Tag

Hà Nội cần phát huy vai trò hạt nhân, đi đầu cả nước trong công tác xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 21/09/2019 13:29
aa
TTTĐ – Sáng nay, Thành Ủy, HĐND, UBND, UB Mặt trận Tổ Quốc TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân”. Hội nghị nhằm đánh giá toàn diện kết quả đạt được, những khó khăn, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.

Hà Nội cần phát huy vai trò hạt nhân, đi đầu cả nước trong công tác xây dựng nông thôn mới

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ cùng các đồng chí đại biểu đại diện Trung ương và Thành phố Hà Nội tham quan các gian hàng Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô

Bài liên quan

Hà Nội tổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy

Diện mạo nông thôn Hà nội thay đổi nhờ chương trình Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nông dân

10 năm xây dựng nông thôn mới Thủ đô: Diện mạo khởi sắc, tư duy thay đổi

Dự hội nghị, về lãnh đạo Trung ương có các đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ngô Thị Doãn Thanh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội; đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện các ban, ngành trung ương.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan các gian hàng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan các gian hàng

Về phía lãnh đạo Thành phố Hà Nội có các đồng chí: Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Thị Bich Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội; Nguyễn Lan Hương, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã... trên địa bàn thành phố.

Dự hội nghị còn có đại biểu đại diện của 9 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và đại diện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-CTr/TU của Thành Ủy, đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết: “Việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Hà Nội có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen lẫn nhau.

Cụ thể, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29/5/2008 của Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan. Diện tích tự nhiên của thành phố Hà Nội sau điều chỉnh là 3.329 km2, với 29 đơn vị hành chính, dân số khoảng 6,23 triệu người. Nhờ đó, Hà Nội được bổ sung thêm nguồn lao động dồi dào. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được cộng hưởng bởi bề dày lịch sử nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội. Văn hoá xứ Đoài đã tạo cho Hà Nội thế và lực mới, mở ra thời kỳ mới cho sự nghiệp phát triển Thủ đô.

Các đại biểu tham quan gian hàng thủ công mỹ nghệ tại Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô
Các đại biểu tham quan gian hàng thủ công mỹ nghệ tại Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô

Trước khi có chương trình, Thành phố cũng đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng công nghệ cao. Thành phố Hà Nội đã lựa chọn đúng và trúng các khâu đột phá, nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nông nghiệp.

Về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Thành ủy Hà Nội xác định phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong đó xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm đặc sản của Hà Nội
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham quan gian hàng sản phẩm đặc sản của Hà Nội

Về xây dựng nông thôn mới, Thành phố đã có 6 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức, Gia Lâm và Quốc Oai. Toàn thành phố có 325/386 xã (chiếm 84,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (vượt kế hoạch trước 2 năm so với mục tiêu đề ra là có 80% số xã hoàn thành đến 2020); có 3 xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung của huyện Đan Phượng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Trong 61 xã chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới có 10 xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí, 43 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 8 xã đạt và cơ bản đạt từ 11-14 tiêu chí.

Về phát triển nông nghiệp, Hà Nội đã sớm hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của thành phố. Các quy hoạch được xây dựng trên cơ sở nhu cầu thị trường và lợi thế của Thủ đô, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đất đai, gắn với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Nhờ đó, nền sản xuất nông nghiệp của Thành phố phát triển toàn diện theo hướng hiện đại.

Hà Nội cần phát huy vai trò hạt nhân, đi đầu cả nước trong công tác xây dựng nông thôn mới

Với sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, sự điều hành của UBND Thành phố, sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân nên sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản giai đoạn 2010-2018 tăng trưởng, phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất nông lâm thủy sản giai đoạn 2010-2018 là 3,34%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2018: Trồng trọt chiếm 41,24%, giảm 2,18% so với năm 2010; Chăn nuôi chiếm 46,34%, tăng 0,38% so với năm 2010; Thủy sản chiếm 8,02%, tăng 1,03% so với năm 2010... Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2018 đạt 259 triệu đồng/ha/năm, vượt trước 2 năm mục tiêu của Chương trình (250 triệu đồng/ha/năm), tăng 117 triệu đồng/ha/năm so với năm 2010 (133 triệu đồng/ha/năm).

Về xây dựng cơ sở hạ tầng, các huyện, thị xã và các xã đã tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đường làng, ngõ xóm được kiên cố hóa, hệ thống thoát nước cơ bản đáp ứng yêu cầu. Thành phố đã đầu tư xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, nội đồng đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, Hà Nội cũng nâng cấp và xây mới các trường học đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập tại địa phương; xây mới và sửa chữa, mua sắm các thiết bị cho các nhà văn hóa thôn đảm bảo sinh hoạt cộng đồng; cải tạo, nâng cấp, xây mới các trạm y tế đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân...

Empty

Về phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 đạt 46,5 triệu đồng/người/năm (13 triệu đồng/người/năm so với năm 2010). Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 5,43% (đầu năm 2016) xuống còn 1,81% (cuối năm 2018).

Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02 của Thành ủy; giai đoạn 2010-2015, Thành phố đã xác định công tác dồn điền đổi thửa là khâu đột phá để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân; tạo tiền đề tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo vùng chuyên canh lớn và tạo điều kiện thuận lợi thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 79.454,3/75.980,1ha (đạt 104,6%), tăng 2.562,6 ha so với cuối năm 2015. Diện tích đất dôi dư sau dồn điền đổi thửa là 1.836,9 ha, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch mở rộng các công trình phúc lợi, quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn lực thực hiện xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2016-2020, Thành ủy xác định công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa là khâu đột phá, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung, áp dụng cộng nghệ cao trong sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm, xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Thành phố đã chuyển đổi được 40.227,3 ha sau dồn điền đổi thửa sang các mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó chuyển đổi sang sản xuất lúa chất lượng cao có diện tích lớn nhất (15.677,1 ha), tiếp đến là chuyển đổi sang cây ăn quả (7.390,7ha), rau an toàn (2.932,4 ha),… một số huyện có diện tích chuyển đổi lớn như: Sóc Sơn (8.334,7 ha), Ứng Hòa (6.852,6 ha), Ba Vì (5.241,5 ha), Thanh Oai (4.440,3 ha), Phú Xuyên (2.830,6 ha), Quốc Oai (2.750,7 ha),…

Hà Nội cần phát huy vai trò hạt nhân, đi đầu cả nước trong công tác xây dựng nông thôn mới

Thành phố đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như: Các vùng sản xuất lúa chất lượng cao ở hầu hết các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn,… cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25-30%. Vùng sản xuất Rau an toàn ở các huyện: Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng… cho giá trị sản xuất từ 400-500 triệu đồng/ha/năm. Vùng trồng cây ăn quả ở một số huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm,… với giá trị từ 0,5-1 tỷ/ha/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chương trình vẫn còn một số hạn chế như: Thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi trong sản xuất còn chưa nhiều. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn là mối lo của người tiêu dùng... Kết quả xây dựng nông thôn mới giữa các huyện còn chưa đồng đều. Nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước...

Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội báo cáo tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới của Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội báo cáo tổng kết công tác xây dựng nông thôn mới của Hà Nội

Thời gian tới, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 sẽ tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyên canh tập trung, giá trị cao, bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm; phấn đấu tăng trưởng sản xuất nông nghiệp bình quân từ 3,5-4%/năm trở lên; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2020, thành phố có 85% trở lên số xã đạt chuẩn nông thôn mới

Góp sức xây dựng nông thôn mới

Tại hội nghị tổng kết, đại biểu đại diện cho các địa phương, đơn vị của thành phố Hà Nội đã trình bày tham luận nhằm chia sẻ những kết quả và bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đại diện Công ty TNHH xuất nhập khẩu KINOKO Thanh Cao (xã Đốc Tín, huyện Mỹ Đức), chị Dương Thị Thu Huệ, Giám đốc công ty đã tham luận về "Công tác đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phục vụ xây dựng nông thôn mới". Theo chị Huệ, với diện tích 30.000m2 sản xuất nấm theo công nghệ Nhật Bản, hiện mỗi ngày, Công ty sản xuất khoảng 1,5 - 2 tấn nấm kim châm chất lượng cao, đáp ứng được quy trình kiểm định khắt khe của các tổ chức trong và ngoài nước.

