Tag

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng

Người Hà Nội 23/03/2024 15:21
aa
TTTĐ - Sáng 23/3, Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng đã diễn ra tại đình làng Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó, nghi thức rước nước đã thu hút đông đảo du khách theo dõi.
Chia sẻ kinh nghiệm "truyền lửa", giữ nghề truyền thống Người giữ tinh hoa ẩm thực Hà thành trong mâm cỗ Nhiều hoạt động đặc sắc đón chờ du khách tại hội làng Bát Tràng

Ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng cho hay, làng gốm sứ Bát Tràng nằm ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, có tuổi đời lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam.

Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế với các loại hình sản phẩm phổ biến như: Gốm tâm linh thờ cúng, gốm mĩ thuật trang trí, gốm gia dụng và gốm xây dựng…

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Các đại biểu tham dự buổi khai mạc lễ hội sáng nay

Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm - di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo…của ngôi làng gần ngàn năm tuổi. Tất cả những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đó được tái hiện trong ngày hội làng.

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Đông đảo các bô lão và người dân, du khách tham dự ngày hội

Hội làng Bát Tràng được tổ chức hàng năm để người dân tưởng nhớ và tri ân công đức của các bậc Thánh Thần, Thành hoàng làng và các vị tổ nghề.

Thông qua ngày hội nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc; nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng chính thức khai hội sáng nay

Năm nay, ngày hội diễn ra trong 3 ngày (14, 15 và 16 Âm lịch). Các hoạt động được tổ chức tại các di tích lịch sử đã được xếp hạng như: Kim Trúc Tự, đền Mẫu Bản Hương, Văn Từ, trọng tâm là Đình làng Bát Tràng.

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng

Các bô lão làm lễ khai hội tại đình làng Bát Tràng, là nơi thờ phụng 6 vị Thành hoàng, được gọi là “Lục vị nhà Thánh”

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Lễ vật dâng cúng các thánh và Thành hoàng làng gồm trâu, lợn, dê
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Lễ vật dâng cúng Lục vị Thành hoàng tại đình Bát Tràng vẫn được duy trì theo nếp từ ngàn xưa gồm "tam chính" là trâu thui, dê thui và heo sữa quay, cùng trầu, rượu, hương, hoa, trà, quả
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Các chủ tế thực hiện nghi thức dâng lễ khai hội
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Sau khi dâng lễ, đoàn rước ra thuyền xin nước thiêng từ dòng trong sạch của sông Hồng. Đây là nghi lễ truyền thống và quan trọng nhất của lễ hội được hình thành từ ngàn đời ở Bát Tràng
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Lễ vật được dâng lên Thủy thần Hà bá trước khi nghi thức lấy nước thiêng bắt đầu
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Nét độc đáo của lễ hội
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Nơi lấy nước thiêng chính là nơi có nước trong nhất ở trước cửa đình Bát Tràng
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Nước được các bô lão đựng vào một lọ chóe và sau đó mang về dâng vào đại đình, dùng để cúng tế cả năm
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Lấy nước từ sông Hồng
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Mang nước thiêng vào đình
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Nhiều du khách nước ngoài thích thú khi tham dự lễ hội truyền thống ở Bát Tràng
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Đông đảo Nhân dân hòa vào các nghi lễ tâm linh của ngày hội làng
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Các cháu cũng tham gia cùng lễ hội
Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Theo ông Phạm Huy Khôi, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, sau phần Lễ, phần Hội sẽ được tổ chức với nhiều trò chơi đặc sắc khác nhau như thi đấu thể thao, rước hoa đăng, đốt pháo bông trên sông

Trong khuôn khổ lễ hội, Ban tổ chức còn thực hiện lễ công bố và tiếp nhận quyết định của Sở Công thương, ra mắt mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng.

Độc đáo nghi thức rước nước tại Lễ hội làng gốm cổ Bát Tràng
Ra mắt Trung tâm thiết kế sáng tạo, phát triển nghề gốm di sản quốc gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch xã Bát Tràng

Đọc thêm

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội Người Hà Nội

“Hồi sinh” mang đến không gian sáng tạo cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm nghệ thuật “Hồi sinh” cây xà cừ đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội của Nghệ sĩ Tia-Thủy Nguyễn chính thức ra mắt mang đến không gian sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa Người Hà Nội

Hai nghị quyết - một tầm nhìn: Kiến tạo Thủ đô từ chiều sâu văn hóa

TTTĐ - Hai dự thảo Nghị quyết về Trung tâm công nghiệp văn hóa và Khu phát triển thương mại và văn hóa không chỉ thể chế hóa tầm nhìn chiến lược của Hà Nội mà còn mở ra những mô hình mới, tiên phong trong phát triển sáng tạo, quản trị văn hóa đô thị.
Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa Người Hà Nội

Bảo tồn di sản để tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa

TTTĐ - Tại quận Ba Đình (Hà Nội), di sản văn hóa được bảo tồn giúp Nhân dân hiểu đúng về quá khứ, tự hào về truyền thống lịch sử văn hóa của nơi mình đang sinh sống, ứng xử phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Điều này khẳng định sự nỗ lực, quyết tâm triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong suốt những năm qua của quận Ba Đình nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội.
"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao Người Hà Nội

"Nguyệt Vũ" - khơi mở cánh cửa tri thức cho trẻ em vùng cao

TTTĐ - Sự kiện “Nguyệt Vũ” của dự án giáo dục Libreria Project đã được tổ chức thành công tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái góp phần lan tỏa tinh thần "Hà Nội vì cả nước" của học sinh Thủ đô. Nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ học sinh, giáo viên nhà trường và cộng đồng học sinh Hà Nội, hoạt động được tổ chức theo mô hình chuyến thiện nguyện quyên góp sách tân trang thư viện trường học, kết hợp giảng dạy kỹ năng sống cơ bản cho các em nhỏ trong lứa tuổi dậy thì.
Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Giữ gìn văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Với vai trò là trung tâm hành chính - chính trị, kinh tế, văn hoá của Thủ đô, từ nhiều năm qua, quận Hoàn Kiếm đã tích cực bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Những kết quả đạt được tại rộng khắp các lĩnh vực cho thấy hướng đi đúng và nỗ lực của chính quyền và người dân nơi đây trong việc giữ gìn, phát huy vốn quý của cha ông để lại đồng thời tận dụng những lợi thế của mình để biến văn hóa thành nguồn lực kinh tế dồi dào.
Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc Người Hà Nội

Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc

TTTĐ - Lễ hội truyền thống làng đôi dân Văn Giang - Nam Dương (huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức, Hà Nội) không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc, mà còn là dịp để cộng đồng tưởng nhớ tổ tiên, tri ân tiền nhân khai khẩn, dựng làng, lập ấp; đồng thời, bồi đắp lòng tự hào dân tộc, tình đoàn kết xóm làng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc…
Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Xem thêm