Tag

Giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học - nghề gian khó

Giáo dục 11/12/2019 13:20
aa
TTTĐ - Chọn cho mình nghiệp “gõ đầu trẻ”, giáo viên xác định làm làm công tác chủ nhiệm là điều tất yếu. Với công việc này, niềm vui và nỗi buồn luôn đồng hành, nhất là trong xã hội hiện đại, môi trường sư phạm đã có nhiều thay đổi. Làm sao để bớt “nhọc nhằn” hơn khi nhận về mình công việc này là điều được nhiều giáo viên trẻ quan tâm...

Giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học - nghề gian khó

Giáo viên chủ nhiệm là công việc gian khó, nhiều thử thách (ảnh minh họa)

Bài liên quan

Vụ học sinh trường Gateway tử vong: Khởi tố giáo viên chủ nhiệm

Bộ GD - ĐT lấy góp ý về quy định công nhận giáo viên dạy giỏi

Trường học "ngàn đô" hay "dân thường" - Con bạn vẫn chỉ là đứa trẻ...

Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo kiểm tra phản ánh vụ học sinh nghi bị cô chủ nhiệm đánh vào mắt

Quảng Bình: Một học sinh lớp 6 nhập viện vì "ăn" 231 cái tát

Khổ vì cảnh “làm dâu trăm họ”

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2011 nhưng chị Nguyễn Thị Hiền (Mỹ Đức, Hà Nội) lại chọn cho mình một lối đi khác trong nghề giáo. Chị nộp hồ sơ ứng tuyển về một trường tiểu học thay vì đi dạy cấp học THPT đúng theo chuyên ngành được đào tạo. “Lý do đơn giản là bởi, mình thấy yêu những đứa trẻ”, chị chia sẻ.

Cho đến nay, chị đã gắn bó với giáo dục tiểu học được 7 năm. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc cô giáo tuổi 30 đã 7 năm làm công tác chủ nhiệm. Chia sẻ về những khó khăn trong nghề, chị tâm sự: “Công việc của giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học khá nặng nề. Phải quản lý một lớp học như cha mẹ học sinh với trên dưới 50 em. Mỗi em một cá tính, một tính cách, một hoàn cảnh. Không được thiên vị, mà phải công bằng tuyệt đối với trò. Phải hiểu học sinh để vui buồn cùng các em. Từ sự quan tâm, hành động đến lời nói của giáo viên cũng phải rất cân nhắc, đòi hỏi có nghệ thuật. Vì tâm hồn học sinh rất nhạy cảm, mong manh, dễ vỡ, dễ tự ái, dễ có những bộc phát thái quá, thiếu kiềm chế”.

Không chỉ dạy học, giáo viên chủ nhiệm tiểu học phải vừa dạy, vừa “dỗ” trò. “Chuyện khóc lóc, dỗi hờn, bỏ ăn, “kiện tụng” bạn nọ bạn kia là chuyện “cơm bữa”. Vì thế, nếu không kiên nhẫn, giáo viên rất dễ stress”, chị Hiền bày tỏ.

Cũng đã nhiều năm gắn bó với công tác chủ nhiệm ở một trường tiểu học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), chị Lê Thị Thu Hương lại chia sẻ những áp lực gặp phải từ phía ban giám hiệu nhà trường, gia đình và cả giáo viên bộ môn.

“Tuy học sinh là chung của toàn trường nhưng hễ lớp nào có vấn đề gì là giáo viên chủ nhiệm phải chịu “sự quy kết” từ nhiều phía: “Học trò của lớp thầy/lớp cô… đó!”. Nhiều phụ huynh đồng nhất giáo viên chủ nhiệm là nhà trường, nên cái gì đúng sai, bức xúc đều trút lên giáo viên chủ nhiệm. Nhiều lãnh đạo nhà trường coi giáo viên chủ nhiệm là “linh hồn” của lớp học, chủ chốt trong việc giáo dục học sinh, nên mọi kế hoạch hoạt động, tiêu chí đánh giá thi đua đều đặt nặng lên vai họ, tạo áp lực lên họ. Có giáo viên chủ nhiệm phải bỏ cả cơm trưa vì học sinh quậy phá…”, chị Thu Hương bày tỏ.

Chị Thu Hương cũng cho rằng, không chỉ nặng nề về chuyên môn, ứng xử với phụ huynh, học sinh, giáo viên chủ nhiệm hiện nay phải “đèo bồng” nhiều sổ sách, nặng nề về ghi chép. “Có quá nhiều loại văn bản phải lưu làm cho hồ sơ chủ nhiệm trở nên nặng nhọc. Cùng với đó là việc họp hành, sinh hoạt quá nhiều, rất mất thời gian, làm cho nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi. Chưa hết, song song với ích lợi của việc ứng dụng các trang mạng xã hội facebook, zalo…, việc kết nối sinh hoạt các nhóm như hiện nay cũng đem đến nhiều phiền toái. Giáo viên chủ nhiệm bị chi phối công việc mọi lúc mọi nơi, suốt cả ngày lẫn đêm”, chị Hương tâm sự.

Làm sao để công tác chủ nhiệm trở nên đơn giản, nhẹ nhàng là điều mà nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ quan tâm. Ảnh minh họa
Làm sao để công tác chủ nhiệm trở nên đơn giản, nhẹ nhàng là điều mà nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ quan tâm. Ảnh minh họa

Nguyên tắc ứng xử

Làm sao để công tác chủ nhiệm trở nên đơn giản, nhẹ nhàng là điều mà nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên trẻ quan tâm. Chị Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: “Theo tôi, chức năng của giáo viên nói chung và của giáo viên chủ nhiệm nói riêng trong giai đoạn hiện nay đã phần nào thay đổi. Nhiệm vụ và chức năng của giáo viên chủ nhiệm trong giai đoạn hiện nay giống như một người bạn lớn, là đàn anh - đàn chị chứ không còn là “như mẹ hiền”. Chúng tôi phải nhanh nhạy nắm bắt tâm tư của các em để kịp thời chia sẻ, uốn nắn, khuyên bảo bằng tình cảm, trách nhiệm của một người anh, người chị chứ không thể lấy “cái uy” của người thầy ra để “răn đe” học sinh như thời học sinh của chúng tôi trước đây”.

Thực tế, với nhiều giáo viên trẻ, dù còn “non tuổi nghề” nhưng công tác chủ nhiệm lại khá đơn giản, dễ dàng. Chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong việc làm công tác chủ nhiệm ở cấp tiểu học, chị Trần Thị Quỳnh – giáo viên dạy tiểu học ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết: “Tôi nhận thấy, dù làm giáo viên chủ nhiệm hay làm bất cứ công việc gì cũng khó tránh khỏi những sơ sảy, không được như mong muốn của 100% phụ huynh. Vì vậy, tôi luôn có thái độ sống cởi mở, cầu thị và yêu thương học sinh, đối xử với chúng bằng cái tâm của người mẹ. Tôi nghĩ, phụ huynh sẽ hiểu được điều đó và phối hợp với giáo viên để làm tốt công tác giáo dục học sinh”.

Trong các buổi tập huấn chuyên đề về “Nguyên tắc ứng xử sư phạm” cho giáo viên, lý giải cho nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn xung đột giữa thầy và trò, TS. Nguyễn Thị Bích Hồng (Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh) chỉ ra nguyên nhân: Do giáo viên chủ nhiệm thiếu kỹ năng ứng xử sư phạm trong khi đa số học sinh hiện nay lại thiếu niềm tin vào người lớn. Giáo dục nhà trường hiện nay là hậu quả của hiệu ứng “vết dầu loang” của các quan hệ xã hội. Quan trọng nhất là nền tảng văn hóa cá nhân. Nhiều giáo viên và học sinh hiện nay có nền tảng thấp. Nếu xây dựng nền tảng văn hóa cá nhân tốt sẽ hạn chế xung đột thầy - trò.

TS. Nguyễn Thị Bích Hồng khuyên giáo viên chủ nhiệm khi gặp tình huống ứng xử với đối tượng phụ huynh quá khích là: Thứ nhất, chăm chú lắng nghe, không ngắt lời; thứ hai, bình tĩnh và nhìn thẳng vào họ; thứ ba, thỉnh thoảng nhắc lại lời họ nói (kỹ thuật “hạ hỏa”); thứ tư, khoan có thái độ trước sự than phiền (trong mọi sự rắc rối nào đó cũng cần phải kiểm chứng); thứ năm, xin lỗi và lấy làm tiếc về việc đã xảy ra; thứ sáu, bất luận họ đúng hay sai, đều phải cảm ơn họ về sự việc.

Đọc thêm

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Xem thêm