Tag

Hà Nội: Hàng loạt bãi xe ''nghi'' không phép công nhiên tồn tại

Bạn đọc 17/08/2018 22:06
aa
TTTĐ - Hàng loạt bãi xe trên địa bàn TP. Hà Nội có dấu hiệu hoạt động không phép trong thời gian dài, gây mất trật tự an ninh, an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ nhưng không bị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc...

Hà Nội: Hàng loạt bãi xe ''nghi'' không phép công nhiên tồn tại

Theo phản ánh của nhiều người dân tới Báo Tuổi trẻ Thủ đô, hiện nay, trên địa bàn nội đô TP. Hà Nội có nhiều bãi trông giữ xe ô tô có dấu hiệu không phép, không trong quy hoạch nhưng vẫn hoạt động trong thời gian dài, gây mất trật tự an ninh, an toàn giao thông và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Thế nhưng trên thực tế hiện nay, nhiều điểm đất dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chưa thực hiện triển khai cũng biến tướng thành những bãi trông giữ xe không phép, thu lợi bất chính.

Cụ thể, một số người dân sống tại khu vực phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy) cho biết, xung quanh địa bàn có xuất hiện nhiều bãi xe trái phép. Trong đó, đơn cử như bãi trông giữ xe ô tô ngay trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội, phía sau tòa nhà hành chính Thanh tra Chính phủ và Bệnh viện huyết học Trung ương.

Bãi trông giữ xe ô tô ngay trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội, phía sau tòa nhà hành chính Thanh tra Chính phủ thuộc phường Yên Hòa.
Bãi trông giữ xe ô tô ngay trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội, phía sau tòa nhà hành chính Thanh tra Chính phủ thuộc phường Yên Hòa.

"Tôi được biết bãi trông giữ xe này thuộc đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy đã được quy hoạch nhưng chậm triển khai. Tuy nhiên, sau khi được san lấp thì tại đây hình thành một bãi xe. Tôi không biết bãi xe này có phép hay không nhưng có diện tích rất rộng khoảng gần 1.000 m2, các ô tô thường xuyên ra vào gửi xe gây mất trật tự an toàn giao thông", một người dân địa phương cho biết.

Cũng theo người dân, nhằm phục vụ cho nhu cầu trông xe, chủ bãi xe này đã dựng lên nhiều nhà tôn, lán. Thậm chí, một số người còn ngang nhiên lợp mái che đua ra 1,5m và chạy dài 50m ngoài hành lang để làm nơi kinh doanh, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hoạt động gây mất an ninh trật tự nhưng không thấy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.

Theo quan sát của PV, tại bãi xe này có rất nhiều ô tô được gửi trong bãi. Trong khi đó, mỗi xe ô tô gửi tại đây cũng phải mất khoảng 900.000 đồng/xe/tháng, như vậy với số lượng xe gửi lên tới hàng chục, thậm chỉ là cả trăm chiếc thì nguồn thu từ bãi xe rất sẽ ''rất khủng", nhưng không biết vào túi ai (?!).

Giá gửi xe tại bãi xe chỉ cách trụ sở phường Mỗ Lao vài trăm mét rơi vào khoảng 800.000 - 1.000.0000 đồng/xe/tháng.
Giá gửi xe tại bãi xe chỉ cách trụ sở phường Mỗ Lao vài trăm mét rơi vào khoảng 800.000 - 1.000.0000 đồng/xe/tháng.

Tương tự, tại phường Mỗ Lao (quận Hà Đông), theo ghi nhận của PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, trên một khu đất ngay tại Khu đô thị Mỗ Lao, ngay giáp mặt đường Nguyễn Văn Lộc, chỉ cách trụ sở UBND phường Mỗ Lao khoảng vài trăm mét cũng xuất hiện một bãi xe với quy mô khá lớn ngang nhiên tồn tại suốt một thời gian dài mà không hề bị kiểm tra, xử lý.

