Tag

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long

Người Hà Nội 21/03/2023 13:20
aa
TTTĐ - Thời gian gần đây, trào lưu chụp ảnh với tà áo dài truyền thống, cổ phục Việt Nam nở rộ và được rất nhiều bạn trẻ hưởng ứng. Nhiều bạn trẻ không ngại vượt hàng chục cây số đến Hoàng thành Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) để được "check in" với cổ phục.
Workshop cổ phục dành cho bạn trẻ đam mê với lịch sử Việt Nam Nam sinh mặc cổ phục đến trường: Lan tỏa tình yêu văn hóa dân tộc Ngày hội “Bách Hoa Khánh Hội 2022”: Tôn vinh cổ phục Việt

Những trang phục truyền thống, trang phục cổ của Việt Nam ngày càng gần gũi, phổ biến hơn với các bạn trẻ thông qua các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, nhiều bạn trẻ chủ động tiếp cận và tìm hiểu về các loại trang phục mang nét văn hóa truyền thống này.

Mỗi dịp nghỉ lễ hay cuối tuần, nhiều bạn trẻ tranh thủ chọn lựa mặc các trang phục truyền thống như áo dài, áo Nhật Bình, áo Tấc... để chụp ảnh check in sống ảo. Trong đó, Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Đình, Hà Nội) là địa điểm được phần đông các bạn trẻ lựa chọn ghé thăm để có những hình đẹp.

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long
Áo Tấc là trang phục được nhiều bạn trẻ chọn để chụp ảnh tại Hoàng thành Thăng Long (Ảnh: Khánh An)

Các ngày cuối tuần, Hoàng thành Thăng Long có hàng trăm bạn trẻ đến và tận dụng không gian mang đậm bản sắc Việt Nam tại đây để chụp ảnh. Nhiều bạn học sinh, sinh viên còn chọn nơi đây là nơi chụp ảnh kỉ yếu, ảnh lớp.

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long
Nhiều trường, lớp thuộc địa bàn Hà Nội lựa chọn nơi đây để chụp hình kỉ yếu (Ảnh: Khánh An)

Bạn Quỳnh Anh (16 tuổi, Hà Nội) cho biết: "Em xem trên Tiktok thấy rất nhiều bạn đến đây chụp ảnh với trang phục truyền thống, em thấy rất đẹp nên rủ bạn em cùng nhau đến Hoàng thành. Ở đây có rất nhiều không gian đẹp phù hợp để chụp với áo dài, áo Nhật Bình và mọi người đều rất hào hứng chụp hình với trang phục truyền thống”.

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long
Quỳnh Anh cùng nhóm bạn mặc cổ phục để chụp ảnh (Ảnh: Khánh An)

Bạn Phương Ly (19 tuổi, Hà Nội) đã di chuyển hơn 1 giờ từ Đông Anh đến Hoàng thành để chụp ảnh. "Mình chọn cổ phục Việt Nam vì nó đẹp chứ không phải vì chạy theo trào lưu. Bên cạnh đó, việc mặc trang phục truyền thống khiến mình có cảm giác rất vui, háo hức nên dù có di chuyển xa thì mình cũng cố gắng để đến đây chụp ảnh", Phương Ly cho biết.

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long
Phương Ly rạng rỡ cùng bạn “selfie” với tà áo dài (Ảnh: Khánh An)

Tương tự, bạn Thu Thủy (23 tuổi, ở Hà Nam) chia sẻ, đây là lần đầu tiên bạn cùng gia đình đến Hoàng thành Thăng Long để chụp ảnh, dù phải di chuyển một quãng đường khá xa nhưng không gian tại đây khiến bạn rất hào hứng.

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long
Thu Thủy háo hức “check-in” cùng mẹ (Ảnh: Khánh An)

"Mình thấy rất nhiều bạn trẻ chọn cổ phục để chụp ảnh và nó gần như trở thành trào lưu nên mình rủ gia đình cùng nhau đến đây để chụp ảnh. Mình cảm thấy cổ phục không chỉ đẹp mà còn mang một nét văn hóa truyền thống cần giữ gìn nên thay vì chọn đầm váy thì mình cùng mẹ quyết định chọn các trang phục này để chụp ảnh gia đình", Thu Thủy chia sẻ.

Giới trẻ đua nhau “check-in” với cổ phục tại Hoàng thành Thăng Long
Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ qua hàng triệu đồng thuê ê-kíp chụp ảnh để có những bức hình đẹp nhất (Ảnh: Khánh An)

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm