Tag

Giữ lửa văn hóa đọc trong kỷ nguyên số

Camera 360 trẻ 24/04/2025 09:00
aa
TTTĐ - Giữa không gian số ngập tràn nội dung hiện nay, văn hóa đọc, tình yêu đối với những trang sách lại trở nên quý giá và cần được giữ lửa hơn bao giờ hết.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc tỉnh Ninh Thuận lần thứ 4

Dễ dàng tiếp cận kho tri thức khổng lồ

Ông Lê Doãn Hợp - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh: “Sách là trường đại học tổng hợp của nhân loại, là tinh hoa của loài người, là văn bia bằng chữ của những người thành đạt để lại cho hậu thế”.

Theo ông, đọc để hiểu điều đã qua, sống vững trong hiện tại và chuẩn bị cho những sáng tạo chưa từng có. Đó là lý do sách không bao giờ bị thay thế.

Ông Lê Doãn Hợp - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
Ông Lê Doãn Hợp - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ về văn hoá đọc

Tham luận tại một Hội nghị bạn đọc, Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội) khẳng định: “Sách không chỉ là công cụ truyền đạt tri thức, mà còn là chất xúc tác mạnh mẽ để khơi nguồn cảm hứng sáng tạo trong giảng dạy và học tập. Đọc sách là nền tảng để hình thành tư duy độc lập, khát vọng học tập suốt đời”.

Tuy nhiên, theo một khảo sát gần đây, Việt Nam chỉ có 30% số người đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, thời gian dành cho đọc sách của người Việt khoảng một giờ, thuộc nhóm thấp nhất trên thế giới. Còn theo số liệu khảo sát của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường về việc sử dụng thời gian rảnh để làm việc gì là chủ yếu, có đến 41,7% số bạn trẻ trả lời là lên mạng, 20% xem phim, 16,7% nghe nhạc và chỉ có 15% trả lời là đọc sách.

Thói quen “lướt” đang dần thay thế hành vi đọc sâu. Người trẻ hôm nay dễ dàng tiếp cận kho kiến thức khổng lồ nhưng lại có xu hướng bị cuốn vào những nội dung nhanh, ngắn và “dễ tiêu hóa”. Sự tiếp xúc liên tục với video ngắn, trends… khiến họ ít dành thời gian cho những văn bản dài, đòi hỏi sự tư duy và khả năng phản biện.

 Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội)
Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn (Khoa Kinh tế, Trường Đại học Mở Hà Nội) chia sẻ về sách

Đọc vốn là một hành vi suy tư và khám phá đang dần trở thành một thói quen bị đứt đoạn trong guồng quay công nghệ. Không thể phủ nhận công nghệ số đang mở rộng cánh cửa tiếp cận tri thức. Những nền tảng như Kindle, Google Books, Spotify, các thư viện điện tử hay sách nói đang giúp hàng triệu người đọc sách thuận tiện hơn. Ngày nay, nhiều bạn trẻ vẫn duy trì thói quen đọc, chỉ khác là họ đọc theo cách mới, qua màn hình điện thoại, tai nghe hay mạng xã hội.

Tuy nhiên, cũng chính công nghệ là con dao hai lưỡi. Nó khiến con người dễ chọn sự tiện lợi hơn chiều sâu, dễ đọc lướt hơn đọc kỹ. Văn hóa đọc, suy cho cùng, không chỉ là hành vi tiếp nhận thông tin, mà là cách xây dựng tư duy, cảm xúc và cả bản sắc cá nhân. Đọc sách thực sự là hành trình khám phá bản thân, là nghệ thuật sống chậm, lặng lẽ đối thoại với tri thức nhân loại.

Khơi nguồn đam mê đọc sách cho người trẻ

Câu hỏi đặt ra là: Người trẻ còn yêu sách chăng? Câu trả lời là: Có, thậm chí còn đầy sáng tạo. Họ yêu sách nếu sách biết đến gần với họ hơn. Những sáng kiến như “Đại sứ Văn hóa đọc”, “Tủ sách HOU”, “Đổi sách lấy cây xanh”, các cuộc thi review sách, video ngắn truyền cảm hứng… đang thổi luồng gió mới vào cộng đồng yêu sách trẻ. Người trẻ không quay lưng với sách, chỉ là cần một lý do đủ lớn để mở lại trang đầu tiên.

Bạn Nguyễn Hoàng Minh, sinh viên trường Đại học Văn hoá Hà Nội chia sẻ: “Sách giống như người bạn biết lắng nghe. Khi mệt mỏi, tôi không tìm đến mạng xã hội, mà chọn một trang sách để tĩnh lại”. Những tâm sự ấy chính là minh chứng rằng sách chưa bao giờ lỗi thời, chỉ cần được đọc lại bằng một trái tim đồng cảm và tâm trí rộng mở.

Các em học sinh tham quan các gian trưng bày sách trong Ngày hội
Các bạn trẻ Thủ đô cùng đọc sách, tạo dựng thói quen và thắp lửa tình yêu với sách

Anh Đỗ Đình Thắng (Chủ cửa hàng bán máy đọc sách, tại Hà Nội) cho rằng: Giữ lửa văn hóa đọc trong thời đại số không có nghĩa là khước từ công nghệ, mà là biết tận dụng nó như một công cụ hỗ trợ. Các trường học, thư viện, tổ chức thanh niên hoàn toàn có thể chuyển từ không gian đọc truyền thống sang không gian mở, nơi sách hiện diện qua màn hình, qua hình ảnh sáng tạo, qua podcast, book review hay video TikTok.

Đồng thời, vai trò khơi nguồn từ gia đình và nhà trường vô cùng quan trọng. Một đứa trẻ lớn lên trong căn nhà đầy sách, nơi cha mẹ yêu đọc, sẽ tự nhiên phát triển tình yêu với sách. Một lớp học biết khuyến khích đọc tự do, có những tủ sách mini đầy màu sắc sẽ gieo hạt giống đọc cho tương lai.

Thạc sĩ Phạm Văn Tuấn, chia sẻ thêm: “Sách là báu vật tinh thần quý giá. Muốn phát huy giá trị của sách trong nhà trường, cần tạo nên một hệ sinh thái học thuật gắn kết, nơi giảng viên là người dẫn đường, thư viện là kho tri thức sống động và sinh viên là người đồng hành khám phá. Khi hệ sinh thái ấy được nuôi dưỡng bền vững, văn hóa đọc sẽ trở thành ngọn lửa tri thức, thắp sáng hành trình phát triển của người học trong kỷ nguyên số”.

Tuy vậy, yếu tố quyết định nhất vẫn là lựa chọn cá nhân. Mỗi ngày chỉ cần dành 15 phút cho sách, cũng là bước đầu quan trọng. Bởi đọc không phải để giỏi hơn ai, mà để hiểu hơn chính mình. Trong dòng chảy hối hả của thời đại số, sách là nơi để tâm trí tìm về sự tĩnh lặng. Đọc không chỉ để biết, mà để hiểu; không chỉ để học, mà để cảm.

Giữ lửa văn hóa đọc không chỉ là nỗ lực văn hóa, đó là một hành động cách mạng trong thế giới của tốc độ. Mỗi trang sách lật mở là một khoảnh khắc ta thắng được chính mình, trước thói quen lướt, xao lạc. Đọc để chúng ta sống chậm hơn, sâu hơn và sáng hơn, đó chính là hành trình mỗi người trẻ hôm nay có thể chọn để giữ ngọn lửa văn hóa, giữ lửa cho chính mình và cho cả mai sau.

