Tag

Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch

Môi trường 16/12/2021 15:48
aa
TTTĐ - Sáng 16/12, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”, với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia để phân tích cụ thể về các mô hình chuyển đổi, những giải pháp căn cơ phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của người dân.
Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng đến sớm hơn mọi năm Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Làm gì để duy trì và phát huy sau đại dịch? Phát triển hệ thống lương thực thực phẩm bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Chủ động ứng phó xâm nhập mặn, thiếu nước tại Đồng bằng sông Cửu Long Sơ kết Nghị quyết 120 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long Cần Thơ: Công bố báo cáo kinh tế thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2020
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch”
Các vị khách mời tại Tọa đàm

Khách mời tham dự tọa đàm gồm: Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài; Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ; GS.TS Trần Thục – Phó Chủ tịch, Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về BĐKH; GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ.

Thay đổi diện mạo ĐBSCL

Theo nhận định của các vị khách mời, chủ trương thuận thiên của Nghị quyết 120 của Chính phủ ra đời rất đúng lúc, nhất là khi BĐKH ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ đến ĐBSCL mà còn đến cả thế giới.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài cho biết, BĐKH trong thời gian qua tác động sâu rộng đến đời sống dân sinh, đời sống KTXH của ĐBSCL. Để giải quyết vấn đề này, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (PCTT) và Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành những chương trình, nghị quyết… đặc biệt là Chiến lược quốc gia về PCTT.

Trong Chiến lược có các chương trình, dự án cụ thể. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về phát triển kinh tế ĐBSCL… “Những chương trình, chiến lược này từng bước đi vào cuộc sống, thực tế chúng ta đang tận hưởng hiệu quả từ khoa học, các loại giống mới… để người dân có thể chuyển đổi sinh kế cho phù hợp, nâng cao giá trị sản xuất” – ông Trần Quang Hoài chia sẻ.

Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài
Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN&PTNT Trần Quang Hoài

Từ đầu cầu Cần Thơ, GS Võ Tòng Xuân cho rằng: “Bốn năm vừa qua, sau khi có Nghị quyết 120, tôi thấy rõ là các tỉnh cũng như các bộ, ngành có chuẩn bị chuyển sang giai đoạn thuận theo thiên nhiên để phát triển ĐBSCL, đi tới kinh tế nông nghiệp. Các địa phương đã mạnh dạn cùng với bà con nông dân phát triển cây kỹ thuật, hệ thống canh tác. Ruộng lúa mùa mưa rất nhiều nước, chuyển sang mùa khô nuôi tôm có lợi”.

GS Võ Tòng Xuân kiến nghị, khi Chính phủ triển khai cụ thể Quy hoạch ĐBSCL sẽ giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại. Ví dụ như, có những nơi mùa mưa chứa nước nhiều quá nhưng mùa khô lại không có, thay vì 3 vụ lúa tốn kém nước ngọt hiếm hoi, thì mùa khô có thể chuyển sang trồng xoài. Các đơn vị liên quan và bà con nông dân cần ngồi lại cùng với doanh nghiệp có đầu ra lớn để trao đổi cụ thể hơn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân
Giáo sư Võ Tòng Xuân

Nhận định về những bước tiến của ĐBSCL từ khi có Nghị quyết 120, GS. TS Trần Thục cho rằng, trong 4 năm qua, Nghị quyết đã tạo ra nhiều bước tiến lớn, nhất là trong phát triển thủy sản với 3 yếu tố là nước sạch (nước ngọt sạch, nước mặn sạch), giống và đầu ra.

GS.TS Trần Thục đánh giá cao việc thực hiện các đề án về nước sạch, có nhiều đề án đang và đã hoàn thành ở Sóc Trăng, Bến Tre, đặc biệt năm 2021 đã hoàn thành đề án cống Kênh Cụt (Rạch Giá)... Những đề án này sẽ đảm bảo cung cấp nước ngọt sạch cho nuôi trồng thủy sản.

Nước mặn sạch cho nuôi trồng thủy sản sẽ khó khả thi hơn vì giá thành cao quá.

“Hiện nay, vấn đề tồn tại là nước cấp cho nuôi trồng thủy sản và nước thải vẫn sử dụng chung qua các kênh nên gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản. Thời gian tới, để phát triển nuôi trồng thủy sản thì phải khắc phục tồn tại này” – GS.TS Trần Thục góp ý.

