Tag

“Gieo mầm xanh” nơi địa đầu Tổ quốc

Nhịp sống trẻ 09/02/2024 14:00
aa
TTTĐ - Thái An là xã thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Nơi đây có núi Ba Tiên cao trên 2.000m so với mặt nước biển và quanh năm, suốt tháng nằm trong biển mây, sương mù. Thế nhưng nơi đỉnh cao lạnh lẽo này vẫn luôn có những người giáo viên lặng thầm bám bản để gieo mầm con chữ, mang tới hơi ấm và niềm hy vọng cho những trẻ nhỏ nơi đây.
Các luật sư tương lai tình nguyện nơi địa đầu Tổ quốc Trung thu: “Trao yêu thương - nhận nụ cười” nơi địa đầu Tổ quốc “Kỳ nghỉ hồng” nơi địa đầu Tổ quốc

Dùng ngày công lao động “đổi” học sinh đến trường

Được biết ở xã Thái An là một địa phương rất khó khăn, vùng sâu, vùng xa của huyện Quản Bạ với 100% học sinh là người dân tộc, tỉ lệ hộ nghèo trên 70%. Con số này đồng nghĩa đa số học sinh ở trường không có đủ điều kiện học tập.

Là giáo viên duy nhất viết đơn tình nguyện về trường PTDTBT Thái An để công tác, cô Lê Thu Hà hiện đang dạy bộ môn Văn của trường THCS Thái An nhớ lại: “Trước đây, tôi làm ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên và trường THPT. Những nơi tôi dạy ở ngoài thị trấn, cơ sở vật chất, điều kiện tương đối tốt. Đến năm 2018, tôi viết đơn tình nguyện xin vào trường THCS Thái An để dạy học”.

Cô Lê Thu Hà là giáo viên duy nhất viết đơn tình nguyện về trường PTDTBT Thái An để công tác
Cô Lê Thu Hà là giáo viên duy nhất viết đơn tình nguyện về trường PTDTBT Thái An để công tác

Do yêu nghề, yêu trẻ, quý mến sự thật thà của những học sinh miền núi nên cô Hà đã tình nguyện cùng chồng cống hiến ở xã Thái An. Dù chuẩn bị tinh thần tốt nhưng cô giáo trẻ vẫn bị “sốc” bởi nơi cô tình nguyện đến khó khăn hơn trong suy nghĩ của cô. “Mới đầu chuyển vào đây, tôi cũng bị hơi sốc bởi địa bàn quá nghèo nàn, heo hút. Khi đó, đường xá trong này chưa được sửa chữa, cơ sở vật chất cái gì cũng thiếu thốn, thầy cô còn không có chỗ ăn, chỗ ở, muốn gì phải ra tận huyện cách 30km, mỗi lần đi xe máy cũng mất hơn 2 tiếng đồng hồ”, cô Hà tâm sự.

Đã thế, ở vùng cao, do cuộc sống còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nên nhiều phụ huynh vẫn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Khi đến trường, ăn, ở, học tập, tâm lý… đều là trách nhiệm của cô giáo. Tuy nhiên việc đó không đáng ngại bằng nỗi lo “bị mất” học trò do các em nghỉ học giữa chừng, theo cha mẹ lên rừng phát nương, đốt rẫy.

Cô Lê Thu Hà đã được bà con, học sinh nơi đây cảm hoá bằng những sự mộc mạc, chân tình
Cô Lê Thu Hà đã được bà con, học sinh nơi đây cảm hoá bằng những sự mộc mạc, chân tình

Để giữ học sinh, giáo viên thường chia nhau đến từng gia đình thuyết phục phụ huynh. Có những cha mẹ khó khăn, các thầy, cô còn phải “đổi” những ngày lao động của mình vào cuối tuần để học sinh đến trường. Không ít lần, họ phải đi bộ 10km đường rừng vào nương phụ giúp gia đình học sinh làm rẫy… Đó là những việc làm mà các giáo viên vùng núi phải chấp nhận vất vả để nắm bắt tâm tư và vận động học sinh đi học trở lại.

