Giáo viên nghỉ hè có được hưởng chế độ ốm đau, dưỡng sức?
Chế độ ốm đau, dưỡng sức của giáo viên được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ảnh minh họa)
Bài liên quan
Người lao động hưởng chế độ ốm đau như thế nào?
Nghỉ quá 14 ngày làm việc, có phải đóng bảo hiểm y tế?
Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động?
Xin nghỉ không lương sau khi nghỉ thai sản có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Vấn đề bạn hỏi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian nghỉ hè là thời gian nghỉ phép hàng năm, thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau: Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điểm 1.2 Khoản I Công văn số 4831/LĐTBXH-BHXH ngày 17/11/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn: Trong thời gian người lao động nghỉ phép hàng năm không giải quyết chế độ thai sản khi khám thai, sẩy nạo, hút thai, phá thai bệnh lý hoặc thai chết lưu và chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản.
Căn cứ quy định nêu trên, như vậy giáo viên trong thời gian nghỉ hè không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản khi khám thai, sẩy nạo, hút thai, phá thai bệnh lý hoặc thai chết lưu và chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.