Hiến kế triển khai có hiệu quả Nghị quyết 120, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ cho rằng, phải chú trọng hơn nữa vào các giải pháp thuận thiên, bảo đảm phù hợp với môi trường. Đồng thời, đây là giai đoạn cả nước thực hiện Quy hoạch phát triển vùng đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và năm 2050. Đây là cơ hội xây dựng quy hoạch tích hợp phù hợp hệ sinh thái, bảo đảm phù hợp cảnh quan, tạo thuận lợi cho DN, người dân phát triển liên kết vùng, liên kết TPHCM và Đông Nam Bộ trong thời gian tới.

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ
Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ

Tận dụng lợi thế về năng lượng tái tạo của ĐBSCL

Tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cam kết mạnh mẽ Việt Nam giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời nhất trí ủng hộ những tuyên bố và sáng kiến quan trọng về bảo vệ rừng, chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, hỗ trợ thích ứng cho các cộng đồng địa phương và giảm thiểu khí metan.

Có thể nói, chuyển dịch năng lượng là yếu tố không thể thiếu để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Chính vì vậy, cần tận dụng hết những lợi thế, tiềm năng năng lượng tái tạo để phát triển ĐBSCL thích ứng với những sự thay đổi từng ngày, từng giờ của biến đổi khí hậu.

Chia sẻ thêm về nội dung này, ông Nguyễn Đình Thọ cho biết, ĐBSCL là khu vực có lợi thế về năng lượng tái tạo, 11/13 tỉnh của ĐBSCL có lượng bức xạ mặt trời đạt mức 1387/1534 kWh/năm và thời gian khu vực này có nắng 2.200 đến 2.500 giờ/năm. Vì vậy, đây là khu vực có thể tận dụng tiềm năng phát triển về nặng lượng mặt trời. về năng lượng gió, khu vực này có tiềm năng rất lớn dọc khu vực ven biển, tới 1.200-1.500 mW.

Ngoài ra, ĐBSCL cũng là khu vực tận dụng được nguồn năng lược sinh khối với nguồn sinh phẩm nông nghiệp lên tới 23 triệu tấn/năm. Đây chính là khu vực trọng điểm để Việt Nam có thể đạt được kết quả như Thủ tướng cam kết tại COP26.

GS. Trần Thục trao đổi tại Tọa đàm
GS. Trần Thục trao đổi tại Tọa đàm

Đồng quan điểm này, GS.TS Trần Thục cho biết: “Bước sang 2022, để đạt mục tiêu phát thải ròng còn bằng 0 vào năm 2050, cần có sự tuyên truyền rộng rãi tạo sự đồng thuận của người dân. Khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời lớn, nhưng quỹ đất không còn nhiều, do đó, nếu chỉ làm năng lượng mặt trời thì ít hiệu quả kinh tế. Cách làm hiệu quả là cần kết hợp năng lượng mặt trời với thuỷ sản, nông nghiệp”.

Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu quan điểm “Mọi hành động ứng phó với BĐKH phải dựa vào tự nhiên, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể để phát triển bền vững”. Ông Trần Quang Hoài cho biết, Bộ NN&PTNT đã triển khai quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề "thuận thiên".

Đối với xây dựng công trình, các nhà khoa học trong nước và quốc tế cũng như Bộ NN&PTNT xác định xây dựng công trình phải phù hợp thực tiễn của khu vực ĐBSCL, phù hợp với biến đổi khí hậu.

Các nhà quản lý, chuyên gia sẽ phân tích cụ thể về các mô hình chuyển đổi, những giải pháp căn cơ phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH
Các nhà quản lý, chuyên gia sẽ phân tích cụ thể về các mô hình chuyển đổi, những giải pháp căn cơ phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH

“Về phòng chống thiên tai cho khu vực, chúng tôi tập trung vào yếu tố con người là quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, lũ ở một số khu vực không kém gì những trận lũ năm 2000 khi chúng ta thiệt hại gần 500 người dân.

Năm 2016 không có người dân nào bị thiệt mạng vì chúng ta thực hiện rất quyết liệt việc nâng cao năng lực cộng đồng, hướng dẫn người dân bảo vệ an toàn tính mạng và sức khỏe bằng những chương trình như cấp nước sạch, đảm bảo sinh kế cho bà con”, ông Trần Quang Hoài cho biết.

Hiện nay, các địa phương đang tích cực trong việc gắn bảo đảm an toàn trong thiên tai với xây dựng nông thôn mới vì đây là những nội dung, những điểm sáng mà rất nhiều địa phương đã làm rất tốt như Đồng Tháp, Cà Mau - những vùng bị ảnh hưởng nặng nề của của thiên tai nhưng đời sống của người dân đều đang từng bước được nâng lên.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 97/CĐ-TTg ngày 17/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Xem thêm