Tag

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động tối đa nguồn lực để phát triển

Xã hội 18/07/2023 15:58
aa
TTTĐ - Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần bổ sung một số vấn đề để môi trường thực sự là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô; Cụ thể hóa mục tiêu Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong nền kinh tế xanh, kinh tế số “có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.
Tạo diễn đàn để đội ngũ trí thức, nhà khoa học góp ý hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) Phân cấp, giao quyền mạnh hơn cho Thủ đô nhưng phải có cơ chế tương ứng để thực hiện Thể hiện rõ hơn các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tạo cơ chế cho Thủ đô chủ động giải quyết công việc của TP

Ngày 18/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo Lấy ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần thứ hai.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu khai mạc hội thảo
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, cơ quan xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bám sát 3 Nghị quyết của Trung ương và 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua. Theo kế hoạch, đến tháng 10/2023, dự thảo sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần thứ nhất.

Đến nay, Ban soạn thảo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang tập trung hoàn thiện 3 nhóm vấn đề lớn: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, tạo cơ chế cho Thủ đô chủ động giải quyết công việc của thành phố; Huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô; Tạo nhiều cơ chế đặc thù để huy động tối đa nguồn lực (tài chính, đất đai, tài sản công, nguồn nhân lực chất lượng cao...), khai thác triệt để ưu thế, lợi thế, tiềm năng, thế mạnh để giải quyết những vấn đề bức xúc của Thủ đô, phát triển đô thị theo hướng xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Tham gia thảo luận, các chuyên gia, nhà khoa học đều bày tỏ quan điểm cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô trước những yêu cầu bức thiết đang đặt ra trong sự phát triển của Thủ đô hiện nay. Qua 10 năm thực hiện Luật Thủ đô đã đạt được những dấu ấn khá toàn diện trong phát huy vai trò vị thế Thủ đô, cả với vùng và cả nước. Tuy nhiên cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, nhất là về cơ chế đặc thù, bất cập so với một số luật mới ban hành.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bố cục gồm 6 chương, 59 điều, tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012. Theo đó, Hà Nội là đô thị đa chức năng, loại đô thị đặc biệt. Vị trí, vai trò trước hết và quan trọng bậc nhất của Thủ đô là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia”, rồi đến “là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ” và “là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

Vì thế, Thủ đô Hà Nội phải tập trung thực hiện và làm tốt lần lượt các nhiệm vụ cơ bản như: Xây dựng và quản lý đô thị văn minh, hiện đại, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến; Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ cao, công nghệ lõi; Phát triển kinh tế, tập trung du lịch, dịch vụ về tài chính, khoa học và công nghệ, trong đó chủ yếu là công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ sạch...

Để thực hiện được những nhiệm vụ trọng tâm đó, Thủ đô Hà Nội phải có sự đột phá về xây dựng chính quyền đô thị, trong phân cấp, phân quyền; Cơ chế, chính sách về nguồn nhân lực, tài chính, giao thông đô thị...

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động tối đa nguồn lực để phát triển
Thạc sĩ Đặng Huy Đông tham gia thảo luận

Cần sửa đổi, bổ sung các vấn đề về môi trường

Thạc sĩ Đặng Huy Đông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, một trong những nội dung quan trọng của Luật Thủ đô là xin phép được thực hiện cơ chế để triển khai phát triển Hệ thống đường sắt đô thị sức tải lớn tốc độ cao (MRT) theo mô hình TOD gắn với phát triển các khu đô thị hỗn hợp tại các nhà ga của mạng lưới MRT. Mô hình này không chỉ xây dựng hệ thống MRT mà còn là cơ hội để thành phố cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường, giảm phát thải các-bon nhờ giảm tỷ lệ người sử dụng phương tiện cá nhân, tăng tỷ lệ người sử dụng phương tiện giao thông công cộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội ngang tầm các đô thị tiên tiến hiện đại của khu vực châu Á...

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động tối đa nguồn lực để phát triển
Quang cảnh hội thảo

Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề để môi trường thực sự là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô, cụ thể hóa mục tiêu Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong nền kinh tế xanh, kinh tế số “có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho rằng, cần bổ sung Điều 10: “Giao Hội đồng Nhân dân thành lập, tổ chức, giải thể Sở Môi trường Hà Nội - là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Hà Nội và Đội quản lý trật tự xây dựng - môi trường (thêm môi trường so với dự thảo) là tổ chức hành chính tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố”.

Lý giải đề xuất, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho rằng, cần thành lập Sở Môi trường cũng như Đội quản lý trật tự xây dựng - môi trường vì môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Thủ đô là của cả nước, cần có một Sở chức năng riêng biệt để quản lý môi trường, để Thủ đô xanh - sạch - đẹp, văn minh - văn hiến - hiện đại. Hiện nay, cán bộ quản lý môi trường Thủ đô rất ít, không đủ để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ. Hơn nữa, Luật Bảo vệ môi trường 2020 với các quy định mới về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, quản lý chất thải rắn, kinh tế tuần hoàn... đã phân cấp nhiều chức năng, nhiệm vụ mới cho các tỉnh, thành, quận, huyện...

Các ý kiến cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu của Dự thảo Luật, với nhiều điểm mới, có tính cụ thể và sát thực tiễn hơn; Đã được nghiên cứu bài bản, khoa học, tiếp thu có chọn lọc nhiều ý kiến đóng góp.

Kết thúc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn hoan nghênh các đề xuất, kiến nghị tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học với thành phố. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cho biết, ban soạn thảo sẽ tổng hợp để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đọc thêm

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Xem thêm