Tag

Hà Nội: Huy động các giải pháp tối ưu đối phó với “điểm đen” úng ngập

Đô thị 16/05/2020 15:54
aa
TTTĐ - Hà Nội còn 15 điểm úng ngập tồn tại từ lâu gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân và tới nay vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để. Biện pháp tối ưu được thành phố đưa ra là chủ động chuẩn bị nhân lực, vật lực ở mức tối đa, sẵn sàng “giải cứu” những điểm úng ngập trong mùa mưa…

Hà Nội: Huy động các giải pháp tối ưu đối phó với “điểm đen” úng ngập

Đường phố nội thành Hà Nội bị ngập úng nghiêm trọng vào mùa mưa bão 2019

Bài liên quan

Hà Nội xây dựng 3 phương án phòng chống úng ngập mùa mưa bão 2020

Hà Nội thảo luận về thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành năm 2020

Nhiều “điểm đen” ngập úng chưa được giải quyết

Tình trạng ngập úng diễn ra ở cả nội và ngoại thành Hà Nội trong nhiều năm nay trở thành nỗi ám ảnh của người dân mỗi mùa mưa đến. Tình trạng này xảy ra không chỉ tại các con phố cũ mà tại các tuyến đường mới mở, tình trạng cốt nền cao hơn nhiều so với nhà dân cũng dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ.

Mùa mưa lũ năm 2019, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, tình trạng ngập diễn ra ở nhiều tuyến đường ngay khu vực trung tâm Hà Nội như phố Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo… thậm chí một số nơi, nước ngập sâu lên tới 30- 40cm như ở phố Hàng Bún, Nguyễn Trường Tộ, Tông Đản.

Trên địa bàn các quận, huyện phía Tây, Tây Nam Hà Nội từ vành đai 3 trở ra, nhất là quận Hà Đông và huyện Hoài Đức, nhiều tuyến đường và khu đô thị mới cứ mưa to là bị ngập. Trong đó, phải kể đến các khu đô thị Geleximco, Nam An Khánh, Văn Phú… Điều đáng nói, tình trạng tiêu thoát nước ngập khu vực này rất chậm, thậm chí có nơi đến cả tuần.

Thông tin về tình hình thoát nước mùa mưa, các dự án thoát nước, phòng chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội, ông Lê Vũ Quảng Sương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Thoát nước cho biết, mùa mưa năm 2020, các tuyến phố chính vẫn tồn tại 11 điểm úng ngập với cường độ mưa trong khoảng 50 - 100mm/2 giờ.

Đến nay trên địa bàn thành phố Hà Nội còn 15 điểm úng ngập tồn tại từ lâu, trong năm 2019 cơ bản đã giải quyết được 4 điểm là Đội Cấn, Phạm Văn Đồng, Thanh Đàm và Trường Chinh. Hiện thành phố còn 11 điểm úng ngập cố hữu và sau khi các dự án hoàn thành sẽ xóa được 4 điểm, còn 7 trọng điểm úng ngập chưa có dự án giải quyết.

Bên cạnh 11 điểm đen về ngập úng chưa được giải quyết từ năm 2019, Hà Nội còn tồn tại các điểm ngập cục bộ tại các ngõ, ngách khu dân cư tại 12 quận nội thành, đại lộ Thăng Long, đặc biệt là tình trạng ngập úng diễn ra nghiêm trọng tại ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5 ,6 km9+656, nút giao An Khánh.

Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội nạo hút bùn tại sông Lừ - đoạn chảy qua quận Hoàng Mai
Công nhân Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội nạo hút bùn tại sông Lừ - đoạn chảy qua quận Hoàng Mai

Tình trạng ngập úng trên là do hệ thống mương nông nghiệp tiêu thoát nước cho hầm chui chưa được duy tu, hệ thống thoát nước hiện trạng hoạt động kém do chưa đồng bộ, nhiều vị trí, khu vực chưa có hệ thống thoát nước đô thị.

Chủ động nhân lực, vật lực ở mức tối đa

Đỉnh điểm mùa mưa lũ năm 2020 đang đến gần, để tránh tình trạng ngập úng cục bộ tại các tuyến đường diễn ra như các năm về trước, các đơn vị, cơ quan, ban, ngành thành phố đã chủ động đưa các các kế hoạch, giải pháp phòng, chống ngập úng.

Thành phố Hà Nội đã cho nâng cấp Trung tâm Điều hành hệ thống thoát nước (của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) nhằm dự báo, giám sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước, chủ động điều hành giải quyết thoát nước khi mưa.

Bên cạnh công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện có, các đơn vị triển khai ứng trực khi mưa; chuẩn bị sẵn sàng các xe bơm di động, xe hút, thiết bị cơ giới... để bơm nước chống úng ngập cục bộ tại một số điểm trũng trên các trục đường chính.

Để chủ động phòng, chống úng ngập khu vực ngoại thành trong mùa mưa bão năm 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội cũng đã xây dựng và ban hành phương án ứng phó đối với 3 kịch bản cụ thể dựa trên lượng mưa và thời gian mưa.

