Tag

“Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ

Công nghệ số 13/10/2021 16:35
aa
TTTĐ - Sự bùng nổ của cách mạng công nghệ 4.0 giúp cho việc sắm online trên các sàn thương mại điện tử trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Việc “đắm chìm” trong loại hình này đang khiến nhiều người trẻ lãng phí thời gian, tiền bạc và thậm chí dẫn đến kiệt quệ.
Hậu đại dịch, người trẻ ngày càng đam mê vào bếp Áp lực “phải đẹp” trên mạng xã hội của nhiều người trẻ Nới lỏng giãn cách, nhiều người trẻ vẫn thận trọng, hạn chế ra đường Giới trẻ và câu chuyện đi làm trở lại hậu giãn cách

Mua sắm online trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) đã xuất hiện từ rất lâu, được nhiều người biết đến và sử dụng. Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 vẫn còn đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, việc đi lại còn nhiều khó khăn, ngành nghề này lại càng có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn.

Chẳng cần phải ra đường với bụi bặm, mưa gió mà chỉ cần ngồi một chỗ, người dùng cũng có thể mua được mọi thứ trên trời dưới đất. Không phải tiếp xúc với nhiều người mà cứ thấy món nào ưng ý, người dùng có thể thêm ngay vào “giỏ hàng”. Ngoài ra còn có những đợt giảm giá kịch sàn, voucher giảm giá, miễn phí vận chuyển... khiến cho nhiều bạn trẻ không thể nào rời mắt khỏi.

“Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ
Mua sắm online trên các sàn TMĐT đang được nhiều bạn trẻ sử dụng vì tính tiện lợi mà nó mang lại

Vì sự tiện lợi và một không gian đầy sức hút đó, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng "dâng mình" cho các sàn TMĐT, nói cách khác là tự nguyện làm "nô lệ" cho những sàn này. Mỗi tháng họ "đốt" hàng chục triệu vào việc mua sắm online, mỗi ngày không nhận được vài ba cuộc gọi của “shipper ruột” là thấy trong lòng trống trải.

Mới chỉ là giữa tháng nhưng số đơn hàng online đặt trên các sàn TMĐT của Ngọc Huyền (24 tuổi, sống tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã lên tới hơn 30 món. Tiền lương tháng vừa rồi của Huyền đã dành gần hết cho việc mua sắm này.

“Từ nồi niêu xoong chảo, bát đĩa cốc chén đến quần áo, mỹ phẩm, thậm chí cả đồ ăn vặt… mình đều đặt hết trên đây cho tiện. Thú thực là mình ngại mua trực tiếp hẳn đi sau khi “chơi” cùng mua hàng online.

Không chỉ vì tiện mà mình còn thấy mua hàng trên các sàn TMĐT khá đảm bảo, giá lại rất tốt, nếu hàng có vấn đề cũng có thể trả lại. Ngoài ra có thể mua nhiều món đồ ở xa mà không cần phải tốn quá nhiều tiền ship”, Huyền nói.

“Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ
Đa dạng mặt hàng khiến việc lựa chọn mua sắm của khách hàng trở nên dễ dàng hơn trên các sàn TMĐT

Khi mua hàng online trên sàn TMĐT, cảm giác mỗi đơn hàng chỉ cần có mã giảm giá 20.000 đồng thôi rồi cộng thêm cả miễn phí vận chuyển khiến Huyền cảm thấy mình đang “lãi”. Để sử dụng được những mã đó thì Huyền phải mua hàng với một giá trị đơn hàng nhất định khiến cho từ việc vào shop mua cái bát lại tiện tay chọn thêm khăn trải bàn, đĩa, ly, tách... cho đủ điều kiện được giảm giá.

Chọn xong, dù có thấy nhiều nhưng cô gái trẻ cũng không nỡ bỏ cái gì. Mỗi lần như vậy Huyền đều mua hết vì tiếc mã giảm giá. Cùng với đó, tâm lý nhiều người như Huyền mỗi khi cơn "nghiện" đã dâng lên thì bất chấp, kể cả có phải trả tiền ship hay không được áp mã giảm giá cũng “cắn răng” mua.

“Dấu hiệu của một "con nghiện" mua sắm online như mình chính là ngày nào cũng phải mở ứng dụng, lượn ra lượn vào các sàn TMĐT. Nhiều khi chỉ muốn tìm một món đồ đang cần nhưng sau khi lướt lên lướt xuống thì đã thấy có một đống món khác trong giỏ hàng. Thỉnh thoảng cũng muốn cai "nghiện" nhưng đến lúc đặt hàng mình lại tự nghĩ "giá có hơn 100.000 đồng thôi mà, cũng không nhiều lắm", làm mình cứ thế tiêu sạch tiền tiết kiệm”, Huyền chia sẻ thêm.

“Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ
Mua sắm online rất dễ khiến người dùng "nghiện"

Mới "lạc" vào con đường sàn TMĐT chưa lâu nhưng Khánh Linh (27 tuổi, nhân viên ngân hàng) đã trở thành “khách hàng thân thiết” tại các sàn này. Từ những thứ nhỏ như dây buộc tóc, hộp đựng đồ trang sức đến gia vị, đồ làm bếp, đồ ăn vặt, rồi tăm nước, son, đồ trang trí nhà cửa... cô gái trẻ đều mua hết. Sau gần 3 tháng sử dụng, tài khoản của Khánh Linh leo băng băng lên hạng kim cương trên một ứng dụng sàn TMĐT.

“Ngày trước mở điện thoại ra là mình sẽ vào check mạng xã hội còn bây giờ, cứ hở ra là mình vào app TMĐT dù không có nhu cầu mua gì cả. Thế rồi cứ lướt lướt và chốt đơn vì thấy "trống vắng quá, hôm nay không có đơn nào". Có nhiều thứ mà chưa chắc mình đã dùng đến nhưng đã vào đến app rồi mà không mua thì thấy ngứa ngáy, khó chịu lắm”, Linh nói.

Tính cụ thể, mỗi tháng Khánh Linh đã chi khoảng 10 triệu đồng vào TMĐT, gần hết số lương mà cô gái trẻ kiếm được mỗi tháng. Dù có nghĩ loáng thoáng đến việc từ bỏ con đường này nhưng đến khi định bỏ thì Linh lại không làm được vì chỉ cần buồn, lướt sàn TMĐT một lúc là cô lại vui ngay.

“Đốt sạch tiền” vào các sàn thương mại điện tử - cuộc chiến không hồi kết của giới trẻ
"Đốt sạch tiền" vào những ứng dụng sàn TMĐT có thể khiến người tiêu dùng phải "trả giá"

Những người “nghiện” TMĐT như Ngọc Huyền hay Khánh Linh không hiếm trong thời điềm hiện tại. Tâm lý thích mua sắm online, thích đặt hàng có thể giải quyết được những căng thẳng, áp lực của cuộc sống, đem lại niềm vui nhất thời. Với sự hỗ trợ giảm giá, dùng thẻ tín dụng online lại khiến nhiều bạn trẻ có được sự tiện lợi để "mua hàng vì đam mê" chứ không xài của mình hơn.

Dù vậy, bạn trẻ nên cân nhắc thật kỹ khi phụ thuộc vào các ứng dụng mua sắm này. Khoản tiền bỏ ra hàng tháng để đổi lại niềm vui phút chốc đôi khi lại là con dao 2 lưỡi khiến nhiều bạn trẻ túng thiếu, kiệt quệ mỗi khi thực sự cần sử dụng tiền vì nó phá hỏng các kế hoạch tài chính cũng như thói quen tiết kiệm của nhiều người.

Đọc thêm

Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ Công nghệ số

Chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

TTTĐ - Việc giao tự chủ cho tổ chức nghiên cứu, chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu không có nghĩa là buông lỏng trách nhiệm, mà để tạo cơ chế linh hoạt hơn để khuyến khích đổi mới...
Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số Chuyển đổi số

Điện Biên quyết tâm thực hiện “trận đánh lớn” trên mặt trận số

TTTĐ - Sáng nay (6/5), tỉnh Điện Biên đã phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và phong trào “Bình dân học vụ số” với mục tiêu phổ cập AI, ứng dụng công nghệ, kỹ năng số cho người dân trong thời đại số.
Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI” Công nghệ số

Điện Biên: Nhiều hoạt động trong “Ngày hội AI”

TTTĐ - Ngày 6/5, tại Điện Biên sẽ diễn ra “Ngày hội AI”. Tại sự kiện này, Sở KH&CN tỉnh Điện Biên sẽ phát động Chiến dịch “Điện Biên Phủ - Hành trình phủ AI” và Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm Công nghệ số

Hành trình "số hóa" công tác dân vận giải phóng mặt bằng từ thôn xóm

TTTĐ - Trong bối cảnh kỷ nguyên số với sự bùng nổ của thông tin và mạng xã hội, công tác dân vận giải phóng mặt bằng và giải quyết các vấn đề dân sinh đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Tại xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Đoàn xã đã chủ động thích ứng, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành để triển khai mô hình dân vận linh hoạt, kết hợp giữa phương pháp truyền thống và ứng dụng công nghệ số, từng bước tháo gỡ những vướng mắc và xây dựng sự đồng thuận trong cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp Công nghệ số

TP Hồ Chí Minh ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa ra mắt hệ thống cảnh báo khẩn cấp về an ninh trật tự (ANTT) để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến ANTT trên địa bàn.
Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Công nghệ số

Tuổi trẻ Bình Thuận số hóa địa chỉ đỏ Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh

TTTĐ - Tỉnh đoàn Bình Thuận phối hợp cùng Thành đoàn TP Hồ Chí Minh và Trường Đại học Công nghệ Thông tin TP Hồ Chí Minh chuẩn bị ra mắt công trình thanh niên "Số hóa Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Bình Thuận".
Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn Công nghệ số

Việt Nam bước vào kỷ nguyên số không giới hạn

TTTĐ - Trong kỷ nguyên mới - nơi mỗi phút giây là bước nhảy vọt của công nghệ, thế giới không còn ranh giới địa lý, giới hạn tri thức hay khuôn khổ truyền thống - Việt Nam đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ: Tiến vào tương lai bằng sức mạnh của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh Công nghệ số

150 đội hình “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Quảng Ninh

TTTĐ - Tuổi trẻ Quảng Ninh xác định phong trào “Bình dân học vụ số” là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể hiện rõ vai trò đoàn viên, thanh niên trong đồng hành với nhân dân trong thời đại số.
Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số Công nghệ số

Hà Nội: Gần 76% giáo viên trung học đã kích hoạt chữ ký số

TTTĐ - Sáng 25/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thí điểm học bạ số cấp trung học theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của gần 6.000 cán bộ quản lý, giáo viên.
Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Công nghệ số

Tuổi trẻ tiên phong trong kỷ nguyên đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Trong dòng chảy sôi động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang trở thành động lực chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển nhanh, bền vững và thịnh vượng thì thế hệ trẻ - đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên chính là lực lượng tiên phong, xung kích và sáng tạo nhất. Họ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại - là “chủ thể số”, “công dân số kiểu mẫu” kiến tạo tương lai Việt Nam bằng trí tuệ và khát vọng.
Xem thêm