Tag

Hạn chế phát triển tự phát “theo vết dầu loang”

Đô thị 21/11/2023 11:03
aa
TTTĐ - Hà Nội cần phát triển vùng đô thị lớn theo cấu trúc đa trung tâm theo mô hình đa cực; phát triển tập trung theo khu vực, hành lang, hạn chế phát triển lan tỏa tự phát “theo vết dầu loang” giữa đô thị và nông thôn.
Luật Thủ đô cần quan tâm hơn đến phát triển du lịch, văn hóa Hướng phát triển bền vững trong lĩnh vực lưu trú du lịch Phương án quy hoạch Thủ đô xoay quanh 5 trụ cột phát triển

Tham luận tại Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực hiện Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”, GS.TS Hoàng Văn Cường, nguyên Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, đại diện liên danh thư vấn đã làm rõ một số nội dung chủ yếu của quy hoạch Thủ đô.

Hạn chế phát triển lan tỏa tự phát “theo vết dầu loang”
GS.TS Hoàng Văn Cường tham luận tại hội thảo

Phát triển vùng đô thị theo cấu trúc đa trung tâm, mô hình đa cực

GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của Thủ đô cho sự phát triển toàn diện, bền vững của Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, không chỉ có ý nghĩ làm căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng đối với quản lý Nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển Thủ đô, mà là kim chỉ Nam để phát triển Hà Nội thành trung tâm động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, cực tăng trưởng của Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), tạo ra sự lan tỏa trong phát triển vùng, liên vùng và cả nước.

Làm rõ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn, GS. TS Hoàng Văn Cường cho rằng: Cần phát triển vùng đô thị lớn theo cấu trúc đa trung tâm theo mô hình đa cực; phát triển tập trung theo khu vực, hành lang, hạn chế phát triển lan tỏa tự phát “theo vết dầu loang” giữa đô thị và nông thôn.

Cùng với đó, phát triển vành đai đô thị đồng bộ, hiện đại theo mô hình TOD xung quanh đô thị lịch sử để thu hút nhu cầu phát triển dân số, lao động; kết hợp hài hòa giữa cấu trúc không gian với cấu trúc giao thông, cấu trúc tự nhiên và mạng lưới trung tâm chức năng đô thị tạo mạng đô thị nông thôn đặc trưng; kiểm soát chặt việc phát triển mở rộng các điểm dân cư nông thôn nằm trong hành lang xanh.

TP cần hình thành các trung tâm chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế để tạo nên động lực cho các khu vực phát triển đô thị mở rộng.

Các trung tâm cấp quốc gia nằm phía Nam sông Hồng, các trung tâm chức năng quốc tế nằm phía Bắc sông Hồng. Trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia ở khu vực Ba Đình; trung tâm TP Hà Nội tiếp tục giữ tại khu vực Hồ Gươm. Cùng với đó, TP phát triển các trung tâm khoa học công nghệ, dịch vụ quốc tế, tài chính quốc tế, đổi mới sáng tạo… để tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển lan tỏa vùng và quốc gia.

Đồng thời, TP phải dự trữ không gian để phát triển các chức năng, trung tâm mới trong tương lai tại phía Tây và phía Bắc. Hệ thống đô thị được quy hoạch phát triển theo mô hình đô thị thông minh bền vững với các khu vực đô thị nén tập trung theo mô hình TOD và các đô thị sinh thái tại khu vực ngoại thành. TP xây dựng phát triển trục sông Hồng trở thành trung tâm, biểu tượng của vùng đô thị Hà Nội trong tương lai.

Trong phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn, GS. TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh, cần phát triển hài hòa hệ thống đô thị và nông thôn, thúc đẩy phát triển lan tỏa và liên kết vùng.

Trong đó, TP phát triển hệ thống đô thị theo các mô hình đô thị trung tâm, trục đô thị hướng tâm, chùm đô thị là trung tâm vùng và tiểu vùng kết nối với đô thị trung tâm.

Tại mỗi khu vực phát triển đô thị, bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kinh tế xã hội đồng bộ, hiện đại, đáp ứng nhu cầu giao thông, tiếp cận tốt nhất các dịch vụ xã hội; nhất là yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dịch vụ giáo dục có chất lượng. Mỗi khu vực TP đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa phù hợp với điều kiện phát triển hạ tầng, gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân...

Cùng đó, TP cải tạo, tái thiết khu vực nội đô, các khu vực đô thị hiện hữu; phân loại đô thị hiện hữu thành các khu vực: Giữ lại chỉnh trang; khu vực cải tạo bổ sung hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu vực chuyển đổi, tái thiết đô thị như các khu tập thể cũ, các khu sản xuất chuyển đổi, khu nhà ở tự xây không đảm bảo an toàn, không phù hợp các tiêu chí đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại, theo hình thức và lộ trình phù hợp.

Hà Nội cần áp dụng mô hình phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng (TOD) tại các khu vực có quy hoạch ga đường sắt đô thị; có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với người dân khi thực hiện các mô hình cải tạo, chỉnh trang đô thị.

Trong phát triển đô thị, TP thực hiện bảo tồn phát huy các giá trị của các khu vực Hoàng thành Thăng Long, phố cổ, phố cũ, di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái và các khu vực quy hoạch kiến trúc có giá trị; tái thiết đô thị các khu tập thể cũ, khu dân cư đô thị hóa tự phát, các khu vực làng xóm đô thị hóa; kiểm soát hài hòa giữa xây dựng mới, xây dựng cải tạo và bảo tồn các khu vực có giá trị. ...

Hạn chế phát triển lan tỏa tự phát “theo vết dầu loang”
GS.TS Hoàng Văn Cường tham luận tại hội thảo

Tổ chức khu vực nông thôn

Quy hoạch Thủ đô cũng xác định định hướng phát triển đô thị nông thôn theo nguyên tắc bảo tồn không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên của khu vực; bảo tồn các di sản, làng nghề, làng truyền thống, các di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan tự nhiên; thu hút phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, sinh thái, bảo đảm điều kiện môi trường.

TP áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, hạ tầng xanh; phát triển các đô thị tập trung tại đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái để thu hút các nhu cầu phát triển đô thị hóa, tăng dân cư tại khu vực; phát triển mạng lưới đô thị nông thôn thấp tầng, mật độ thấp trong vùng hành lang xanh; kiểm soát phát triển mở rộng, hoàn thiện (không gian, hạ tầng, dịch vụ) các điểm dân cư nông thôn.

Quy hoạch Thủ đô phát triển mạng lưới giao thông kết nối Bắc - Nam, Đông - Tây; kết nối vào đô thị trung tâm và các địa phương lân cận để mở rộng không gian phát triển.

Khu vực đô thị nông thôn phía Nam Thủ đô, gồm các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức: Trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh hiện đại; là trung tâm đầu mối logistics lớn của vùng Thủ đô kết nối khu vực phía Nam; trung tâm công nghiệp hỗ trợ vận tải, phân phối và công nghiệp đường sắt; trung tâm du lịch tín ngưỡng trên tuyến du lịch tín ngưỡng kết nối với Hà Nam và Ninh Bình, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng trên vùng hồ nước. Khu vực phía Nam hình thành vùng đô thị sân bay khi xây dựng sân bay thứ hai trên địa bàn Thủ đô.

GS.TS Hoàng Văn Cường cũng cho rằng, TP cần tổ chức "lãnh thổ" khu vực nông thôn để xây dựng thành công nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh kết nối đồng bộ với quy hoạch đô thị, khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên vùng nông thôn kết hợp gìn giữ được giá trị văn hóa khu vực đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh đó, khu vực này cần phát triển các mô hình nông thôn phù hợp với các vùng nông thôn và vùng bị ảnh hướng, tác động của đô thị hóa. “Đối với khu vực nông thôn đô thị hóa, bảo vệ và kiểm soát các công trình, không gian, hạ tầng có giá trị; phát triển hài hòa giữa làng xóm và đô thị hóa lân cận theo các tiêu chuẩn thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn đô thị; kiểm soát chặt về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mật độ xây dựng, chiều cao công trình”, GS. TS Hoàng Văn Cường cho biết.

Đối với khu vực không bị đô thị hóa cần xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn đồng bộ, hiện đại, gắn kết với mạng lưới hạ tầng của vùng; giải quyết các vấn đề môi trường nông thôn kết hợp các phương thức tự nhiên kết hợp với xử lý tập trung hiện đại; bảo vệ các kiến trúc nông thôn xưa, giãn mật độ xây dựng mới sang các khu vực phát triển mở rộng.

Đọc thêm

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông Đô thị

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

TTTĐ - Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ; tổng rà soát các “điểm đen”, "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh Đô thị

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

TTTĐ - Sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 là Đông Triều cùng với các thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Xem thêm