Trong vai một người có nhu cầu muốn gửi xe, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô được một người trông giữ xe tại đây cho biết, giá gửi xe theo tháng tại bãi này giao động từ 800.000 - 1.000.0000 đồng/xe/tháng. Thậm chí, bãi xe đã không còn chỗ trống, nếu người nào muốn gửi thì chỉ có thể để phía ngoài bãi nhưng với giá rẻ hơn.

Điều đáng nói, trước đó, vào khoảng tháng 03/2018, UBND phường Mỗ Lao đã ra quân yêu cầu các điểm trông giữ xe trái phép trên địa bàn buộc phải di rời, tháo rỡ tự giác hoàn trả mặt bằng các vật liệu và ô tô tại đây trong thời gian trước ngày 20/03/2018, nếu không thực hiện sẽ cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà bãi xe này vẫn tồn tại (?!).

Bãi trông giữ xe ô tô trong Khu đô thị mới Cầu Bươu, thuộc địa phận xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.
Bãi trông giữ xe ô tô trong Khu đô thị mới Cầu Bươu, thuộc địa phận xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

Còn tại xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), theo ghi của nhận của PV, ngay trong Khu đô thị mới Cầu Bươu (chỉ cách cổng Khu đô thị khoảng 50m) cũng xuất hiện một bãi trông giữ xe với số lượng xe gửi tại đây cũng khá lớn. Điều đáng nói, ghi nhận cho thấy tại bãi xe cũng không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, mỗi ngày có hàng chục xe ra vào gây mất trật tự an toàn giao thông. Trong khi đó, khu vực này có nhiều trẻ nhỏ tại các tòa chung cư xung quanh vui chơi, vì vậy, hoạt động của bãi xe sẽ rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, khảo sát tại phường Xuân La (quận Tây Hồ), tại lô đất dự án di dời các Sở, ngành về Khu hành chính tập trung trên đường Võ Chí Công. Tuy nhiên, theo những gì PV ghi nhận, tại đây việc thực hiện dự án, công tác giải phóng mặt bằng vẫn đang còn chậm trễ, trên lô đất gần số 81 Võ Chí Công, tuyến đường vào Khu đô thị Ecolife Tây Hồ đã xuất hiện một bãi xe khủng cùng với một sân bóng nằm trên đất dự án trái phép. Theo quan sát của PV, hàng ngày có tới hàng trăm lượt xe ra vào tại bãi xe khiến nơi đây trở nên hỗn loạn.

Để tìm hiểu về trách nhiệm giám sát, quản lý hoạt động của các bãi xe, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ, đặt lịch làm việc và thậm chí là gọi điện thoại, nhắn tin với lãnh đạo UBND phường Mỗ Lao, UBND phường Yên Hòa, UBND xã Tân Triều... nhưng nhiều ngày nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Trước hoạt động của các bãi trông giữ xe có dấu hiệu trái phép, dư luận đặt ra câu hỏi nguồn thu sẽ chảy vào túi ai, hay liệu có sự lơ là trong công tác quản lý Nhà nước, lợi ích nhóm nên nhiều bãi trông giữ xe trái phép vẫn ngang nhiên hoạt động, gây bức xúc trong nhân dân (?!).

Trong thời gian từ ngày 31/07/2018 đến ngày 06/08/2018, Lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải TP. Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính đối với 09 trường hợp vi phạm trong hoạt động trông giữ phương tiện; phạt tiền 33.000.000 đồng. Trong đó, trên địa bàn quận Hoàng Mai 3 trường hợp, phạt tiền 10.500.000 đồng; quận Ba Đình 2 trường hợp, phạt tiền 6.000.000 đồng; quận Đống Đa 2 trường hợp, phạt tiền 7.000.000 đồng; quận Hai Bà Trưng 1 trường hợp, phạt tiền 2.500.000 đồng; quận Long Biên 1 trường hợp, phạt tiền 7.000.000 đồng.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm