Tag

Doanh nghiệp và nông dân Việt phải có “nguồn vốn lớn” để “làm ăn lớn”

Kinh tế 20/11/2020 18:56
aa
TTTĐ - Doanh nghiệp Việt phải “làm ăn lớn” và muốn “làm ăn lớn” thì phải có “nguồn vốn lớn”, “đầu tư lớn” và nhận thức được điều này, ngành Ngân hàng luôn hỗ trợ tối đa cho nông dân, doanh nghiệp.
EVFTA con đường thênh thang nhưng không ít trở ngại Ngân hàng – “cánh tay nối dài” của doanh nghiệp nông nghiệp EVFTA và động lực lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam Hà Nội triển khai 5 nội dung để EVFTA đạt hiệu quả cao

Ngày 20/11, Báo Lao Động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU”.

Hội thảo được chủ trì bởi Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, Tổng Biên tập Báo Lao Động Nguyễn Ngọc Hiển và Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành.

Tham dự Hội thảo có lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), cùng các chuyên gia nông nghiệp, ngân hàng, đông đảo các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản và bà con nông dân… nhằm hướng tới chỉ rõ địa chỉ cung cấp vốn hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu, xác định rõ vướng mắc, giải pháp khắc phục, đề xuất các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn nữa giúp doanh nghiệp xuất khẩu cùng người nông dân tiến nhanh và bền vững vào thị trường Châu Âu.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định rằng: Hội thảo “Hiệp định EVFTA - Vai trò của ngân hàng trong hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu vào thị trường EU” là chủ đề rất thời sự, bởi Hiệp định EVFTA mới thực thi vào đầu tháng 8. Ngay sau đó, chúng ta đã được thừa hưởng thành tựu từ Hiệp định này mang lại, nhất là vấn đề xuất khẩu lúa gạo, nhất là sang thị trường khó tính như EU.

“Đối với doanh nghiệp Việt, muốn xuất khẩu được thì phải đi từ khâu sản xuất, chế biến, phải làm tốt được hai khâu này thì chúng ta mới tận dụng được cơ hội từ Hiệp định EVFTA. Muốn xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, chúng ta phải chấp nhận cuộc chơi là có sản phẩm chất lượng tốt, ứng dụng khoa học công nghệ cao.

Muốn làm được điều đó thì doanh nghiệp Việt phải “làm ăn lớn” và muốn “làm ăn lớn” thì phải có “nguồn vốn lớn”, “đầu tư lớn”. Nhận thức được điều này, ngành ngân hàng luôn hỗ trợ tối đa cho nông dân, doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp cũng cần phải có sự quyết tâm cao, phải rất tích cực để hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để hoàn thành được các mục tiêu, không nên nôn nóng, đốt cháy giai đoạn mà phải thực hiện từng bước một, thật chắc chắn”.

Doanh nghiệp và nông dân Việt phải có “nguồn vốn lớn” để “làm ăn lớn”

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group Nguyễn Đình Tùng: Cần tạo liên kết nông dân - doanh nghiệp - ngân hàng

Trước đó, nêu ý kiến về việc tận dụng cơ hội mà EVFTA mang đến, ông Nguyễn Đình Tùng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vina T&T Group - cho rằng, trong chuỗi liên kết, ngoài mối liên hệ giữa nông dân - doanh nghiệp, còn một yếu tố rất quan trọng, đó là nguồn vốn.

Theo ông Tùng, các hộ nông dân cần vốn để đầu tư, phát triển cho vùng trồng của họ, tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn không phải là điều dễ dàng. Nhờ việc ngân hàng tham gia vào chuỗi liên kết, nông dân sẽ được tạo điều kiện thuận tiện hơn. Ví dụ điển hình là các ngân hàng ở Bến Tre đã tham gia vào chuỗi liên kết.

Ông Tùng cho biết, chỉ cần phương án kinh doanh của doanh nghiệp tốt, ngân hàng sẽ cho nông dân ở vùng trồng đó vay vốn. Ngân hàng sẽ bám vườn, bằng cách nào đó họ sẽ khiến toàn bộ hàng của nông dân bán cho doanh nghiệp, doanh nghiệp trả tiền cho nông dân và nông dân trả lại cho ngân hàng. Muốn sản lượng được đảm bảo về lâu về dài, giữa nông dân – doanh nghiệp – ngân hàng cần duy trì được mối liên kết.

Trong chuỗi liên kết này, đội ngũ kỹ thuật của doanh nghiệp được gửi đi thực tế tại các vùng trồng liên kết nhằm mục đích đánh giá chất lượng vùng trồng và tổ chức các buổi huấn luyện định kì nâng cao kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp tới các hộ nông dân.

Việc này sẽ đảm bảo được các hộ nông dân trong chuỗi liên kết sẽ tiếp nhận và áp dụng các kiến thức được truyền đạt vào quy trình trồng, thu hoạch thực tế theo đúng kỹ thuật và các yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt. Ngoài hỗ trợ về kỹ thuật, doanh nghiệp sẽ tham gia và cam kết bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

“Qua việc ký hợp đồng với hợp tác xã để bao tiêu sản phẩm và cung cấp phương án kinh doanh rõ ràng, hiệu quả, ngân hàng sẽ có đủ cơ sở để cấp vốn cho hộ nông dân”, ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ.

