Hà Nội xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng để phát triển bền vững
Giá trị văn hóa Hà Nội tỏa sáng trong triển lãm “Du lịch qua các miền Di sản văn hóa Việt Nam năm 2020” |
Cùng dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong.
Tham dự còn có ông Michael Croft - Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam; Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Các giáo sư, phó giáo sư, các nhà sử học; Đại diện các Sở, ban, ngành thành phố…
Quang cảnh buổi làm việc |
Phát huy giá trị kép của các di tích
Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Hà Nội là trung tâm chính trị hành chính Quốc gia, trung tâm lớn của cả nước về giáo dục, y tế… là TP ngàn năm văn hiến, TP vì hòa bình, TP sáng tạo của UNESCO…
Bởi vậy, các nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP các thời kỳ hết sức coi trọng việc xây dựng văn hóa, con người Hà Nội. Đặc biệt, tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII, Đảng bộ TP Hà Nội đã nhấn mạnh yêu cầu phát huy giá trị văn hóa, coi đây là nguồn lực nội sinh quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của Thủ đô.
Nhấn mạnh vai trò của Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và giá trị của 2 khu di tích Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị tạo chuyển động căn bản về phát triển các giá trị văn hóa Thủ đô trong những năm tới, tương xứng với tầm vóc, giá trị của các di tích trên địa bàn.
Đặc biệt, hướng tới xây dựng Hoàng thành Thăng Long là công viên di sản, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ yêu cầu các đại biểu hiến kế phát huy "giá trị kép" của khu di tích - vừa bảo tồn, vừa phát triển giá trị văn hóa.
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ phát biểu mở đầu buổi làm việc |
Bí thư Thành ủy cũng yêu cầu các đại biểu tập trung, làm sáng tỏ việc nhất thể hóa quản lý khu di sản, trách nhiệm của Trung ương và Hà Nội cũng như tiến độ thực hiện việc này; Đề xuất các giải pháp để phát triển giá trị văn hóa Thủ đô. Bên cạnh đó làm rõ vì sao việc triển khai các dự án đầu tư không đạt tiến độ...
Triển khai 5 dự án bảo tồn hai di sản lớn
Báo cáo với Bí thư Thành ủy, ông Trần Việt Anh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: Trung tâm hiện đang quản lý, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hai khu di tích gồm: Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Cổ Loa.
Từ năm 2015 đến năm 2019, số lượng khách tham quan hai khu di tích tăng bình quân 30%/năm, đến năm 2019 đạt 724.999 lượt. Tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế đạt được những kết quả ấn tượng với 31% năm 2016; 45,2% năm 2018 và 57% năm 2019. Mức tăng trưởng bình quân khách du lịch nội địa ước đạt 15 - 20%.
Để phát huy giá trị di sản, thu hút khách tham quan, hằng năm, thông qua kết quả nghiên cứu, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã phát triển các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù như: Thể nghiệm các nghi lễ truyền thống; Tổ chức các hoạt động tâm linh; Mở rộng quan hệ hợp tác với các chuyên gia trong nước và quốc tế trong công tác đào tạo, tư vấn, hợp tác trao đổi kinh nghiệm; Duy trì hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học thành phố để tư vấn trong công tác quản lý và bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị khu di sản….
Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội Trần Việt Anh báo cáo tại buổi làm việc |
Về việc triển khai các dự án, trước năm 2020, trung tâm thực hiện các dự án cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội và Khu di tích Cổ Loa.
Hiện trung tâm đang thực hiện đầu tư và chuẩn bị đầu tư 5 dự án, trong đó có Dự án bảo tồn nhà tác chiến và từng bước hoàn trả không gian điện Kính Thiên; Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội; Dự án lập quy hoạch chi tiết 1/500 Khu di tích Thành Cổ Loa…
Trong đó, Dự án quy hoạch chi tiết 1/500 Khu di tích thành Cổ Loa việc lập quy hoạch toàn bộ 500ha còn khó khăn, thời gian kéo dài. Dự án tổng thể (thuộc Dự án nhóm A) tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long phải thực hiện lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mất nhiều thời gian trong khi một số dự án thành phần thuộc nhóm B, C có thể triển khai lập dự án ngay và việc phân kỳ đầu tư sẽ phù hợp với điều kiện vừa phục vụ khách tham quan, vừa triển khai dự án.
Ngoài ra việc thực hiện cam kết của Chính phủ với Ủy ban Di sản thế giới về nhất thể hóa quản lý khu di sản vẫn chưa được thực hiện đầy đủ dẫn đến việc nghiên cứu, thực hiện dự án và công tác phát huy giá trị di sản gặp nhiều khó khăn. Lượng khách tham quan và nguồn thu hàng năm chưa tương xứng, sản phẩm du lịch, hoạt động văn hóa phi vật thể chưa phong phú…
Tại buổi làm việc, ông Trần Việt Anh đề xuất TP Hà Nội 3 vấn đề; Trong đó, đối với việc thực hiện chuẩn bị đầu tư các dự án, đề nghị thành phố triển khai các dự án thành phần của Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội theo quy hoạch 1/500 đã được phê duyệt; Đồng ý chủ trương lập dự án đầu tư phục dựng điện Kính Thiên trên cơ sở hồ sơ khảo cổ học, các công trình tương tự và ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia, cộng đồng xã hội; Đồng ý cho phép triển khai các dự án bảo tồn tôn tạo Khu di tích thành Cổ Loa tỷ lệ 1/2.000, khi triển khai dự án thành phần sẽ lập quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 cho từng dự án…
(Tiếp tục cập nhật...)