Tag

Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ

Nông thôn mới 15/11/2018 08:20
aa
TTTĐ - Với mong muốn hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân, tránh tình trạng được mùa rớt giá, Hội Nông dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp đẩy mạnh Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Nhờ đó, Hà Nội đã duy trì được 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ.

Hà Nội có 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ

Mô hình nuôi lợn sinh học của Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ

Bài liên quan

Kết nối tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn giữa Hà Nội và Lâm Đồng

Hà Nội tập trung mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới hoàn thành mục tiêu 2018

Đoàn cơ quan báo chí đi thực tế viết bài về nông thôn mới tại huyện Phúc Thọ

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, thời gian vừa qua, Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn đã phát huy vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân tại các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tính đến nay, trên địa bàn thành phố đã xây dựng, duy trì 80 chuỗi liên kết nông sản an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó 36 chuỗi có nguồn gốc động vật và 44 chuỗi có nguồn gốc thực vật. Đáng chú ý, giá tiêu thụ nông sản an toàn, nông sản hữu cơ trong Chương trình kết nối cao hơn so với giá bán nông sản đại trà khác từ 10 đến 30% tùy loại.

Một trong những địa phương đi đầu và thu được hiệu quả cao khi thực hiện Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn chính là xã Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội). Thực hiện chỉ đạo của Hội Nông dân thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thời gian qua, Hội Nông dân xã Thụy Hương đã tích cực vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển mô hình trồng rau an toàn. Nhờ vậy, giá trị kinh tế trên một héc ta canh tác ở địa phương này đã đạt 275 triệu đồng/năm. Đáng nói, thông qua Chương trình kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn, trên địa bàn xã Thụy Hương đã xuất hiện nhiều mô hình trồng rau an toàn, rau hữu cơ và 40 hộ gia đình tham gia mô hình nuôi lợn sinh học.

Bên cạnh những hiệu quả của Chương trình mang lại thì khâu kết nối tiêu thụ nông sản tại các địa phương vẫn gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể, lượng nông sản an toàn tiêu thụ thông qua liên kết ở Hà Nội đạt 15%, dù cao hơn mức trung bình của cả nước nhưng vẫn ở mức thấp.

Ông Nguyễn Hưng Thỉnh, Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và Kinh doanh sản phẩm nông nghiệp Phúc Thọ, chia sẻ: Chăn nuôi an toàn sinh học đòi hỏi nông dân không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi, mà thời gian cũng thường kéo dài hơn chăn nuôi truyền thống từ 2 đến 3 tháng. Trong khi đó, có thời điểm giá sản phẩm chăn nuôi thấp, các hộ chăn nuôi an toàn sinh học cũng phải hạ giá sâu mới bán được hàng hóa, ngoài ra nông sản an toàn của địa phương bị cạnh tranh khốc liệt với nhiều sản phẩm chăn nuôi đại trà khác. Do vậy khâu kết nối tiêu thụ sản phẩm nhiều khi gặp phải khó khăn.

Nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình sản xuất, nông dân cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, hợp tác xã, không để tình trạng khi giá nông sản lên cao thì đưa hàng hóa ra ngoài bán cho thương lái và ngược lại, khi giá sản phẩm xuống thấp mới bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã...

Để chủ động hình thành các liên kết ổn định giữa người sản xuất và đơn vị tiêu thụ nông sản an toàn, Chủ tịch Hội Nông dân TP Hà Nội Lê Trọng Khuê cho biết: Thời gian tới, Hội sẽ thường xuyên tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm trong quá trình vận động nông dân tham gia sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn cho Hội Nông dân các cấp. Mặt khác, các đơn vị liên quan cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn.

Nói về vai trò của doanh nghiệp và hợp tác xã trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: Doanh nghiệp và hợp tác xã đóng vai trò then chốt trong khâu tiêu thụ nông sản an toàn cho nông dân. Do đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố hỗ trợ thành phần kinh tế này đẩy mạnh phát triển chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ nhằm kiểm soát chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm, điều tiết lợi ích giữa các khâu trong chuỗi liên kết. Ngoài ra, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã khi đầu tư vào lĩnh vực chế biến, liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bài liên quan

Hà Nội xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ rau – quả hữu cơ

Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ rau hữu cơ tại Long Biên.

Triển khai chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ bò BBB

Sắp triển khai mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ lợn hương tại huyện Thạch Thất, Hà Nội

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm