Tag

Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết – Bài 4: Có dấu hiệu thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Bạn đọc 20/09/2019 14:58
aa
TTTĐ - Ông Đinh Trung, nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận cho rằng, cách định giá thu tiền sử dụng đất đối với Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết là rẻ mạt, không sát giá thị trường và có nhiều khuất tất, đem lại lợi nhuận kếch xù cho doanh nghiệp, làm thất thu ngân sách nhà nước có thể lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết – Bài 4: Có dấu hiệu thất thu ngân sách hàng nghìn tỷ đồng

Bài liên quan

Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết - Bài 1: Những dấu hiệu bất thường

Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết - Bài 2: Thanh tra Chính phủ bị "tố" bao che sai phạm

Bộ Xây dựng có “bật đèn xanh” cho tỉnh Bình Thuận làm trái?

Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết là một trong những khu đất đắc địa nhất của TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận
Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết là một trong những khu đất đắc địa nhất của TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Liên quan tới Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận), sau khi chuyển đổi mục đích từ sân golf, dư luận đặt câu hỏi, việc định giá tiền sử dụng đất của dự án có vị trí đắc địa nhất của TP Phan Thiết có đúng và sát giá thị trường, có thất thu ngân sách không?. Cần phải làm rõ vấn đề này, thì mới chỉ ra được có tiêu cực, tham nhũng và lợi ích nhóm trong đó hay không?

Khu đất “vàng” định giá thu tiền sử dụng đất rẻ mạt

Theo nội dung báo cáo của Thanh tra Chính phủ nhận xét đơn phản ánh của ông Đinh Trung, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Bí thư tỉnh ủy Bình Thuận thể hiện: “ UBND tỉnh Bình Thuận xác định giá đất để làm căn cứ thu tiền sử dụng đất chưa chính xác, có nguy cơ gây thiệt hại ngân sách nhà nước” là có cơ sở một phần.

Ông Đinh Trung cho rằng, đã thanh tra thì phải kết luận có thất thu, thiệt hại cho ngân sách qua việc định giá thu tiền sử dụng đất của UBND tỉnh Bình Thuận như đơn phản ánh không; nếu có là bao nhiêu?. Tiền nong phải tính toán cụ thể chứ không thể nhận xét đại khái, chung chung một cách trừu tượng là “có cơ sở một phần”.

Phối cảnh dự án khu du lịch biển Phan Thiết. (ảnh IT)
Phối cảnh dự án khu du lịch biển Phan Thiết. (ảnh IT)

Qua tìm hiểu của phóng viên, khu đất sân golf Phan Thiết là khu “đất vàng”, nằm ở vị trí đẹp nhất nhì thành phố Phan Thiết, 2 mặt giáp đường Tôn Đức Thắng và Nguyễn Tất Thành, một mặt giáp bờ biển, mặt còn lại giáp khu đô thị hiện hữu.

Theo Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận ngày 26/12/2014: “Ban hành quy định về bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận áp dụng từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019”.

Theo đó, tại Khoản 1, Điều 1 của quy định (Ban hành kèm theo quyết định này) ghi: “Quy định này quy định về nguyên tắc xác định giá từng loại đất và Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, là căn cứ để tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho nhà nước, đối với trường hợp đất trả lại là đất nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất…..”

Cụ thể, tại trang 5 và 6 Phụ lục số 6, Bảng giá đất TP Phan Thiết (Kèm theo Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Bình Thuận) quy định: Giá đất đường Nguyễn Tất Thành là 11 triệu đồng/m2; Giá đất đường Tôn Đức Thắng là 14 triệu đồng/ m2; Giá đất trục đường ven biến là 8,4 triệu đồng/m2.

Quyết định giá đất trên là căn cứ vào Nghị định của Chính phủ và Hội đồng nhân dân tỉnh. Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Thuận không áp dụng giá đất theo Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 để tính giá tiền sử dụng đất đối với KĐT Du lịch biển Phan Thiết, trong khi cả 3 mặt tiền của dự án đều có giá đất cụ thể?

Ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Bình Thuận có Quyết định số: 3371/QĐ- UBND “ Về việc phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2 được phép chuyển mục đích sử dụng đất của Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết”.

Tại Điều 1 của quyết định này ghi: “Phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất đối với diện tích 363.523,6 m2, được phép chuyển mục đích sử dụng đất của Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết là 936.800.000.000 đồng.”. Như vậy, giá thu tiền sử dụng đất tại Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết chỉ gần 2,6 triệu đồng/m2.

Như vậy, chỉ cần so sánh giá tiền sử dụng đất do nhà nước quy định tại 2 con đường Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, theo Quyết định số 59/2014/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 với giá tiền sử dụng đất của KĐT Du lịch biển Phan Thiết theo Quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 thì đã cao gấp gần 5 đến 6 lần.

Nếu căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm giao đất thì cao gấp gần 10 lần. Vì thực tế giá thị trường các tuyến đường nằm quanh khu đô thị này tại thời điểm giao đất có giá đất từ 15 đến 24 triệu đồng/m2. Và chỉ trong vòng một năm chủ đầu tư vừa xây dựng cơ sở hạ tầng vừa phân lô, bán nền, giá đất dự án thấp nhất 20 triệu đồng/ m2, giá cao nhất gần 40 triệu đồng/ m2. Hiện tại, giá bán đất tại KĐT này còn cao hơn nữa.

Đối với việc định giá đất của UBND tỉnh Bình Thuận cho khu đất “vàng này”, trong Báo cáo của Thanh tra Chính phủ thể hiện: “Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận đã giao Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận ký hợp đồng tư vấn thẩm định giá với Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (đơn vị tư vấn thẩm định giá đất).

Theo đó, đơn vị tư vấn thẩm định giá đất áp dụng phương pháp thặng dư để xác định giá đất; ước tính các khoản doanh thu, chi phí thực hiện theo từng năm và chiết khấu về giá trị hiện tại tại thời điểm định giá đất để tính toán giá đất cụ thể theo quy định tại Khoản 4, Điều 6 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất.

Giá đất tại khu đô thị biển Phan Thiết (Bình Thuận) hiện nay có giá trên 40 triệu đồng/m2
Giá đất tại khu đô thị biển Phan Thiết (Bình Thuận) hiện nay có giá trên 40 triệu đồng/m2

Như vậy, theo phương pháp thặng dư, ước tổng chi phí phát triển quy về thời điểm định giá đất là 1.892.002.952.612 đồng (trong đó: chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng là: 1.278.580.000.000 đồng); ước tổng doanh thu phát triển khu đất quy về thời điểm hiện tại là: 2.828.744.378.327 đồng. Tổng số tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp ngân sách nhà nước là 936.800.000.000 đồng.

Ông Đinh Trung cho rằng, cách tính giá tiền sử dụng đất theo phương pháp thặng dư theo hướng dẫn tại Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cần phải xem lại việc áp dụng có phù hợp đối với dự án này hay không?. Thông tư này, hướng dẫn theo phương pháp thặng dư, nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng cơ sở hạn tầng trên đất được Nhà nước giao để bán, hoặc cho thuê chứ không phải xây dựng hạ tầng kỹ thuật rồi phân lô bán nền. Vì thực tế, Chủ đầu tư dự án hiện nay chủ yếu là phân lô bán nền, trái với mục đích được duyệt là xây dựng và kinh doanh nhà phố, biệt thự, nhà cao tầng.

Mặt khác, cần xem xét lại tỉ lệ chiết khấu về giá trị hiện tại, tại thời diểm định giá đất. Về vấn đề này, ông Đinh Trung cho rằng, tỉ lệ chiết khấu này không đúng, dẫn đến ước tính tổng doanh thu phát triển không phải là 2.828 tỷ 744 triệu đồng mà con số đó cao hơn rất nhiều.

“Lấy ước tính tổng doanh thu phát triển trừ ước tính tổng chi phí phát triển (quy về thời điểm hiện tại), còn lại là tổng giá trị tiền sử dụng đất của khu đất vàng và giá tiền sử dụng đất gần 2,6 triệu đồng/m2 là không thể chấp nhận được” – Ông Trung cho biết..

