Tag

Hà Nội quyết liệt, tăng tốc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19

Xã hội 31/12/2021 21:46
aa
TTTĐ - Nhằm củng cố, tăng cường hệ miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho người dân sinh sống, học tập và lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đã triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại cho người dân; Đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch.
Tuổi trẻ thị xã Sơn Tây xung kích, sáng tạo, sẵn sàng cùng Thủ đô chống dịch Gặp gỡ những người trẻ nơi tiền tuyến chống dịch COVID-19 Giới trẻ với hoạt động đón năm mới an toàn mùa dịch Thông tin nổi bật về phòng chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh

Triển khai tiêm liều vắc xin COVID-19 bổ sung và nhắc lại

​Tại quận Hà Đông, hiện nay tình hình dịch COVID-19 cũng có những diễn biến phức tạp. Toàn quận vẫn ở cấp độ dịch 2 (nguy cơ trung bình), tuy nhiên tuần qua, có 3 phường Yên Nghĩa, Dương Nội, Biên Giang tăng lên cấp độ 3.

Theo kế hoạch, trên 95% người từ trên 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng đã được tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19 hoặc người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V sẽ được tiêm 1 mũi bổ sung vắc xin phòng COVID- 19.

Trên 95% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc bổ sung sẽ được tiêm 1 mũi vắc xin nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 (ưu tiên tiêm trước cho người có tình trạng suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên và lực lượng tuyến đầu chống dịch).

Quận đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19. Thời gian triển khai từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022.

Hà Nội quyết liệt, tăng tốc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19
Quận Hà Đông đang lên kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại cho người dân

Đối với liều bổ sung, ngành Y tế yêu cầu đảm bảo khoảng cách sau liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng, gồm các nhóm đối tượng: Người trên 18 tuổi có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 6 tháng… Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

Đối với liều nhắc lại, đảm bảo khoảng cách đối với liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 3 tháng, bao gồm các đối tượng: Người đã hoặc tiêm chưa tiêm liều bổ sung; Ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.

Vắc xin trong chiến dịch tiêm chủng lần này là loại đã được Bộ Y tế phê duyệt để tiêm bổ sung và nhắc lại, liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép. Theo kế hoạch của ngành Y tế quận Hà Đông, các phường trên địa bàn quận tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên.

Hà Nội quyết liệt, tăng tốc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19
Nhân viên y tế tiêm vắc xin cho người dân

Về lộ trình triển khai, quận sẽ tiêm cho đối tượng theo thứ tự ưu tiên và theo tiến độ cung ứng vắc xin của Sở Y tế; Triển khai tiêm ngay khi tiếp nhận vắc xin; Dự kiến triển khai từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 theo tình hình dịch cũng như mức độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.

Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch

Cùng với việc đẩy mạnh tiêm vắc xin liều bổ sung và nhắc lại cho người dân, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố cũng tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Tại quận Thanh Xuân, các lực lượng chức năng quận đã quyết liệt, khẩn trương triển khai công tác phòng, chống dịch. Theo đó, từ quận đến phường chủ động xây dựng, ban hành các kịch bản, phương án ở mức cao hơn để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19, không để bị động, bất ngờ; Đảm bảo triển khai tối đa việc quản lý, điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi đủ điều kiện; Sẵn sàng kích hoạt các cơ sở thu dung điều trị F0; Điều tiết, hỗ trợ lực lượng, trang thiết bị giữa các phường. Đồng thời, các đơn vị thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của các trạm y tế lưu động, việc điều trị F0, cách ly F1 tại nhà để đưa ra biện pháp phù hợp.

Hà Nội quyết liệt, tăng tốc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19

Lực lượng chức năng của quận Thanh Xuân tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận

Bên cạnh đó, quận đã chủ động rà soát hệ thống y tế cơ sở, trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung điều trị F0 để có giải pháp cụ thể về trang thiết bị y tế, thuốc, nguồn nhân lực y tế (ngoài công lập, sinh viên các trường cao đẳng, đại học, các y bác sỹ nghỉ hưu, tình nguyện viên…) tham gia phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Quận cũng thường xuyên cập nhật đầy đủ danh sách F0 điều trị tại nhà, đảm bảo việc cấp phát thuốc theo phác đồ điều trị và hướng dẫn đầy đủ quy trình cách ly, điều trị, xét nghiệm đối với người bệnh trong vòng 24 giờ đầu tiên khi phát hiện ca nhiễm.

Đặc biệt, 117 “Tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà” với 412 thành viên đang phát huy hiệu quả tích cực: Tiếp tục duy trì nhiệm vụ hỗ trợ cho các Trạm Y tế, Trạm Y tế lưu động; Tiếp nhận thông tin từ người nhiễm COVID-19 tại nhà theo quy định, lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn các biện pháp thực hiện cách ly tại nhà, ghi chép các thông tin nhận được từ người cách ly tại nhà thông báo ngay cho cán bộ y tế của Trạm Y tế phường, Trạm Y tế lưu động và các nhiệm vụ khác được giao.

Hà Nội quyết liệt, tăng tốc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19
Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 của quận Thanh Xuân

Cùng với đó, các phường phân công cán bộ, đoàn thể để hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân là F0, F1 cách ly tại nhà (trường hợp đủ điều kiện theo quy định). Hiện các phường đang quản lý 388 F0 cách ly, điều trị tại nhà.

Theo dự đoán của các chuyên gia, số ca bệnh tại Hà Nội có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Điều quan trọng nhất hiện nay là cần sớm kiểm soát tình hình, không để số ca tăng cao hơn nữa, nếu không muốn tình trạng quá tải hệ thống y tế xảy ra. Khi số mắc tăng quá cao, sức chịu đựng của ngành Y tế sẽ không đủ, hậu quả là nhiều trường hợp mắc bệnh, diễn biến nặng sẽ không được tiếp cận với y tế cũng như tư vấn và điều trị kịp thời, từ đó, tỷ lệ bệnh nhân tử vong cũng sẽ tăng cao.

Với tỷ lệ tiêm vắc xin cao, đa số các ca bệnh sẽ chỉ diễn biến nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, không phải 100% người dân tiêm đủ liều vắc xin đều sẽ diễn biến nhẹ khi mắc COVID-19. Vẫn có trường hợp diễn biến nặng, tử vong dù đã tiêm vắc xin. Ngoài ra, khi số mắc tăng cao, y tế quá tải, việc số trường hợp diễn biến nặng, tử vong tăng cao là hệ quả tất yếu.

Vì vậy, người dân cần nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Trong giai đoạn hiện nay, người dân nên hạn chế tiếp xúc khi không thực sự cần thiết, tránh những hoạt động, địa điểm có nguy cơ lây lan cao như các hoạt động hội họp, tụ tập đông người, đi chợ, mua bán tại những địa điểm không đảm bảo an toàn...

Duy trì thường trực 24/24/7 các đội phòng chống dịch cơ động

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 31/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh ký và ban hành công điện 27 về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022

Chủ tịch UBND TP yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố; Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, lắp đặt và triển khai quét mã QR căn cước công dân có gắn chíp; Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm công cộng, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị… không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa bàn; Kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài.

UBND, Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã căn cứ vào cấp độ dịch trên địa bàn để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp và chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch; Tăng tối đa công suất thu dung điều trị F0 tại xã, phường, tại nhà khi đủ điều kiện; Rà soát lại trang thiết bị y tế tại các trạm y tế lưu động, như ô xy, thuốc điều trị, thiết bị đo SpO2, xem xét cần thiết thì có thể bố trí phòng cấp cứu.

Các quận, huyện duy trì thường trực 24/24/7 các đội phòng chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; Giám sát chặt người về từ các quốc gia, vùng có dịch, tăng cường giám sát phát hiện biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2 tại cộng đồng.

Các đon vị luôn trong tình trạng sẵn sàng phản ứng nhanh với các thông tin để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, xác minh, khoanh vùng dập dịch kịp thời không để nguồn bệnh lây lan ra cộng đồng; Tăng cường các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong các cơ sở khám, chữa bệnh; Tiếp tục củng cố hệ thống y tế cơ sở, tổ chức tiêm vắc xin, thuốc, oxy y tế, giám sát dịch và nâng cao năng lực thực chất của hệ thống y tế, nhất là hệ thống y tế cơ sở, tăng cường thành lập các trạm y tế lưu động, đặc biệt trong các khu công nghiệp, phường đông dân cư.

Đọc thêm

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Xem thêm