Tag

Hà Nội: Tăng cường trực 24/24h, ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông

Muôn mặt cuộc sống 11/09/2024 07:26
aa
TTTĐ - Hà Nội tăng cường công tác trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; rà soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra...
Hà Nội: Báo động lũ cấp II trên sông Hồng trong đêm
Lực lượng chức năng vận động người dân di dời để bảo đảm an toàn.
Lực lượng chức năng Hà Nội vận động người dân di dời để bảo đảm an toàn

Ban Cán sự Đảng UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo số 144-BC/BCSĐ về công tác khắc phục hậu quả bão số 3.

Sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông

Theo đó, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố từ đầu đợt thiên tai, trong ngày 9/9/2024 và 10/9/2024, đã có nhiều nội dung chỉ đạo được thực hiện:

Chiều ngày 9/9/2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ứng phó với mưa lớn. UBND thành phố ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 9/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông và Công điện số 14/CĐ-UBND ngày 10/9/2024 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Trong ngày 9-10/9/2024, các đồng chí Thường trực Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo HĐND, UBND thành phố đã trực tiếp đi kiểm tra tại nhiều địa bàn và có những chỉ đạo thực chất, kịp thời trên thực địa.

Trưa ngày 10/9/2024, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã dự cuộc họp trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng tại các tỉnh phía Bắc.

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo vận hành đóng, mở các cửa xả hồ thủy điện thượng lưu (hiện tại hồ Hoà Bình mở 1 cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 6 cửa xả đáy; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT đã kịp thời triển khai, ban hành các văn bản về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ (các văn bản số 2835/SNN-TLPCTT và số 2840/SNN-TLPCTT ngày 9/9/2024, số 162/BCH và số 2852/SNN-TLPCTT ngày 10/9/2024,…)

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả với bão số 3 và sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Các địa phương, đơn vị thường xuyên được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ, lãnh đạo UBND và Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc theo phân công.

Ngoài các nội dung, hoạt động tích cực khắc phục hậu quả của bão số 3; ngay khi nhận được các bản tin dự báo, cảnh báo lũ và các chỉ đạo của Trung ương và thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, rà soát, cập nhật các phương án phòng, chống lũ và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó mưa, lũ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều

Hà Nội tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.

Các địa phương, sở, ngành, đơn vị tăng cường công tác trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ; rà soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Hà Nội thường xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về việc xả lũ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn, lũ lớn trên các tuyến sông; thông báo liên tục cho người dân ở những vùng thấp, trũng có khả năng bị ngập hoặc có nguy cơ bị sạt lở biết để chủ động phòng tránh; không để người dân đến những khu vực bị ngập, có nguy cơ sạt lở; chủ động rà soát, sẵn sàng các phương án sơ tán người dân, di chuyển tài sản đến nơi an toàn khi cần thiết; xác định các khu vực nguy hiểm, khu vực có địa hình trũng, thấp dễ xảy ra ngập sâu, cô lập, khu vực sát bờ sông, nguy cơ sạt lở nguy hiểm, khu vực bãi giữa sông Hồng, lên danh sách các hộ dân cần sơ tán.

TP chuẩn bị các điểm sơ tán an toàn, đảm bảo đủ chỗ ở, lương thực, nước uống, thuốc men cho người dân; hướng dẫn người dân nắm rõ quy trình, thao tác khi có lệnh sơ tán; kiên quyết triển khai phương án sơ tán, đảm bảo an toàn đối với người dân; phân công cán bộ phụ trách từng khu vực, hộ gia đình cần sơ tán, đảm bảo không bỏ sót người dân.

TP yêu cầu chủ đầu tư các công trình đang thi công trên sông, ven sông, các chủ phương tiện vận tải thủy chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình; rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp nơi bãi sông…; chủ động thu hoạch hoa màu ở những vùng bãi thấp, trũng có nguy cơ bị ngập lũ.

Các đơn vị chức năng thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và Nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện.

Thành phố tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra; thực hiện nghiêm công tác tuần tra, canh gác bảo vệ đê điều trong mùa lũ theo đúng quy định của Luật Đê điều và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009.

Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tăng cường triển khai các hoạt động ứng trực; rà soát kế hoach, phương án; kiểm tra đảm bảo an toàn cho các trọng điểm, xung yếu và các đối tượng dễ bị tổn thương. Đặc biệt là công tác tuần tra, canh gác; rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ khác, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả.

Đọc thêm

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14% Nhịp sống phương Nam

Hậu Giang: 8 tháng đầu tư phát triển tăng gần 14%

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang nổi bật trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long về tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy phát triển nên trong 8 tháng đầu năm 2024 có tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,38% so với cùng kỳ năm trước.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên

TTTĐ - Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Vinamilk cùng trẻ em đón Trung thu sau những ngày bão lũ

TTTĐ - Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm Xã hội

Tăng cường kiểm tra công vụ, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu, các ban, sở, ngành, địa phương cần nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, bảo đảm kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; kiên quyết chấn chỉnh, khắc phục tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão Xã hội

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão

TTTĐ - Sáng 18/9, lực lượng Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi hơn 1.880 phương tiện tàu thuyền, với 10.685 lao động hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú tránh bão an toàn.
Xem thêm