Tag

Giới trẻ và câu hỏi: “Cưới xong ai sẽ quản tiền?”

Nhịp sống trẻ 21/10/2023 16:26
aa
TTTĐ - Trước khi bước vào hôn nhân và khi vừa mới cưới, câu hỏi: Ai giữ tiền? luôn là thắc mắc của các bạn trẻ. Thậm chí quan niệm “vợ cầm hết lương” còn là ám ảnh của không ít chàng trai trẻ trước khi lấy vợ. Vậy trong cuộc sống gia đình, ai nên là người giữ “tay hòm chìa khoá”?
Giới trẻ hào hứng trải nghiệm trợ lý ảo khi muốn khởi nghiệp Giới trẻ hào hứng trải nghiệm trợ lý ảo khi muốn khởi nghiệp

TTTĐ - Các bạn trẻ đặc biệt hào hứng với gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, dự án công nghệ khởi nghiệp sáng ...

Quản lý tài chính trong hôn nhân: Vấn đề nan giải

Những tháng đầu sau khi kết hôn, các cặp đôi thường ngại chia sẻ về câu chuyện tài chính nên nhiều bạn trẻ đã tự quản tiền của mình. Chưa có thói quen chia sẻ, chưa có tâm lý vun vén nên mỗi người sẽ chi tiêu theo thói quen cá nhân. Đây là nguyên nhân chính khiến kinh tế gia đình mất kiểm soát. Nhiều cặp đôi đã nhanh chóng rơi vào cảnh hết tiền, từ đó sinh ra lục đục, vãi vã.

 Tiền lương và thẻ ngân hàng khiến các gia đình đau đầu thời điểm mới kết hôn
Quản lý tiền lương và thẻ ngân hàng khiến các gia đình đau đầu thời điểm mới kết hôn

Bạn Hiền Dương 24 tuổi ở quận Hai Bà Trung chia chia sẻ suy nghĩ về vấn đề tài chính sau kết hôn: “Hai vợ chồng mình có “thỏa thuận” với nhau rằng mỗi người sẽ tự chủ tài chính nhưng sẽ có quỹ chi tiêu chung để cả hai cùng đóng góp”. Vợ chồng Hiền Dương quyết định để vợ sẽ là “tay hòm chìa khóa” của quỹ chung này, trực tiếp quản lý chi tiêu, kiểm soát tài chính trong gia đình.

"Tiền lương nên để vợ cầm vì con trai tính thường phóng khoáng, hay thích tụ tập bạn bè nên nhiều khi có bị lạm chi. Nếu vợ quản lý chi tiêu thì phần nào cũng giúp cho kinh tế gia đình được kiểm soát tốt hơn", Dương bày tỏ quan điểm rằng vợ nên là người quản lý chi tiêu. Cả hai vợ chồng cùng thống nhất sẽ cân nhắc và nói chuyện với nhau về tài chính gia đình, bao gồm cả những mục tiêu lớn trong cuộc sống như mua nhà, mua xe.

Đồng tình với quan niệm nên đưa tiền lương, thẻ ngân hàng cho vợ, Ngọc Hải 26 tuổi ở quận Long Biên cho rằng đàn ông thường có xu hướng phóng khoáng hơn phụ nữ nên đôi lúc không kiểm soát tốt trong việc chi tiêu. Vì thế vợ giữ tiền sẽ giúp kiểm soát được kinh tế gia đình tốt hơn.

Những buổi đi chơi, ăn uống thường là lý do khiến chi tiêu mất kiểm soát
Những buổi đi chơi, ăn uống thường là lý do khiến chi tiêu mất kiểm soát

Hải kể: “Sau khi kết hôn, vợ mình thường để cho hai đứa tự chủ tài chính, tự cầm thẻ ngân hàng. Tuy nhiên mỗi tháng khi có lương, mình thường có những buổi gặp mặt hay ăn uống cùng các anh em trong cơ quan. Tính mình khá thoải mái trong chi tiêu nên kiểm soát không sát các khoản thu chi. Mình đã nhanh chóng nhận ra đây là vấn đề và chuyển tiền lương qua cho để vợ quản lý”.

Không ít chàng trai trẻ bày tỏ sự ngỡ ngàng và bày tỏ quan điểm không đồng tình khi tiền mình tự kiếm, tự tiêu mà lập gia đình phải đưa cả cho vợ. Tuy nhiên, đưa tiền cho vợ không phải là điều bắt buộc các ông chồng. Ai là người quản lý chi tiêu tốt dù là vợ hay chồng thì người đó nên giữ kinh tế. Bởi, lập gia đình là mở ra cuộc sống mới, cả hai cần phải có kỉ luật trong mọi hoạt động cá nhân, lúc này, mỗi người không phải sống cho riêng mình mà cho một gia đình nhỏ, sắp tới còn là những đứa con. Vì thế, để duy trì gia đình hạnh phúc, bền vững thì người quả lý tài chính trong nhà rất quan trọng.

Vợ chồng cùng cố gắng chi tiêu hợp lý

Nhận định về vấn đề quản lý chi tiêu trong gia đình, tiến sĩ khoa học giáo dục Vũ Việt Anh (Tổng giám đốc Học viện Thành Công, người sáng lập và điều hành dự án "5 triệu gia đình hạnh phúc thịnh vượng", giảng viên chính dự án "5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai trên cả nước) cho biết hiện tượng này khá phổ biến trong xã hội hiện nay.