Một đồng nghiệp khác của cô Hà bắt đầu công tác tại trường PTDTBT Thái An từ năm 2009 - Cô Vũ Thị Hồng Thái quê ở Tuyên Quang đã gắn bó với bản làng và các em học sinh tiểu học xã Thái An được 14 năm. Có thể nói, mọi đường đi, lối tắt để nhanh đến được điểm trường và ngay cả nỗi cực nhọc của bà con dân bản, của học trò, cô hiểu rõ như chính cuộc sống của mình.

Với đặc trưng dạy học ở miền núi, giáo viên nơi đây không chỉ cắm bản để dạy chữ mà họ còn phải học thêm nhiều điều. Từ việc học cách vượt qua những con dốc cheo leo, vận động học sinh đi học, đến học cách đối diện với nỗi nhớ nhà rưng rức mỗi khi đêm về. “Hồi mới về đây công tác, nhìn cơ sở vật chất thiếu thốn, học sinh khó khăn, nhiều lúc tôi cũng thấy tủi thân, nhớ nhà, nhất là mỗi khi đêm về đối diện với 4 bức vách được dựng sơ sài, gió lùa từng cơn buốt lạnh. Khi đó cũng chưa có điện hay mạng internet để gọi về nhà cho vơi nỗi nhớ, tôi lại đến khu bán trú để trò chuyện, lắng nghe các em nhỏ của mình tâm sự.”, cô Thái tâm sự.

Cô Vũ Thị Hồng Thái đã gắn bó với trường PTDTBT Thái An từ năm 2009
Cô Vũ Thị Hồng Thái đã gắn bó với trường PTDTBT Thái An từ năm 2009

Có đợt ở điểm Lùng Hẩu - điểm xa nhất của xã Thái An nhiệt độ xuống thấp, nhiều hôm học sinh không đủ áo ấm mặc nên ở nhà đốt lửa sưởi. Thấy học sinh không đến trường, thầy cô giáo lại chia nhóm ra để đến từng nhà hỏi thăm. “Khi vừa nhác thấy thầy cô từ xa, các em đã chạy trốn vào núi. Lúc ấy, tôi đành ngồi lại nhà các em chờ đến tận tối. Lúc nói chuyện với học sinh, tôi mới biết lý do là rét quá, đi xuống dưới trường không đủ quần áo mặc nên các em ở nhà. Từ đó, chúng tôi đi đâu cũng bảo nhau, ở dưới huyện có tủ quần áo tử thiện, tranh thủ đi qua là ghé vào chọn quần áo ấm mang về cho các em dùng.”, cô Hà thở dài.

Vừa qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện chương trình “Tình nguyện mùa Đông” tại xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Tại đây, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Giang, Công ty TNHH MTV Khoáng sản Vôi Việt, trường THPT Việt Đức và các đơn vị đồng hành khác tặng quà (gồm quà và học bổng) cho 120 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trị giá 84 triệu đồng; tặng nhà trường Khăn quàng đỏ; Bộ trống Đội trị giá: 10.000.000 đồng; tặng một công trình thắp sáng đường nông thôn bằng năng lượng mặt trời tại xã Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, trị giá 100 triệu đồng.

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Hà Giang, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã hỗ trợ Tỉnh đoàn Hà Giang thực hiện chương trình an sinh xã hội: 50.000.000 đồng; 50 suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Vị Xuyên: 25.000.000 đồng. Tổng giá trị là 279 triệu đồng.

Miệt mài gieo chữ trên non

Trước những khó khăn như vậy nhưng nhiều thầy cô bằng nghị lực, tình yêu nghề đã bám trụ và mong muốn ở lại trường để mang sức mình hỗ trợ được nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn nữa.

“Gieo mầm xanh” nơi địa đầu Tổ quốc

Thậm chí, những giáo viên nơi đây phải học tiếng Mông để có thể hiểu hết tâm tư của các em học sinh và cả gia đình

Qua những năm tháng miệt mài gieo con chữ ở vùng cao này, điều khiến những giáo viên được tiếp thêm động lực để ở lại bám trụ với nghề đó chính là những tìm cảm giản dị nhưng lại rất chân thành của các em học sinh và gia đình. “Ban đầu về đây, tôi nghĩ rằng mình khó trụ lại nổi, tuy nhiên sau này tôi dần dần bị cảm hóa bởi tình cảm của bà con nơi đây. Người dân sống thật thà, tình cảm. Những dịp lễ của thầy cô, cha mẹ, học sinh thể hiện tình cảm rất riêng như cầm cả miếng thịt gác bếp, mèn mén, rau cỏ, hoa rừng đến tặng cô”, cô Hà tâm sự.