Có dấu hiệu thất thu ngân sách hàng ngàn tỷ

Bản chất của thất thu ngân sách là do cách định giá thu tiền sử dụng đất không đúng, chứ không phải đợi đến khi nhà đầu tư thực hiện xong công trình, có kiểm toán, quyết toán chi phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Đối với Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết, nếu chi phí thấp hơn 1.693.637 đồng, nhà đầu tư cam kết nộp bổ sung phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước, nhưng đây là chi phí do nhà đầu tư tự định ra, và chưa được tổ chức có thẩm quyền thẩm định theo quy định của Luật xây dựng là trái quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ lại cho rằng: Chính do chưa có hướng dẫn cụ thể, chi tiết của cơ quan chuyên ngành, nên trong Quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 (phê duyệt giá đất cụ thể của Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết) UBND tỉnh Bình Thuận đã thận trọng quy định: “Sau khi nghiệm thu quyết toán công trình chi phí đầu tư thấp hơn 1.693.637.072.523 đồng, Nhà đầu tư có trách nhiệm nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước phần chênh lệch. Nếu phát sinh tăng trong chi phí dự phòng nhà đầu tư tự chịu,”. Vì vậy, việc xác định nghĩa vụ tài chính cho dự án này “có nguy cơ thiệt hại ngân sách nhà nước” là không có cơ sở.

Ông Đinh Trung cho biết, nhận xét của Thanh tra Chính phủ như vậy là đang mâu thuẫn với nội dung nhận xét đơn phản ánh của công dân, là có cơ sở một phần, như vậy nhận xét này đang đúng, sai nhập nhằng.

Mặt tiền phía biển của dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận)
Mặt tiền phía biển của dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết (Bình Thuận)

Trong một diễn biến khac, tại Văn bản Kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ghi: “Phương án xác định giá trị đất để chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, được UBND tỉnh chỉ đạo chặt chẽ, Hội đồng thẩm định giá của tỉnh, Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam và các ngành liên quan đã tiến hành các khâu, các bước thẩm định giá đất khá công phu; đã bám sát các quy định, thông tư hướng dẫn, tranh thủ ý kiến các bộ ngành Trung ương, đã thu thập, khảo sát nhiều thông tin có liên quan trong và ngoài tỉnh để làm cơ sở tính toán xác định giá đất theo đúng trình tự, sát hợp với tình hình thực tế”.

Tuy nhiên, thực tế cho đến ngày 12/11/2015, Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam mới có Chứng thư thẩm định giá số 15/11/194BĐS/Bth, và ngày 19/11/2015, Hội đồng thẩm dịnh giá của tỉnh Bình Thuận mới có Văn bản thẩm định giá. Như vậy, trên cơ sở nào mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhận xét như vậy?

Điều kì lạ nữa là trước đó, ngày 29/5/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận có tờ trình số 274/TTr-STNMT gửi UBND tỉnh đề nghị, tổng số tiền sử dụng đất của dự án là 757. 946 triệu đồng, trong khi chủ đầu tư Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết có Văn bản số 204-BC/TH-RĐ ngày 24/12/2013 đề nghị, khi tỉnh cho chuyển mục đích đất sân golf, thì sẽ nộp tiền sử dụng đất hơn 1000 tỷ đồng. Như vậy, Tờ trình của Sở Tài nguyên và Môi trường là có vấn đề, có dấu hiệu bất thường?

Trong khi đó, kết quả Kiểm toán nhà nước về nội dung xác định giá đất đối với KĐT du lịch biển Phan Thiết đã xác định sai về chi phí (tăng so với quy định). Trong phương án tính tiền sử dụng đất đã làm giảm tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách. Cụ thể là giảm số tiền nộp ngân sách là 19.993.798.000 đồng, Kiểm toán nhà nước cũng đã kiến nghị và chủ đầu tư đã nộp khoản tiền này vào NSNN.

Như vậy, trong trường hợp không có Kiểm toán nhà nước, thì số tiền này lọt vào túi ai và có thất thu ngân sách không? Thanh tra Chính phủ đã không xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào để xảy ra sai phạm này.

Ông Đinh Trung cho rằng, cách định giá thu tiền sử dụng đất đối với Dự án KĐT Du lịch biển Phan Thiết như vậy là rẻ mạt, có nhiều khuất tất, không sát giá thị trường, đem lại lợi nhuận kếch xù cho doanh nghiệp và làm thất thu ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên vì lý do nào đó, Thanh tra Chính phủ lại cố tình bỏ qua.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô tiếp tục thông tin./.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm