Tag
“Thần nông” trẻ thời công nghệ số: Việc khó tạo người tài

Bài 3: Những người trẻ khiến “đất cằn nở hoa”

Camera 360 trẻ 11/11/2023 08:13
aa
TTTĐ - Ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện khắc nghiệt nhưng bằng ý chí, nghị lực và sức trẻ không ít thanh niên nông thôn đã khiến “đất cằn nở hoa”. Họ không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn góp phần thay đổi diện mạo quê hương.
“Thần nông” trẻ thời công nghệ số: Việc khó tạo người tài Bài 2: Nông dân trẻ “đón đầu” công nghệ số

Khởi nghiệp trên đất đồi “3 không”

Những ngày đầu khởi nghiệp, 3ha đất đồi Nguyễn Lê Ngọc Linh (Như Xuân, Thanh Hóa) mượn của bố mẹ để xây dựng mô hình “Vườn rừng bản Thổ” chỉ là một quả đồi trọc 3 không: Không đường, không điện, không nước. Trong khi đó, mục tiêu của cô là khôi phục nguồn gen thực vật bản địa, tái sinh rừng và phủ xanh núi đồi…Rất nhiều người đã hoài nghi, liệu Linh có thể làm được?

Linh kể: “Mình là người dân tộc Thổ được sinh ra ở xã Hóa Quỳ (huyện Như Xuân, Thanh Hóa), một xã miền núi nghèo, thuộc huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Mảnh đất được người ta nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Trời nắng cuốc xuống đất cuốc nảy lên, trơ trọi toàn sỏi đá. Mùa mưa đất dính nhẹm, muốn có ăn, có mặc chỉ có cách thoát ly. Đó cũng là điều cha mẹ mình lấy ra để răn dạy, rằng cố học mà thoát nghèo. Mình cố gắng học, ra đi, bám trụ ở thành phố và có một công việc tốt, thu nhập hấp dẫn là mơ ước trong mắt bao người”.

Bài 3: Những người trẻ khiến “đất cằn nở hoa”
Nguyễn Lê Ngọc Linh

Thế nhưng, Linh vẫn thấy đau đáu trong mình một nỗi đau khi mỗi lần trở về chỉ thấy những quả đồi núi trọc lóc ngày càng nhiều, đất bỏ hoang bạc thếch. Ở quê chỉ có người già và trẻ thơ nheo nhóc. Những người dân nơi đây luôn bị cái nghèo bủa vây.

Đặc biệt, câu chuyện người họ hàng của Linh phải chạy vạy khắp nơi mới đủ 2 triệu đồng để đi cấp cứu trong đêm tối khiến cô gái trẻ có suy nghĩ cháy bỏng: "Nhất định phải có cách nào đó để những người thân yêu sống tốt ngay trên chính mảnh đất của mình. Sao đất cứ phải bỏ hoang mà phải bon chen, vật lộn nơi xứ người, cực khổ mà cũng không đủ ăn?"

Một ngày cuối năm 2017, Linh hào hứng nói với chồng về mô hình "Vườn rừng bản Thổ". Tuy nhiên, thứ cô gái trẻ nhận lại là sự phản đối của chồng và hai bên gia đình. Linh vẫn âm thầm chuẩn bị cho kế hoạch của bản thân. Cô lao vào tìm kiếm các giải pháp về nông nghiệp bền vững, đọc sách và tham gia các hội nhóm về nông nghiệp.

“Ngày đó, cứ có hội nhóm nào chứa từ “nông nghiệp” là mình tham gia. Ngày đi làm, tối thức đến 2-3h sáng lọ mọ đọc hết mọi bài viết người ta chia sẻ. Ai chia sẻ kiến thức chi tiết, mình nhắn tin xin kết bạn rồi tìm trang của họ đọc. Bài nào hay mình lấy giấy bút ghi chép lại các ý”, Linh chia sẻ.