Các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội
Các đại biểu tham dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội

Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện tình trạng nhập lậu nấm từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ảnh hưởng lớn đến những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước. Vì vậy chị Dương Thị Thu Huệ kiến nghị các cơ quan chức năng có giải pháp ngăn chặn tình trạng nhập lậu nấm từ nước ngoài vào Việt Nam để doanh nghiệp yên tâm sản xuất ra những sản phẩm chất lượng an toàn phục vụ người tiêu dùng.

Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018 cho hai huyện Gia Lâm và Quốc Oai.

Thủ tướng Chính Phủ Nguyên Xuân Phúc trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho hai huyện Gia Lâm và Quốc Oai
Thủ tướng Chính Phủ Nguyên Xuân Phúc trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho hai huyện Gia Lâm và Quốc Oai

Tiếp đó, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã trao Cờ thi đua xuất sắc của thành phố Hà Nội cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy.

Đồng chí đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Cờ thi đua xuất sắc của thành phố Hà Nội cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy.
Đồng chí đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Cờ thi đua xuất sắc của thành phố Hà Nội cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố đã trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU Thành ủy.

Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao Cờ thi đua xuất sắc của thành phố Hà Nội cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy
Đồng chí Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao Cờ thi đua xuất sắc của thành phố Hà Nội cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy

Các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo; Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng ban Dân vận Thành ủy; Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố đã trao Bằng khen của UBND thành phố cho các các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong phong trào xây dựng nông thôn mới...

Cũng tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã trao Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội cho các hộ gia đình có đóng góp lớn trong phong trào xây dựng nông thôn mới...

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU Thành ủy
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU Thành ủy

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao kết quả Hà Nội đã đạt được trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình số 02- CTr/TU của Thành ủy.

Thủ tướng đánh giá Hà Nội là một trong ba địa phương trên cả nước có số xã xây dựng nông thôn mới lớn. Thành phố Hà Nội đã coi đây là Chương trình trọng tâm để thống nhất chỉ đạo trong 2 nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố (2010-2015 và 2015-2020). Nhờ sự chỉ đạo suyêt suốt đó, Hà Nội đã đạt được những kết quả ấn tượng, rõ nét. Hà Nội đã tập trung phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, hoàn thành dồn điền đổi thửa, tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản... Đối với nâng cao đời sống người dân, thu nhập bình quan người dân khu vực nông thôn Hà Nội cao hơn bình quân chung của toàn quốc; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU Thành ủy
Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội trao Bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình số 02- CTr/TU Thành ủy

Về những nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, TP Hà Nội cần phát huy vai trò đầu tầu, hạt nhân "đi đầu" cả nước trong phát triển. Tiềm năng vùng nông thôn Hà Nội là rất lớn: "Xứ Đoàn là đất trăm nghề"... Đó là cội nguồn phát triển kinh tế nông thôn, Hà Nội cần bảo tồn, phát triển những tiềm năng, lợi thế đó. Đối với khu vực nông thôn, Hà Nội phải gìn giữ được nét văn hóa, văn hiến của Thủ đô nghìn năm, giàu bản sắc văn hóa... Hà Nội phải đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường; đào tạo nghề cho nông dân để chuyển dần lao động nông nghiệp sang các nghề mới... Thủ tướng Chính cũng phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hà Nội xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt.

Hà Nội tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm

Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Đồng chí Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02 của Thành ủy đã đóng góp nhiều cho việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ Đại hội XVI Đảng bộ thành phố, đặc biệt trong đó có các chỉ tiêu đã về đích trước 2 năm (tính đến hết năm 2018). Đó là có 352 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 84,2% (kế hoạch nhiệm kỳ là 80%); tỷ lệ trường công lập 4 cấp (mầm non, tiểu học, THCS, THPT) đạt chuẩn quốc gia đạt 66,2% (kế hoạch là 65-70%); tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều mới còn 1,16% (kế hoạch là dưới 1,2%). Bên cạnh đó, còn rất nhiều kết quả nổi bật đã được làm rõ tại hội nghị.

Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu kết thúc Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội
Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội phát biểu kết thúc Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình 02-Ctr/TU của Thành Ủy Hà Nội

"Hà Nội rất phấn khởi được đứng trong nhóm đầu các tỉnh, thành phố có số xã đạt chuẩn nông thôn mới và mức thu nhập bình quân khu vực nông thôn cao nhất cả nước. Có được những kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở, và đặc biệt, thành tố quyết định sự thành công của Chương trình chính là sự ủng hộ và tích cực của đông đảo nhân dân", đồng chí Bí thư Thành ủy khẳng định.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục tồn tại, hạn chế qua 10 năm thực hiện chương trình, đồng chí Hoàng Trung Hải đề nghị các ban, ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể chính trị thành phố và cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã, các xã tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm của chương trình xây dựng nông thôn mới đã nêu trong báo cáo và quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô, đồng chí Hoàng Trung Hải gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm chỉ đạo của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành trung ương, các tỉnh, thành phố đối với Hà Nội trong thời gian qua và mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ trong thời gian tới.

Trang thông tin này có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương

Đọc thêm

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn Nông thôn mới

Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn

TTTĐ - Ngày 17/9, tại Quảng Ngãi đã diễn ra hội thảo tổng kết dự án "Hỗ trợ sinh kế bền vững cho nông hộ theo định hướng kinh tế tuần hoàn". Hội thảo do UBND huyện Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), tập đoàn ADM và World Vision International tại Việt Nam tổ chức.
Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững Nông thôn mới

Sóc Trăng: Phát triển nuôi tôm nước lợ hướng bền vững

TTTĐ - Nuôi tôm nước lợ trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng đứng thứ tư về diện tích nhưng đứng đầu tỷ lệ thâm canh và bán thâm canh nên có sản lượng đứng thứ ba. Ngày 28/8/2024, Đề án Phát triển nuôi tôm nước lợ tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023-2025 tầm nhìn đến năm 2030 được triển khai với hướng bền vững, sản xuất sạch,tăng năng suất và chất lượng để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững Nông thôn mới

Sinh vật cảnh góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững

TTTĐ - Tối 14/9, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp Hội Sinh vật cảnh thành phố khai mạc Festival Sinh vật cảnh lần thứ nhất năm 2024 và tổ chức quyên góp, đấu giá ủng hộ Quỹ Phòng, chống lụt bão.
Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng Nông thôn mới

Nguyên nhân đàn bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng

TTTĐ - Nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus (BVDV type 2), sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương.
Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi Nông thôn mới

Tìm giải pháp để giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi

TTTĐ - Tại Diễn đàn: “Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội” các nhà khoa học, nhà quản lý, Hội Chăn nuôi và các đơn vị doanh nghiệp trong lĩnh vực môi trường, chăn nuôi và công nghệ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính để ngành chăn nuôi phát triển theo hướng bền vững và bảo vệ môi trường.
Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ Nông thôn mới

Tổ chức đấu giá sinh vật cảnh để ủng hộ đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 dự kiến tổ chức tối 14/9, Ban tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết Nông thôn mới

Duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi cần thiết

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu các đơn vị, lực lượng tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra.
Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa Nông thôn mới

Ban hành Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa

TTTĐ - Ngày 11/9, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa. Trong đó nêu rõ chính sách hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa; đầu tư, hỗ trợ đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến Nông thôn mới

Hội Nông dân Việt Nam tặng quà tại "rốn lũ" xã Nam Phương Tiến

TTTĐ - Ngày 11/9, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm tới thăm, tặng quà, hỗ trợ người dân xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô Nông thôn mới

Không để thiếu hụt rau xanh, hàng hóa phục vụ người dân Thủ đô

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (YAGI) đi qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc liên tục xảy ra mưa lớn, nước lũ tại các sông cũng dâng cao khiến cuộc sống của nhiều người dân bị ảnh hưởng. Song, với quyết tâm không để người dân nào bị đói, bị rét, không để ai bị bỏ lại phía sau, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị kịp thời triển khai biện pháp bảo đảm cung cầu hàng hóa, báo cáo ngay khi xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến.
Xem thêm