Tag

Hà Nội đẩy mạnh thực hiện các dự án đô thị thông minh

Đô thị 24/05/2022 10:00
aa
TTTĐ - Những năm qua, thành phố Hà Nội định hướng phát triển đô thị theo hướng thông minh để quản lý, phát triển đô thị tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện các khu đô thị thông minh được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư đã hoàn thành giải phóng mặt bằng ít nhất 70% tổng diện tích được phê duyệt.
Cải thiện chất lượng sống, hướng tới phát triển đô thị thông minh Hà Nội hướng đến nền nông nghiệp đô thị thông minh, hiện đại Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm Trưởng ban Chỉ đạo chuyển đổi số của thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu: Trung tâm điều hành đô thị thông minh chính thức hoạt động WinMart Smart City: Siêu thị đa tiện ích giữa lòng đại đô thị thông minh

Đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng

Hà Nội đang đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình số 03-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”. Một trong những chỉ tiêu quan trọng của Chương trình đang được 12 quận tập trung triển khai là cải tạo, chỉnh trang hè, đường phố với 180 tuyến.

Do vậy, để có cơ sở thực hiện, các tuyến phố sau khi chỉnh trang thực sự khang trang, có điểm nhấn về kiến trúc thì những vướng mắc về công tác thiết kế đô thị hoặc thiết kế chỉnh trang các tuyến phố rất cần được quan tâm tháo gỡ.

Căn cứ theo Chương trình số 03/2021-CTr/TU về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ cho Sở Xây dựng phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đầu tư xây dựng 2 - 3 khu đô thị mới theo định hướng thông minh.

Theo đó, đến thời điểm hiện tại, một số khu đô thị thông minh được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận chủ trương đầu tư, tỷ lệ diện tích đã được giải phóng mặt bằng ở mức khá cao.

Cụ thể, dự án Khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vinhomes Park (quận Nam Từ Liêm) đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình kiến trúc (đạt khoảng 70% khối lượng);

Dự án Khu đô thị tại các xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm (huyện Đông Anh) đang giải phóng mặt bằng (đạt khoảng 80%), chưa triển khai đầu tư xây dựng, nhà đầu tư đang thực hiện thủ tục về giao đất.

Đáng chú ý nhất là dự án thành phố thông minh (huyện Ðông Anh), do liên danh nhiều nhà đầu tư thực hiện, với mức đầu tư khoảng 4,2 tỷ USD, cũng được các cấp, ngành của thành phố tập trung giải quyết những thủ tục đầu tư xây dựng liên quan, phấn đấu đến tháng 6/2022 khởi công một phần của dự án.

Hà Nội đẩy mạnh thực hiện các dự án đô thị thông minh
Dự án thành phố thông minh, do liên doanh Tập đoàn BRG (Việt Nam) - Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đầu tư với tổng số vốn 4,138 tỷ USD tại huyện Đông Anh, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2028

Hiện nay, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục giao các Sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND quận, huyện, thị xã tiếp tục đẩy mạnh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đô thị thông minh; Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị thông minh.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 02/2022/CT-TTg về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, giao Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Thông tin Truyền thông đánh giá sơ kết tình hình triển khai đô thị thông tinh tại Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2022. Mới đây, Bộ Xây dựng cũng ban hành văn bản 1683/BXD-PTDT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc báo cáo tình hình triển Đề án “Đô thị thông minh”.

Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương chỉ đạo cơ quan liên quan báo cáo tình hình phát triển đô thị thông minh tại địa bàn trước và sau khi ban hành Quyết định số 950/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030” gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 30/5/2022 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ đúng hạn.

Hướng tới môi trường sống an toàn, chất lượng

Chuyển hướng xây dựng đô thị thông minh là một xu hướng tất yếu của các thành phố trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, để xây dựng được đô thị thông minh cũng còn nhiều khó khăn, thách thức.

Theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thách thức lớn nhất hiện nay đối với các địa phương là hiểu thế nào cho đúng về đô thị thông minh. Bởi khi hiểu đúng thì mới biết đâu là vấn đề quan trọng nhằm tập trung nguồn lực thực hiện. Từ vai trò của doanh nghiệp, người dân, Nhà nước... nếu không thống nhất được nhận thức vai trò của từng bên thì không thể thực hiện.