Bài 3: Những người trẻ khiến “đất cằn nở hoa”
Nguyễn Lê Ngọc Linh (bên phải) với sản phẩm của "Vườn rừng bản thổ"

Năm 2018, Linh quyết định bỏ phố về quê lập nghiệp với 3 héc ta đất đồi bố mẹ cho mượn để xây dựng mô hình "Vườn rừng bản Thổ". Dù bắt đầu khởi nghiệp trên một quả đồi trọc, không đường, không điện, không nước nhưng Linh coi đó là động lực để phấn đấu.

Mục tiêu của Linh là tạo ra một mô hình vườn rừng bền vững. Ở đó sinh kế được đảm bảo mà không cần chặt đi cây rừng nào, không cần hủy hoại sức khỏe của bản thân và cả hệ sinh thái bởi thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học mà năng suất cây trồng vẫn cao.

Sau khi thành công, Linh sẽ nhân rộng và liên kết với các hộ nông dân xung quanh để trồng vườn rừng và mở rộng diện tích ra những vùng đồi trọc, trồng độc canh keo, cao su. Từ đó, người nông dân có thể sống đủ đầy, thậm chí sống khỏe mạnh trên chính mảnh đất của mình.

Bài 3: Những người trẻ khiến “đất cằn nở hoa”
Ngọc Linh giới thiệu các sản phẩm của "Vườn rừng bản thổ"

Vì mục tiêu đó, Linh bền bỉ nỗ lực từng ngày dù vấp phải rất nhiều khó khăn. Tính đến tháng 10/2021, vườn rừng bản Thổ đã phủ xanh được 3ha đồi trọc với hơn 100 loài cây, bao gồm một số cây rừng bản địa như (lim, trám, dẻ, sả sịa, mắc khén, dổi nếp). Xen vào đó, Linh trồng các cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (bưởi, ổi, mít, hồng xiêm, na, xoài, dứa, chuối, đu đủ, đào); các cây dược liệu (chùm ngây, thiên môn đông, gừng, tỏi, nghệ, cúc hoa, đậu biếc, bồ công anh) hoàn toàn theo canh tác hữu cơ để không gây tổn hại cho con người và hệ sinh thái tự nhiên.

Khi thấy những tín hiệu tích cực từ dự án vườn rừng bản Thổ của Linh, hợp tác xã Bản Thổ đã được thành lập để liên kết với bà con nuôi ong tại các bìa rừng. Cô gái trẻ dựa trên điều kiện tự nhiên (vùng đồi núi thuận lợi nuôi ong, trồng cây thảo dược) và khảo sát thị trường (miền xuôi khó cạnh tranh) để cùng cộng sự xây dựng xưởng chế biến mật ong lên men.

Linh áp dụng công nghệ quảng bá sản phẩm, mang đến câu chuyện chân thực cho người tiêu dùng. Mô hình mang lại doanh thu đạt 1 tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 400 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 15 thanh niên.|

Làm du lịch trên “Sống lưng khủng long”

Với quyết tâm và sự dám nghĩ, dám làm, chàng trai trẻ Thào A Dinh (xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn vay vốn, áp dụng khoa học công nghệ để khởi nghiệp trên quê hương. Không chỉ tạo dựng con đường đi riêng cho bản thân, Dinh còn góp phần quảng bá văn hóa đặc sắc quê hương tới du khách muôn phương.

Bài 3: Những người trẻ khiến “đất cằn nở hoa”
Thào A Dinh

Háng Đồng nơi Dinh sống đồng bào dân tộc Mông chiếm tỷ lệ 100%. Cuộc sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn, sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, quê hương anh lại được thiên nhiên ban tặng cảnh vật hùng vĩ, trong đó có “Sống lưng khủng long”.

“Sống lưng khủng long” có địa thế khá đặc biệt, sống núi hướng thẳng về phía thung lũng giữa 2 xã Tà Xùa và Háng Đồng, tựa như chiếc mỏ neo. Nếu nhìn từ xa, ngọn núi có hình giống như sống lưng của một con khủng long đang nằm ngủ.

“Sống lưng khủng long” là một trong những điểm ngắm mây lý tưởng. Sáng sớm, khi mặt trời vừa ló rạng, cũng là thời điểm xuất hiện những áng mây trắng bồng bềnh, lãng đãng ôm lấy “Sống lưng khủng long”, hòa cùng với ánh nắng bình minh, tạo thành bức tranh nhiên nhiên huyền ảo. Đến đây, du khách được ngắm nhìn biển mây bồng bềnh trong ánh bình minh và chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang óng ánh mùa nước đổ.

Dinh nhận thấy tiềm năng thế mạnh của địa phương là phát triển du lịch gắn với sản xuất nông nghiệp truyền thống. Vì thế, khi rời quân ngũ, chàng trai trẻ mong muốn lập nghiệp ngay trên quê nhà. Năm 2017, Dinh mở homestay phục vụ khách du lịch đến địa phương. Tích lũy kinh nghiệm một năm, 2018, anh mạnh dạn mượn bạn bè, vay ngân hàng 300 triệu đồng thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp, du lịch sinh thái khủng long Háng Đồng với 7 thành viên. Hợp tác xã đã xây dựng homestay ngay dưới chân “Sống lưng khủng long” phục vụ khách nghỉ ngơi, tham quan. Đây là mô hình homestay chưa từng có ở Háng Đồng nên Dinh gặp không ít khó khăn.

“Kinh nghiệm của mình còn non yếu lại gặp khó khăn trong giao tiếp vì khả năng nói tiếng Kinh chưa tốt. Nhiều lúc, khách không hiểu được mình, may mắn họ luôn cảm thông và chia sẻ”, Dinh chia sẻ.

Bài 3: Những người trẻ khiến “đất cằn nở hoa”
A Dinh chuẩn bị phòng cho khách

Quyết tâm lập nghiệp, khắc phục khó khăn, Dinh tìm tòi ý tưởng, tiếp tục mở rộng thêm homestay tại "Sống lưng khủng long". Anh còn lập fanpage quảng bá rộng rãi dịch vụ, giới thiệu món ăn đặc trưng của người Mông như gà đồi, rau cải mèo... Nhờ đó, khách du lịch ngày càng biết đến nhiều hơn.

Dinh cùng các thành viên trong hợp tác xã còn thực hiện các tua dẫn khách tham quan địa điểm có cảnh đẹp ở địa phương như: “Sống lưng khủng long”, “Đỉnh núi u bò”, “Tam giác quỷ”, thác nước...

Không chỉ phát triển du lịch, anh còn chú trọng tới việc tiêu thụ nông sản cho người dân như măng trúc khô… Vượt qua nhiều khó khăn do dịch bệnh, mô hình của Dinh vẫn được duy trì tốt tạo thu nhập và việc làm cho người dân địa phương.

Dinh cho biết, Háng Đồng là xã vùng III, đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Yên, địa hình bị chia cắt phức tạp, chủ yếu là đồi núi cao, suối sâu. Xã có 6 bản, 100% là đồng bào dân tộc Mông, đời sống còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy, anh luôn mong muốn làm điều gì đó đóng góp xây dựng quê hương, giúp nâng cao đời sống của người dân.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tiếp nhận 1,450 tỉ đồng hỗ trợ Nhân dân bị ảnh hưởng bão lũ Camera 360 trẻ

Tiếp nhận 1,450 tỉ đồng hỗ trợ Nhân dân bị ảnh hưởng bão lũ

TTTĐ - Sáng 13/9, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tổ chức chương trình tiếp nhận nguồn lực ủng hộ, hỗ trợ thanh thiếu nhi và Nhân dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ.
Tỉnh đoàn Bình Dương kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Bình Dương kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão, lũ

TTTĐ - Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Bình Dương, ngày 12/9, tại trụ sở Tỉnh đoàn, Bí thư Tỉnh đoàn Trần Thị Diễm Trinh đã khởi xướng phong trào quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ sớm nhất Camera 360 trẻ

Hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ sớm nhất

TTTĐ - Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương nhấn mạnh hoạt động hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ hết sức ý nghĩa, thể hiện truyền thống tương thân tương ái. Các Tỉnh, Thành đoàn kêu gọi tuổi trẻ toàn đơn vị tham gia với tinh thần trách nhiệm cao nhất, hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả bão lũ sớm, nhanh nhất.
500 bạn trẻ be bờ, giúp người dân chống bão, lũ Camera 360 trẻ

500 bạn trẻ be bờ, giúp người dân chống bão, lũ

TTTĐ - Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) tan, tuổi trẻ quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã lập danh sách đội hình tình nguyện hỗ trợ các lực lượng, Nhân dân khắc phục hậu quả của bão và ứng phó với tình hình mưa lũ trên địa bàn.
Tuổi trẻ huyện Thường Tín giúp dân chống lũ Camera 360 trẻ

Tuổi trẻ huyện Thường Tín giúp dân chống lũ

TTTĐ - Chiều 11/9, với tinh thần xung kích, 200 đoàn viên, thanh niên huyện Thường Tín đã tích cực tham gia hỗ trợ di dời người dân tại các xã Tự Nhiên, Ninh Sở, Hồng Vân ra khỏi khu vực nguy hiểm dọc đê chính sông Hồng.
Câu lạc bộ Xe bán tải hỗ trợ vùng ngập Thường Tín, Sóc Sơn Camera 360 trẻ

Câu lạc bộ Xe bán tải hỗ trợ vùng ngập Thường Tín, Sóc Sơn

TTTĐ - Ngay sau khi nhận được yêu cầu hỗ trợ từ các đơn vị, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam thành phố Hà Nội chỉ đạo Câu lạc bộ Xe bán tải địa hình Việt Nam huy động 35 xe bán tải và 7 xuồng hơi hỗ trợ 2 huyện Thường Tín và Sóc Sơn bị ngập nặng, di chuyển người dân đến nơi an toàn.
Tình đồng bào trong bão, lũ Camera 360 trẻ

Tình đồng bào trong bão, lũ

TTTĐ - Có bạn trẻ bày tỏ: “Sáng nay đi làm thấy một xe tải chở đầy hàng với dòng chữ: Nhân dân Quảng Bình hướng về đồng bào miền Bắc, tự nhiên thấy cay cay khoé mắt”. Cùng với những lời tâm sự xúc động của bạn trẻ ấy, trên mạng xã hội Facebook, Zalo ngập tràn những bài viết, status kêu gọi cứu trợ đồng bào đang chịu ảnh hưởng nặng nề và oằn mình chống bão, lũ tại miền Bắc.
Hội Doanh nhân trẻ hỗ trợ 2,9 tỉ đồng tới người dân vùng lũ Camera 360 trẻ

Hội Doanh nhân trẻ hỗ trợ 2,9 tỉ đồng tới người dân vùng lũ

TTTĐ - Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 2,9 tỉ đồng tới 10 tỉnh, thành phố tại khu vực phía Bắc đang chịu hậu quả nặng nề do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn quỹ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.
Thanh niên Thủ đô nỗ lực giúp Nhân dân ổn định cuộc sống Camera 360 trẻ

Thanh niên Thủ đô nỗ lực giúp Nhân dân ổn định cuộc sống

TTTĐ - Sáng 10/9, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức ra quân, huy động lực lượng thanh niên tình nguyện để hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 (Bão Yagi).
Huy động lực lượng thanh niên phòng, chống thiệt hại do mưa bão Camera 360 trẻ

Huy động lực lượng thanh niên phòng, chống thiệt hại do mưa bão

TTTĐ - Chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra theo phương châm "4 tại chỗ", những ngày này, Thành Đoàn Hà Nội thành lập 579 đội hình “Thanh niên tình nguyện xung kích” sẵn sàng tham gia ứng phó, hỗ trợ Nhân dân.
Xem thêm