Dù sống xa quê hương Tuyên Quang đã nhiều năm nay nhưng người gieo chữ Vũ Thị Hồng

Nối dài yêu thương

Tại chương trình “Tình nguyện mùa Đông” tại Hà Giang, Nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết:

Với tinh thần sẻ chia, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Báo và những đơn vị đồng hành thực hiện chương trình an sinh, trao tặng quà và học bổng tới các các em có hoàn cảnh khó khăn tại trường PTDTBT Thái An, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Những phần quà là công trình từ trái tim đến trái tim, mong đồng bào Hà Giang và các em nhỏ nơi đây vơi bớt những khó khăn.

Bằng tình cảm và nghĩa tình sâu nặng với mảnh đất biên cương của Tổ quốc, chúng tôi hy vọng, những món quà nhỏ sẽ khuyến khích bà con dân tộc cùng các học sinh nơi đây vươn lên trong cuộc sống. Hy vọng, thời gian tới, sẽ có thêm những công trình nữa, nối gần Hà Giang với miền xuôi, với Thủ đô Hà Nội.

Thái vẫn luôn hết mình “vượt nắng thắng mưa” để dạy học. Bởi cô biết bản thân đang là niềm hy vọng dạy học cho những “mầm xanh” đang vươn lên ở miền núi này.

Nói về lý do cắm bản, cô Hồng Thái tâm tình: “Trước kia tôi cũng có quyết định về trường ngoài thị trấn dạy nhưng tôi không đi bởi thấy rất yêu quý học sinh nơi đây, không nỡ xa các em. Dù ra thị trấn có môi trường dạy học tốt hơn nhưng tôi vẫn lựa chọn ở lại vì muốn thắp nên một tương lai tươi sáng hơn cho các em”.

Cũng bởi hoàn cảnh khó khăn nên hầu hết bố mẹ mải làm nương rẫy, không quan tâm tới con và phó mặc cho nhà trường. Bên cạnh đó, thời gian sinh hoạt của học sinh trong 1 tuần phần lớn đều ở trường, vì vậy cô Hà đã nắm bắt tâm tư các em đôi khi còn nhiều hơn phụ huynh.

“Có học sinh của tôi do nhẹ dạ, nghe theo lời mời gọi ở trên mạng, đi Bắc Giang sẽ có người lo ăn, ở và công việc. Các em bỏ học, đi bộ ra Thị trấn để bắt xe khách. Tôi biết được, vội đi xe máy chạy theo ra đến gấn thị trấn, thuyết phục em ấy quay trở về trường, sau đó gọi bố mẹ em xuống để cùng khuyên giải”.

Nhớ lại bức thư viết tay của một em học sinh cảm ơn cô vì đã dạy, chăm sóc, chia sẻ cùng em những lúc khó khăn và em xin phép gọi cô là người mẹ thứ 2. Cô Lê Thu Hà hạnh phúc chia sẻ: “Từ ấy, tôi như được bù đắp, động viên tinh thần, khi tiếp xúc nhiều với phụ huynh, tôi cũng thay đổi nhiều suy nghĩ. Hai vợ chồng đã quyết định ở đây bám trụ với nghề không muốn chuyển ra thị trấn hay về miền xuôi nữa”.

