Tag

Cảnh báo bệnh liên cầu lợn dịp Tết

Tin Y tế 19/01/2023 15:39
aa
TTTĐ - Bệnh liên cầu khuẩn lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng thường gia tăng vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch bởi trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn Tết.
Bán cơm, nội trợ cũng dễ mắc... liên cầu lợn Ăn tiết canh, 3 người mắc liên cầu lợn trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ăn tiết canh trong dịp Tết, 3 người mắc liên cầu lợn Bệnh liên cầu lợn "ngấp ghé" trong dịp Tết, thực phẩm cần tránh xa

Ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm liên cầu lợn

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, cuối tháng 12 vừa qua, trên địa bàn Thủ đô vừa ghi nhận một trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây là ca mắc liên cầu lợn thứ 4 ghi nhận trong năm 2022 (tăng 3 ca so với cùng kỳ 2021).

Cụ thể, trường hợp này là người đàn ông 59 tuổi, sống tại phường Hà Cầu (quận Hà Đông, Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện Quân y 103 thăm khám, trong tình trạng sốt cao (39 - 40 độ C), yếu nửa người phải, mệt mỏi.

Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung.
Bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Tại bệnh viện, bệnh nhân được xác định vẫn tỉnh táo nhưng tiếp xúc chậm, cứng gáy, yếu nửa người phải. Kết quả chụp cắt lớp vi tính não phát hiện có hình ảnh nhồi máu não vùng nhân bèo phải.

Kết quả nuôi cấy dịch não tủy dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn).

Trước đó, trên địa bàn TP cũng đã ghi nhận 1 bệnh nhân nam (60 tuổi) ở Giáp Ngọ, Chúc Sơn, Chương Mỹ mắc liên cầu khuẩn lợn. Hàng ngày bệnh nhân là người thường xuyên nấu ăn trong gia đình. Trong vòng 14 ngày trước khởi phát bệnh nhân không ăn lòng lợn, tiết canh, không tham gia giết mổ lợn, gia đình không chăn nuôi lợn.

Ngày 2/9, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt cao, đau đầu, đau mỏi toàn thân, không nôn, chưa điều trị gì. Đến 21 giờ ngày 3/9, bệnh nhân kích động, khó tiếp xúc, nằm tư thế cò súng, cứng gáy, được gia đình đưa vào Bệnh viện (BV) Quân y 103, kết quả xét nghiệm dương tính Streptococcus suis (liên cầu khuẩn lợn) ngày 8/9/2022.

Bệnh liên cầu lợn thường có xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Trong thời gian này, nhiều gia đình mổ lợn để liên hoan tổng kết cuối năm, ăn Tết, có nơi còn có tập tục ăn tiết canh hoặc các sản phẩm tái, sống để gặp may mắn.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn lây truyền qua các tổn thương, trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín. Do đó, không chỉ ăn tiết canh mà ngay cả khi giết mổ, chế biến lợn không tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn, cũng có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn.

Nhiễm khuẩn liên cầu lợn có nhiều thể bệnh nhưng có 2 thể chính là: Thể nhiễm trùng huyết và viêm màng não.

Với thể nhiễm trùng huyết, bệnh sẽ diễn biến rất nhanh và nặng. Bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa cơ quan. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Thể thứ hai là viêm màng não, thường tiên lượng điều trị sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ có những biến chứng về lâu dài như liệt, các di chứng về mặt thần kinh.

Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt.

Khuyến cáo phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế.

Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể tới 7%.

Ăn tiết canh sống là một trong những nguyên nhân gây nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Ăn tiết canh sống là một trong những nguyên nhân gây nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Cũng theo các chuyên gia, nhiều người dân có quan niệm lợn của nhà nuôi rất sạch, không bị nhiễm bệnh nên có thể đánh tiết canh để ăn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm.

Lợn nuôi sạch không đồng nghĩa với vi khuẩn gây bệnh không tồn tại trong lợn. Liên cầu khuẩn lợn đôi khi không gây bệnh trên con vật, nhưng có thể gây bệnh với người có sức đề kháng kém

Để phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên ăn tiết canh, nội tạng lợn và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín…; Không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Tiêu huỷ lợn bệnh, lợn chết theo đúng quy định. Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Người có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn như: Sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Đọc thêm

Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe Tin Y tế

Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đón tiếp phái đoàn Giáo dục và Đào tạo Nghề (VET) Australia đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.
Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần Tin Y tế

Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc và áp dụng không đúng cách, đúng liều lượng bài thuốc cổ truyền.
Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường Tin Y tế

Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thuốc giả Cefixim 200, trong đó đề nghị phối hợp với các cơ quan điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm...
Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi nhiều loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 3 văn bản thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng.
Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Quận Cầu Giấy tăng cường phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Thời gian qua, quận Cầu Giấy (Hà Nội) luôn tích cực triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người dân trong việc phối hợp với ngành Y tế trong phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.
Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội tổ chức đợt cao điểm phòng, chống sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 19 - 26/7) toàn thành phố ghi nhận 125 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh Tin Y tế

Nâng cao chỉ số hài lòng trong dịch vụ khám chữa bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch 3419/KH-SYT về nâng cao chỉ số hài lòng của người dân đối với chất lượng, dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động Tin Y tế

Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị đình chỉ hoạt động

TTTĐ - Bệnh viện thẩm mỹ Korean Star - Sao Hàn bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 107 triệu đồng và tước giấy phép hoạt động 2 tháng vì dính hàng loạt vi phạm.
Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+ Tin Y tế

Làm rõ các quảng cáo thiếu cơ sở khoa học liên quan đến NAD+

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện nay, trên các website và mạng xã hội xuất hiện nhiều quảng cáo trái phép liên quan đến NAD+ (Nicotinamide Adenine Dinucleotide) hoàn toàn thiếu bằng chứng khoa học về tác dụng chống lão hóa, tăng cường năng lượng, sức khỏe, sắc đẹp… Sản phẩm này chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam, cũng không có trong bất cứ hướng dẫn điều trị nào của Bộ Y tế.
Bộ Y tế khen ngợi bác sĩ hỗ trợ cứu cháu bé đuối nước Tin Y tế

Bộ Y tế khen ngợi bác sĩ hỗ trợ cứu cháu bé đuối nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa có thư khen ngợi BS Phan Nhân Hậu, Trưởng Khoa Ngoại - Gây mê hồi sức, Bệnh viện đa khoa Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Xem thêm