Hà Nội đẩy mạnh thực hiện các dự án đô thị thông minh
Đô thị thông minh cũng thể hiện nền kinh tế sáng tạo, người dân ứng xử văn minh hơn, được an toàn hơn

Đô thị thông minh cũng thể hiện nền kinh tế sáng tạo, người dân ứng xử văn minh hơn, được an toàn hơn. Các công trình, dịch vụ đều được kết nối thuận tiện hơn để mọi người dân được tiếp cận dễ dàng. Đặc biệt, đô thị thông minh, thành phố thông minh sẽ đi đôi với giải pháp quản trị xã hội thông minh, các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu người dân phải tốt hơn.

“Để xây dựng thành phố thông minh, đô thị thông minh thực ra công nghệ là không thể thiếu nhưng trong bối cảnh này theo tôi yếu tố qua trọng nhất là giải pháp về quản trị của chính quyền đô thị. Đây được coi là nền tảng để phát triển các yếu tố tiếp theo”, ông Phan Đức Hiếu khẳng định.

Theo chia sẻ của nhiều doanh nghiệp phát triển đô thị, để người dân có cuộc sống tốt hơn, chúng ta buộc phải làm ngay từ bây giờ, từ cụm dân cư cho đến các khu đô thị mới phải xây dựng tốt cơ sở hạ tầng để phát triển đô thị thông minh. Những dự án nêu trên là bước đệm của từng khu vực đấu nối vào hệ thống đô thị thông minh toàn thành phố.

Cùng với đó, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cần thực hiện sớm đề án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hợp nhất về quản lý quy hoạch, kiến trúc, xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị thông minh.

Ðể hoàn thiện mô hình đô thị thông minh sẽ còn một bước tiến dài, nhưng những gì đang khởi động chưa quá muộn. Ðô thị thông minh của Hà Nội sẽ có những nét riêng khác với Phú Quốc, thành phố Hồ Chí Minh…, nhưng mục tiêu cốt lõi của đô thị thông minh vẫn là hướng đến một nền kinh tế sáng tạo, môi trường sống an toàn, chất lượng sống của người dân được nâng cao bởi các tiện ích dịch vụ từ hệ thống quản trị đô thị.

Đọc thêm

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã Đô thị

Dự kiến sau sáp nhập 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh sẽ có 124 đơn vị cấp xã

TTTĐ - Theo Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh thì 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Vĩnh Long sẽ sáp nhập thành tỉnh mới tên tỉnh Vĩnh Long, có 124 đơn vị hành chính cấp xã. Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sắp xếp còn 8 phường và 27 xã; tỉnh Trà Vinh còn 41 xã, phường; tỉnh Bến Tre còn 48 xã, phường.
Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào? Đô thị

Tỉnh Đồng Nai sau sắp xếp còn những phường, xã nào?

TTTĐ - Sau khi sáp nhập sắp xếp, tỉnh Đồng Nai từ 159 đơn vị hành chính cấp xã sẽ còn 55 đơn vị trong đó có 10 phường và 45 xã.
Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa Đô thị

Chấn chỉnh, xử lý cơ quan, đơn vị có trụ sở để hoang hóa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu xử lý tài sản công là nhà, đất đối với các cơ sở bỏ trống, không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả.
Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở Đô thị

Thông qua Nghị quyết sắp xếp 4 đơn vị hành chính cơ sở

TTTĐ - Ngày 23/4, HĐND quận Nam Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức họp, thông qua Nghị quyết về chủ trương thực hiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính các phường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5 Đô thị

Tạm dừng đào đường, hè từ ngày 29/4 đến hết 5/5

TTTĐ - Sở Xây dựng Hà Nội vừa đề nghị các đơn vị liên quan tạm dừng đào đường, hè trên địa bàn thành phố trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ Đô thị

Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính Xã hội

Lâm Đồng: Thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng thống nhất phương án giảm 86 đơn vị hành chính, TP Đà Lạt hiện có 12 phường, 4 xã. Sau sắp xếp, xóa bỏ thành phố, Đà Lạt sẽ thành 5 phường mới.
Xem thêm