATTP, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên địa bàn.
Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm hàng cứu trợ vùng bão lũ

TTTĐ - Sở Y tế giao cho Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thực hiện biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các thực phẩm tài trợ, hỗ trợ, ủng hộ… cho Nhân dân trong vùng lụt bão.
Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ ngộ độc vì tích trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh

TTTĐ - Cuối tuần vừa qua, hàng nghìn người dân Hà Nội đổ xô tới các siêu thị, chợ dân sinh mua nhu yếu phẩm, rau củ quả, thịt tươi sống tích trữ trước bão Yagi (bão số 3).
Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ từ những nguyên liệu làm bánh Trung thu kém chất lượng

TTTĐ - Dù việc sản xuất kinh doanh bánh Trung thu handmade mang tính thời vụ, chỉ kéo dài trong khoảng hơn 1 tháng nhưng vấn đề an toàn thực phẩm được người tiêu dùng đặt lên hàng đầu.
Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thực phẩm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt Chung tay vì an toàn thực phẩm

Những lưu ý để đảm bảo an toàn thực phẩm trong lũ lụt

TTTĐ - Lũ trên sông Hồng ở Hà Nội vượt báo động 2 khiến Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Bắc bị ảnh hưởng nặng nề. Lúc 0 giờ ngày 11/9, mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,54m, trên báo động 2 là 0,04m. Mưa lụt là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân cần chú ý những điều sau:
Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hỗ trợ người dân nhu yếu phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm mùa mưa lũ

TTTĐ - Nhằm đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch bệnh, quản lý chất thải sau bão số 3 và mưa lũ năm 2024, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 4301/SYT-NVY ngày 9/9/2024 gửi các đơn vị y tế trong và ngoài công lập trực thuộc để triển khai thực hiện.
Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiễm liên cầu lợn, suy đa tạng do ăn tiết canh "giải đen"

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một nam bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh.
Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo nước sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm trước nguy cơ lũ

TTTĐ - Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế về công tác đáp ứng y tế trong ứng phó cơn bão số 3, các đơn vị y tế tiếp tục tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa bão, lũ lụt
Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3 Sức khỏe

Đau đầu giải quyết thức ăn tích trữ sau cơn bão số 3

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của cơn bão số 3, không ít người dân Thủ đô đã tích trữ quá nhiều thực phẩm. Thêm vào đó nhiều khu vực bị mất điện đột ngột, nhiều bà nội trợ lo lắng thức ăn bảo quản trong tủ lạnh khi mất điện dễ mất vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Xem thêm