Giáo viên gần gũi, quan tâm, chăm sóc học sinh từ miếng ăn đến giấc ngủ
Giáo viên trường PTDTBT Thái An luôn gần gũi, quan tâm, chăm sóc học sinh từ miếng ăn đến giấc ngủ

Dù cuộc sống vật chất còn thiếu thốn, gian khổ nhưng chúng tôi thấy được trong ánh mắt những giáo viên nơi đây vẫn sáng lên một niềm hạnh phúc lớn lao. Đó chính là niềm hy vọng và khát khao đem con chữ đến tới những bản làng xa xôi hẻo lánh, thắp lên những nguồn sáng cho tương lai của học sinh khó khăn nơi địa đẩu Tổ quốc

Đọc thêm

Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024 Infographic

Ấn tượng Lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc của Thủ đô năm 2024

TTTĐ - Năm 2024 là năm thứ 22 Hà Nội tổ chức tuyên dương thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn Thành phố.
Những thủ khoa đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những thủ khoa đặc biệt

TTTĐ - “Bố mẹ mình đều là người làm nông, không có cơ hội được học tập vậy nên luôn mong muốn chúng mình sẽ được theo đuổi sự nghiệp học tập tại một môi trường tốt hơn.”, thủ khoa Hứa Thị Len chia sẻ.
Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thu hút, trọng dụng người tài, hiếu học của Thủ đô

TTTĐ - 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố năm 2024 đều chung một mong muốn, khát vọng được đóng góp trí tuệ, sức trẻ trong công cuộc dựng xây Thủ đô và đất nước.
Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo Tôi yêu Hà Nội

Tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô noi theo

TTTĐ - Tại lễ tuyên dương Thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, các thủ khoa xuất sắc được tuyên dương sẽ kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và Thăng Long - Hà Nội; tiếp tục “dưỡng tâm trong - rèn trí sáng - xây hoài bão lớn”, trở thành tấm gương sáng, tiêu biểu cho thanh thiếu niên Thủ đô học hỏi, phấn đấu, noi theo.
Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước Tôi yêu Hà Nội

Hoài bão tuổi trẻ hòa cùng khát vọng chung của Thủ đô, đất nước

TTTĐ - Đại diện cho 100 thủ khoa xuất sắc phát biểu tại lễ tuyên dương, thủ khoa Vũ Thu Hằng, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 cho biết: Với tất cả nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc, phát huy truyền thống Thủ đô anh hùng tuổi trẻ hôm nay nguyện không ngừng tu dưỡng, rèn đức, luyện tài, luôn xung kích trong nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo.
Thu hút, tập hợp thanh niên qua giải giao hữu PickleBall Đại hội HLHTN VN TP Hà Nội lần thứ VIII

Thu hút, tập hợp thanh niên qua giải giao hữu PickleBall

TTTĐ - Ngày 3/10, Ban Thường vụ Quận đoàn Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức giải giao hữu PickleBall thanh niên năm 2024 thu hút 23 vận động viên tham gia.
Chuyện “đàn em Vệ út” cảm tử của Hà Nội 60 ngày đêm Tôi yêu Hà Nội

Chuyện “đàn em Vệ út” cảm tử của Hà Nội 60 ngày đêm

TTTĐ - Ít ai biết, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, trong đội quân cảm tử bảo vệ Hà Nội 60 ngày đêm ấy có lực lượng đặc biệt sát bên với tên gọi thân thương: Vệ út. Họ là những “chiến sĩ nhí” quả cảm, tuổi nhỏ nhưng trí lớn cùng với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” của 70 năm về trước.
Clip thân mật giữa cô giáo, học sinh: Người trẻ phản ứng gay gắt Nhịp sống trẻ

Clip thân mật giữa cô giáo, học sinh: Người trẻ phản ứng gay gắt

TTTĐ - Mạng xã hội đang rộ lên đoạn clip ghi lại cảnh một nam học sinh có những hành động thân mật quá mức với một nữ giáo viên. Sự việc xảy ra tại một lớp học, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Tự hào lưu danh Sổ vàng Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tự hào lưu danh Sổ vàng

TTTĐ - Vinh dự và tự hào là cảm xúc chung của 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội khi tham dự Lễ ghi danh Sổ vàng năm 2024.
100 thủ khoa xuất sắc ghi danh Sổ vàng tại Văn Miếu Tuổi trẻ học và làm theo Bác

100 thủ khoa xuất sắc ghi danh Sổ vàng tại Văn Miếu

TTTĐ - Chiều 2/10, 100 thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội năm 2024 vinh dự có mặt Văn Miếu - Quốc Tử Giám để ghi tên mình vào Sổ vàng truyền thống.
Xem thêm