Với 3 kịch bản là lượng mưa dưới 50mm trong 1 ngày; mưa từ 100 đến 200mm trong 3 ngày; mưa từ 200 đến 300mm (hoặc lớn hơn) trong 3 ngày, Sở NN&PTNT đưa ra các giải pháp chung là thường xuyên theo dõi tình hình mực nước tại các triền sông, theo dõi diễn biến thời tiết để điều tiết nước tưới, tiêu cho lúa vụ mùa một cách linh hoạt và chủ động để đảm bảo nguồn nước tưới và kịp thời chống úng khi mưa bão.

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Thoát nước Lê Vũ Quảng Sương, giải pháp lâu dài cho các “điểm đen” úng ngập, lệch quy hoạch là xây dựng các công trình hồ chứa hoặc bơm cưỡng bức để chuyển nước sang các hồ chứa hoặc cống thoát nước khác trong khu vực.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đang dần từng bước hoàn thành các bước chuẩn bị, sẵn sàng cho mùa mưa năm 2020. Đây được coi là một mùa mưa được dự báo sẽ có diễn biến hết sức phức tạp.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết thêm, bắt đầu từ ngày 15/4/2020, toàn công ty vận hành theo cơ chế mùa mưa với quy định nghiêm ngặt đã được ban hành. Đến nay, toàn bộ mực nước đệm trên hệ thống thoát nước đã được vận hành hạ thấp đạt cao độ theo quy định, các trạm bơm, đập điều tiết, các trục chính thoát nước, hệ thống hồ điều hòa và máy móc thiết bị, nhân lực dự phòng sẵn sàng hoạt động 24/24 giờ.

Với các trận mưa nhỏ dưới 50mm/2 giờ sẽ không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước. Lượng mưa từ 50mm đến 100mm/2 giờ dự kiến tồn tại 11 trọng điểm úng ngập. Với từng điểm, công ty cũng đã có phương án ứng phó.

Với các “điểm đen” về úng ngập vẫn chưa có hướng giải quyết triệt để, thì biện pháp tối ưu được thành phố đưa ra vẫn là chủ động chuẩn bị nhân lực, vật lực ở mức tối đa, sẵn sàng “giải cứu” những điểm úng ngập.

Với điểm úng ngập trên đại lộ Thăng Long (ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, nút giao An Khánh), do chưa được đầu tư hệ thống thoát nước nên công ty đã lên phương án đắp đập bằng bao tải cát, lắp bơm di động; phân công lực lượng ứng trực vớt rác; đồng thời phối hợp vận hành trạm bơm, mương thoát nước của các khu đô thị lân cận.

Đọc thêm

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông Đô thị

Tổng rà soát các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông

TTTĐ - Các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng, tổ chức giao thông trên hệ thống đường bộ; tổng rà soát các “điểm đen”, "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông và các bất hợp lý trong tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố để đề ra phương án, kế hoạch, lộ trình giải quyết.
Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh Đô thị

Đông Triều là thành phố thứ 5 của tỉnh Quảng Ninh

TTTĐ - Sau cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉnh Quảng Ninh chính thức có thành phố thứ 5 là Đông Triều cùng với các thành phố như Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái.
Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo Đô thị

Bình Dương thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo

TTTĐ - Quy hoạch tỉnh Bình Dương, mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là một trong những trung tâm phát triển năng động và toàn diện của khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo động lực để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.
Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Sau gần 6 tháng triển khai hình thức vé ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống xe buýt, đến nay, đã có 48.221 vé xe buýt phi vật lý được đăng ký, chiếm 47% số thẻ vé tháng. Việc sử dụng thẻ ảo giúp tiết kiệm chi phí phát hành thẻ vật lý, khách hàng không tốn thời gian và chi phí đi lại để nhận và dán tem trên thẻ vé tháng.
Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố Đô thị

Hà Nội triển khai thẻ ảo offline xe buýt trên toàn thành phố

TTTĐ - Từ ngày 20/9, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô.
Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III Đô thị

Thị xã Kinh Môn (Hải Dương) được công nhận là đô thị loại III

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị xã Kinh Môn (Hải Dương)​ là đô thị loại III​​ (phạm vi gồm toàn bộ ranh giới thị xã Kinh Môn, diện tích khoảng 165,34 km2​). Trong đó khu vực nội thị bao gồm 14 phường hiện hữu và xã Hoành Sơn (dự kiến sáp nhập vào phường Duy Tân).
EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh Đô thị

EVN huy động nhân lực phục hồi lưới điện tại Quảng Ninh

TTTĐ - Để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, khẩn trương khôi phục cung cấp điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão lũ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã huy động gần 500 cán bộ, thợ điện từ các Tổng công ty để hỗ trợ khôi phục lưới điện tại tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm Đô thị

Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm

TTTĐ - Nhằm kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát hiện trường dự án Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng Đô thị

EVN khôi phục cung cấp điện cho hơn 5,98 triệu khách hàng

TTTĐ - Tính đến sáng 16/9, EVN khôi phục cung cấp điện được cho hơn 5,98 triệu khách hàng trên tổng số khoảng 6,1 triệu khách hàng bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lụt (tương ứng với tỷ lệ 98%).
Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ Đô thị

Hải Phòng: Đến ngày 26/9, phải di chuyển hết tài sản của dân khỏi chung cư cũ

TTTĐ - Chỉ đạo khẩn của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, đến ngày 25/9, phải di chuyển hết tài sản của các hộ dân tại các chung cư cũ A7, A8 Vạn Mỹ ra khỏi toà nhà.
Xem thêm