Theo tiến sĩ Việt Anh, có một số cách để vợ chồng trẻ quản lý tài chính gia đình hợp lý. Trong đó đầu tiên là phải trao đổi, thảo luận và xác định mục tiêu chung. Tiếp đến là cùng nhau lập ngân sách gia đình để theo dõi thu chi hằng tháng. Luôn có quỹ dự phòng cho những tình huống khẩn cấp hoặc các mục tiêu dài hạn.

Các cặp đôi cũng nên phân vai trách nhiệm trong quản lý tài chính gia đình. Hãy xác định người nào sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như thanh toán hóa đơn, quản lý đầu tư hoặc theo dõi ngân sách. Cố gắng tránh tích lũy nợ phí không cần thiết như thẻ tín dụng hoặc vay mua sắm. Để tránh chi tiêu phung phí, các cặp đôi nên chia khoản chi làm 2 trường hợp. Đó là những khoản chi cho nhu cầu và chi để "mua vui".

 Mỗi khoản chi tiêu trong gia đình cần có ý kiến của cả vợ và chồng
Mỗi khoản chi tiêu trong gia đình cần có ý kiến của cả vợ và chồng

Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể quản lý chi tiêu hợp lý, các cặp vợ chồng nên chia sẻ thẳng thắn về năng lực tài chính của nhau và ngồi xuống đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai để cùng cố gắng.

Đồng thời, nên hạn chế mua sắm online, chỉ sắm những thứ thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thẻ tín dụng quá mức vì dễ rơi vào cảnh nợ nần cũng như hình thành thói quen tiêu dùng xấu.

Đọc thêm

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Khen thưởng thanh niên tình nguyện, trao quà tới người dân khó khăn

TTTĐ - Chiều 7/11, Quận đoàn – Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Tây Hồ, Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024 và trao quà tặng các hộ gia đình chịu thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi) trên địa bàn quận.
Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông Nhịp sống trẻ

Răn đe, phòng ngừa tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật giao thông

TTTĐ - Trước tình trạng thanh thiếu niên vi phạm an toàn giao thông gia tăng, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã triển khai nhiều tổ công tác tuần tra kiểm soát trên khắp các tuyến đường xuyên tâm, hướng từ các huyện ngoại thành vào trung tâm Hà Nội.
Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài Nhịp sống trẻ

Luật Thủ đô: Động lực thu hút nhân tài

TTTĐ - Luật Thủ đô 2024 tập trung vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững, hiện đại hóa Thủ đô và đặc biệt là tạo ra các cơ chế ưu việt nhằm thu hút và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Những quy định trong Luật Thủ đô 2024 sẽ giúp Hà Nội khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và đổi mới sáng tạo của cả nước.
Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 3: Xử lý dứt điểm tình trạng đua xe tại Hà Nội

TTTĐ - Vụ việc các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, gây rối trật tự công cộng, gây tai nạn chết người, khiến dư luận bức xúc, lo ngại. Nhiều người dân, chuyên gia tội phạm học và luật sư...đề nghị tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên tình nguyện hỗ trợ thi công đường bộ cao tốc

TTTĐ - Ngày 7/11, Trung ương Đoàn tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai “Đợt thi đua tình nguyện tham gia hỗ trợ hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”. Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương chủ trì hội nghị.
Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo Camera 360 trẻ

Cầu nối sáng tạo, đưa bạn trẻ đến gần với nghệ thuật chèo

TTTĐ - Với thông điệp "Chèo nảy nhịp xưa, nay hòa sắc mới", dự án “Chèo nảy, chèo nay” hướng đến việc khơi dậy sự "bật nảy" của một nét văn hóa truyền thống nay hòa cùng hơi thở mới của thời đại. Hoạt động được kỳ vọng là cầu nối sáng tạo đưa bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật chèo.
Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn mạnh mẽ trở thành thương hiệu của sinh viên Thủ đô

TTTĐ - Theo Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Tiến Hưng, năm học 2023 - 2024, nhiều hoạt động trong công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh niên khối trường học đã để lại dấu ấn mạnh mẽ và trở thành thương hiệu của sinh viên, học sinh Thủ đô.
Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tôn vinh nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu

TTTĐ - Các thầy, cô giáo được tuyên dương "Nhà giáo trẻ Thủ đô tiêu biểu" năm 2024 đều có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, tác giả các bài báo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế. Họ cũng là những cán bộ đoàn nhiệt huyết, sáng tạo trong phong trào thanh niên.
Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá Tôi yêu Hà Nội

Thanh niên Thủ đô xung kích lan toả và phát triển văn hoá

TTTĐ - Hình ảnh Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện” được thanh niên Thủ đô tham gia giới thiệu, quảng bá rộng rãi và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành? Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Bài 2: Vì sao nạn đua xe lộng hành?

TTTĐ - Trước tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách đánh võng…, các cơ quan chức năng TP Hà Nội đã vào cuộc điều tra, truy tố, xét xử nhiều đối tượng với mức án nghiêm khắc. Tuy nhiên do nhiều gia đình nuông chiều, không giám sát quản lý con em nên tình trạng “quái xế” gây náo loạn đường phố vẫn tiếp tục xảy ra.
Xem thêm