Tag

Đảm bảo nguồn cung, chất lượng hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

An toàn thực phẩm 12/08/2024 16:45
aa
TTTĐ - Để đáp ứng nguồn cung hàng hóa cho người dân Thủ đô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh động vật, cây trồng, phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu tự cung cấp cho người dân Thủ đô dịp cuối năm và Tết nguyên đán năm 2024.
Bình ổn thị trường hàng hoá để người dân yên tâm sắm Tết Siêu thị sẵn hàng hoá, mở cửa xuyên Tết phục vụ người dân Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang Triển khai các giải pháp bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu

Hà Nội mới đáp ứng từ 20 - 70% nhu cầu

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế thăm quan, làm việc... nên nhu cầu tiêu dùng nông sản của Hà Nội là rất lớn. Điều này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển sản xuất, kinh doanh của Thủ đô cũng như các vùng, miền trong cả nước.

Thống kê của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho thấy, ước tính nhu cầu tiêu dùng đối với một số nhóm hàng thiết yếu của thành phố Hà Nội trung bình mỗi tháng sẽ rơi vào khoảng 99,45 nghìn tấn gạo, thịt lợn khoảng 19,89 nghìn tấn, thịt bò khoảng 5.350 tấn, thịt gà khoảng 6,63 nghìn tấn, trứng gia cầm khoảng 132 triệu quả, thủy sản khoảng 19,2 nghìn tấn, rau củ khoảng 110,5 nghìn tấn… Nhu cầu trong các tháng dịp Tết tăng thêm tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như: Gạo, thịt, thủy sản, rau, củ quả trái cây, nông sản khô…

Với diện tích đất nông nghiệp khoảng 189 nghìn ha, chiếm 56% tổng diện tích đất tự nhiên các sản phẩm hàng hóa thiết yếu Hà Nội tự sản xuất mới chỉ đáp ứng từ 20 - 70% nhu cầu. Lượng hàng hóa còn thiếu được kết nối, khai thác từ các tỉnh, thành phố và nhập khẩu. Vì vậy, để đáp ứng nguồn cung hàng hóa nông sản cho thị trường Hà Nội phải đảm bảo từ việc Hà Nội tự sản xuất, phân phối; từ các tỉnh, thành phố cung cấp và từ nguồn nhập khẩu.

Mô hình trồng rau sạch tại huyện Thanh Trì, Hà Nội
Mô hình trồng rau sạch tại huyện Thanh Trì, Hà Nội

Theo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đối với nguồn tự sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn thành phố đã gieo cấy lúa vụ Đông Xuân đạt 129.171 ha (đạt 98,87% so với cùng kỳ năm trước), ngô, lạc, đậu tương có diện tích tương đương năm 2023.

Từ giờ đến cuối năm, các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhiều như gạo, rau vẫn cơ bản đáp ứng được khoảng 50 - 60% nhu cầu của người dân Thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng có nguồn cung dồi dào một số sản phẩm trái cây như Bưởi Diễn, chuối, ổi…

Về chăn nuôi, đến nay cơ bản tương đối thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh lớn trên đàn gia súc, gia cầm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 128,6 nghìn tấn, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2023, thịt trâu 1,1 nghìn tấn, giảm 0,1%; thịt gia cầm 83,3 nghìn tấn, tăng 3,5%; trứng gia cầm 1.455 triệu quả, tăng 4,1%; diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 22,6 nghìn ha chủ yếu là diện tích nuôi cá, tăng 2,5% so với năm 2023, ước tính sản lượng tăng khoảng hơn 3,6%.

Thành phố Hà Nội hiện có trên 70 nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm, trong đó có 13.739 cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó có trên 1.600 cơ sở chế biến nông lâm thủy sản và 1.421 hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể thực hiện sơ chế, chế biến, bảo quản để phục vụ tiêu dùng ở địa phương.

Chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu

Để đáp ứng nguồn cung hàng hóa cho người dân Thủ đô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tổ chức sản xuất, phòng chống dịch bệnh động vật, cây trồng, phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu tự cung cấp cho người dân Thủ đô dịp cuối năm và Tết nguyên đán năm 2024.

Đồng thời duy trì, phát triển các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với 159 chuỗi, khuyến khích hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất tốt như 58 mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGAP, ứng dụng công nghệ cao; 49 mô hình áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS); hỗ trợ các cơ sở xây dựng, áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiến tiến như VietGAP, HACCP, ISO 22000 nhằm nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn thực phẩm.

Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội).
Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Chăn nuôi - Dịch vụ tổng hợp Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa, Hà Nội)

Đối với nguồn cung từ việc kết nối tiêu thụ nguồn sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn từ các tỉnh, thành phố, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tích cực triển khai, kết nối sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và 43 tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực duy trì và hỗ trợ phát triển 977 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội cũng thường xuyên giới thiệu các doanh nghiệp tham gia các Hội chợ, Festival, tuần lễ, hội nghị kết nối, trưng bày giới thiệu sản phẩm nhằm đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu, kết nối sản phẩm nông lâm thủy sản đến các hệ thống phân phối, doanh nghiệp chế biến, người tiêu dùng trên địa bàn thành phố.

Từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã tổ chức hơn 10 sự kiện giới thiệu nông sản an toàn, sản phẩm OCOP; tham gia Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền năm 2024, tham gia các hội chợ triển làm tại các tỉnh, thành phố…; phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân thành phố tổ chức diễn đàn, hội nghị kết nối sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội…

Theo ông Nguyễn Đình Hoa, thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh đảm bảo nguồn cung hàng hóa và chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Hà Nội cũng tập trung chỉ đạo các Chi cục chuyên ngành tập trung chỉ đạo, tổ chức sản xuất, triển khai các giải pháp phát triển sản xuất theo kế hoạch năm, phòng chống dịch bệnh động vật, cây trồng; phòng chống lụt bão, thiên tai đảm bảo sản xuất, chủ động cao nhất nguồn hàng hóa thiết yếu tự cung cấp cho người dân Thủ đô.

Đọc thêm

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất giò chả vi phạm ATTP An toàn thực phẩm

Tạm dừng hoạt động cơ sở sản xuất giò chả vi phạm ATTP

TTTĐ - Sáng 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại công ty cổ phần Phương Linh Food (Xã Liên Châu, Huyện Thanh Oai, Hà Nội).
Thành lập 2 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa An toàn thực phẩm

Thành lập 2 đoàn kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh sữa

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn thực phẩm (ATTP) tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn thành phố.
Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả An toàn thực phẩm

Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, tiêu thụ sữa, thực phẩm chức năng, thuốc giả

TTTĐ - Ngày 7/5, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị trực tuyến và trực tiếp với các bộ, ngành và địa phương về vấn đề thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng (TPCN) giả.
Công ty TNHH Familyfood khắc phục các lỗi vi phạm về ATTP An toàn thực phẩm

Công ty TNHH Familyfood khắc phục các lỗi vi phạm về ATTP

TTTĐ - Ngày 6/5, Ban Chỉ đạo ATTP Huyện Thạch Thất đã có buổi làm việc hậu kiểm với công ty TNHH Thực phẩm Cuộc Sống (Nhà máy Familyfood, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) về việc khắc phục các lỗi vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP).
Vụ án sữa giả: Vì lợi nhuận mà bất chấp, rất đáng lên án Dinh dưỡng

Vụ án sữa giả: Vì lợi nhuận mà bất chấp, rất đáng lên án

TTTĐ - Vụ việc sữa giả xảy ra thời gian qua rất nghiêm trọng, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến trẻ nhỏ và người bệnh, những đối tượng cần bảo đảm dinh dưỡng đặc biệt.
Một nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh có mặt hàng sữa giả An toàn thực phẩm

Một nhà thuốc tại TP Hồ Chí Minh có mặt hàng sữa giả

TTTĐ - Qua khảo sát hơn 4.500 nhà thuốc, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã phát hiện một cơ sở tại quận Bình Thạnh kinh doanh sữa giả.
Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ An toàn thực phẩm

Cao Bằng: Thu giữ hơn 1 tấn xúc xích không rõ nguồn gốc xuất xứ

TTTĐ - Ngày 6/5, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Cao Bằng cho biết vừa phát hiện, bắt giữ 1 vụ, 1 đối tượng có hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tiếp tục thanh kiểm tra, phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả An toàn thực phẩm

Tiếp tục thanh kiểm tra, phát hiện sữa giả, thực phẩm chức năng giả

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm giả.
Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn các nghề ẩm thực truyền thống An toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo tồn các nghề ẩm thực truyền thống

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, chiều 6/5, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội đã kiểm tra đột xuất tại hộ kinh doanh Quý Thảo (Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây).
Xử phạt BTV Quang Minh, MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo An toàn thực phẩm

Xử phạt BTV Quang Minh, MC Vân Hugo do vi phạm về quảng cáo

TTTĐ - Ngày 6/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có thông tin về việc xác định, thu thập chứng cứ và làm rõ các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động quảng cáo sản phẩm thực phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.
Xem thêm