Ý kiến bạn đọc

Đọc thêm

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nữ sinh nghiên cứu STEM Camera 360 trẻ

Tạo động lực, truyền cảm hứng cho nữ sinh nghiên cứu STEM

TTTĐ - Ngày 10/5, Trung tâm Hỗ trợ Học sinh, Sinh viên TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức hội nghị “Nữ sinh và STEM” năm 2025. Đây là một sự kiện trọng điểm trong khuôn khổ dự án STEMherVN của MSD Việt Nam.
Dàn đại sứ đình đám giúp sĩ tử nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi Camera 360 trẻ

Dàn đại sứ đình đám giúp sĩ tử nhẹ nhàng vượt ngàn bài thi

TTTĐ - Không chỉ có những gương mặt truyền cảm hứng quen thuộc, chương trình Tiếp sức mùa thi 2025 còn ghi dấu ấn đặc biệt với sự xuất hiện của các đại sứ từ nhiều lĩnh vực, đặc biệt có chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI). Mục tiêu chung của tất cả là hướng tới một kỳ thi nhẹ nhàng, hiệu quả, giúp thí sinh vững tâm bước vào giai đoạn quan trọng của tuổi học trò.
Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ Camera 360 trẻ

Khởi nghiệp trẻ giữa “tâm bão AI”: Cơ hội bứt phá từ công nghệ

TTTĐ - “Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) giúp Việt Nam vươn lên, nắm bắt cơ hội từ sự dịch chuyển toàn cầu. May mắn của thế hệ trẻ ngày nay là hệ sinh thái khởi nghiệp nước ta đang nhận được nhiều sự ủng hộ từ thể chế, chính sách của Nhà nước và cộng đồng quốc tế”.
Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm Giao thông

Nhiều học sinh "nhờn luật", “bình thường hóa” việc không đội mũ bảo hiểm

TTTĐ - Tại nhiều cổng trường ở Hà Nội, hình ảnh học sinh điều khiển xe đạp điện, xe máy điện mà không đội mũ bảo hiểm đang trở nên phổ biến đến mức đáng lo ngại. Dù quy định pháp luật đã có, hậu quả thực tế đã được cảnh báo nhưng ý thức tự bảo vệ và chấp hành luật của một bộ phận học sinh, cùng sự buông lỏng từ gia đình, nhà trường, vẫn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đối với đối tượng này mỗi ngày.
Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê Camera 360 trẻ

Giới trẻ Hà thành thích thú “đóng đô” ở quán cà phê

TTTĐ - Với nhiều người trẻ, học sinh hay freelancer (lao động tự do), đi uống cà phê trở thành thói quen và khó có thể cắt giảm dù kinh tế khó khăn. Họ sẵn sàng chi 50.000-70.000 đồng cho một ly nước.
Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên Camera 360 trẻ

Tháng 5 – mùa ký ức gọi tên

TTTĐ - Những chuyến đi về nguồn không chỉ là hành trình tìm hiểu lịch sử, ký ức hào hùng, mà còn là dịp để thế hệ trẻ vun đắp lòng yêu nước, biết ơn quá khứ và có trách nhiệm hơn với tương lai của dân tộc.Với nhiều người, những chuyến đi ấy không chỉ là dịp học tập, trải nghiệm, mà còn là những kỷ niệm sâu sắc nuôi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen Camera 360 trẻ

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

TTTĐ - Thế hệ Gen Z - những người trẻ lớn lên trong kỷ nguyên số, được kỳ vọng sẽ tận dụng được lợi thế của mình để chủ động nắm bắt cơ hội học tập và phát triển tại môi trường quốc tế.
Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn Camera 360 trẻ

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

TTTĐ - Ban Bí thư Trung ương Đoàn vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Olympic tiếng Anh dành cho cán bộ trẻ lần thứ VII, năm 2025 với chủ đề “Vietnamese Youth Officials stepping into the thriving era together with English” (Cán bộ trẻ cùng tiếng Anh bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc).
Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng Camera 360 trẻ

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

TTTĐ - Đoàn viên, thanh niên phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, TP Hà Nội) đã triển khai nhiều hoạt động như tuyên truyền, giám sát, phối hợp cùng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng di dời, hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới nhằm phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục.
Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z Camera 360 trẻ

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

TTTĐ - Trong kỷ nguyên số, xu hướng làm việc hiện đại đang thay đổi cách người trẻ tiếp cận công việc, từ việc kết hợp AI đến làm việc tự do và làm việc từ xa để đạt hiệu quả tối ưu mà vẫn duy trì cân bằng cuộc sống.
Xem thêm