Doanh nghiệp và nông dân Việt phải có “nguồn vốn lớn” để “làm ăn lớn”

Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế Hà Thu Giang: Phát triển ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong nông nghiệp là một xu hướng tất yếu

Theo bà Hà Thu Giang – Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng và Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), việc phát triển ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong nông nghiệp được coi là một xu hướng tất yếu và là một trong những giải pháp then chốt trọng tâm, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới sự phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Về giải pháp trong thời gian tới, theo bà Giang, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá, lãi suất góp phần ổn định nền tảng vĩ mô để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó mạnh dạn đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng liên kết chuỗi giá trị nông sản xuất khẩu.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng: Đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, nông thôn, trong đó khuyến khích phát triển ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và chuỗi liên kết trong nông nghiệp;

Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng tham gia chuỗi liên kết, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao;

Triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục vay vốn để nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay…

Doanh nghiệp và nông dân Việt phải có “nguồn vốn lớn” để “làm ăn lớn”

Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản: Tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA - cần chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất

Còn theo TS Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), để giúp nông dân, doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA, cần phải chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu sản xuất.

Cụ thể, theo TS Nguyễn Quốc Toản, lâu nay nông nghiệp Việt Nam được xác định có vai trò trụ đỡ cho nền kinh tế. Bởi, sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho đất nước, có trách nhiệm với quốc tế; đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế đất nước; phát huy lợi thế so sánh quốc gia. Đồng thời là yếu tố nền tảng, ổn định để hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của các FTAs.

Trong thời gian tới, để giúp giúp nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trưởng nông sản - cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tuyên truyền phổ biến người dân, doanh nghiệp về Hiệp định EVFTA; Phát triển nông nghiệp công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp 4.0; Triển khai mạnh mẽ xây dựng mã số vùng trồng, chỉ dẫn địa lý, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng chỉ bền vững…

Doanh nghiệp và nông dân Việt phải có “nguồn vốn lớn” để “làm ăn lớn”

Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại Bùi Thị Thanh An: Công nghệ cao là chìa khóa mở cánh cửa thị trường Châu Âu

Để tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA, theo bà Bùi Thị Thanh An - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), nông sản Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang Châu Âu. Theo Hiệp định EVFTA, EU cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, trong đó sản phẩm được bảo hộ chỉ dẫn địa lý thuộc ngành hàng nông, thủy sản chiếm 62% (Cụ thể: Hàng rau quả chiếm 49%, thủy sản và chế biến từ thủy sản chiếm 13%), còn lại sản phẩm cây công nghiệp - chế biến và các sản phẩm khác chiếm 38%.

Tuy nhiên, EU vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tem nhãn, bao bì đều quy định rất chặt chẽ, khắt khe. Vì vậy, theo bà Bùi Thị Thanh An, công nghệ cao chính là then chốt giúp nông sản Việt Nam có thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cao từ thị trường EU.

“Không đảm bảo được những điều kiện ngặt nghèo về chất lượng thì sẽ vô hiệu hóa các lợi thế mà EVFTA mang lại”- bà Bùi Thị Thanh An nói.

Theo bà Bùi Thị Thanh An, bên cạnh việc đầu tư công nghệ, các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU nên mời các tổ chức chuyên môn đánh giá chất lượng sản phẩm của mình, cung cấp các chứng nhận mà thị trường EU ưa thích như chứng chỉ về sản phẩm hữu cơ, thương mại công bằng, sản phẩm bền vững…

Doanh nghiệp và nông dân Việt phải có “nguồn vốn lớn” để “làm ăn lớn”

Phó Tổng Giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng: Agribank sẵn sàng hỗ trợ, giảm phí tối đa cho vay nông nghiệp công nghệ cao

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Toàn Vượng - Phó Tổng Giám đốc Agribank - cho biết, từ tháng 11/2016, khi Thủ tướng phát động đẩy mạnh cho vay nông nghiệp công nghệ cao, Agribank đã dành 50 ngàn tỉ cho chương trình này. Trong đó, Agribank đã hạ lãi suất từ 0,5 đến 1,5%, giảm phí tối đa cho vay nông nghiệp công nghệ cao.

Đến ngày 31/10, ngân hàng đã giải ngân gần 30 ngàn tỉ đồng. Theo ông Phạm Toàn Vượng, thời gian qua, Agribank liên tục thực hiện các giải pháp nhằm tiết giảm chi phí cho vay và tạo mọi điều kiện để khách hàng tiếp cận khoản vay dễ dàng nhất.

“Vừa rồi, để hạn chế tín dụng đen, Agribank cũng đã triển khai đề án thấu chi qua thẻ với định mức đến 30 triệu cho bà con nông dân. Người nông dân lúc nào cũng có thể dùng tiền mua giống, phân bón, vật tư... mà không phải đến ngân hàng nhận nợ. Khi trả nợ thì có thể thanh toán qua app điện thoại” - Phó Tổng Giám đốc Agribank chia sẻ.

Ngoài ra, Agribank cũng phát triển nhiều phương pháp cho vay để tăng đối tượng tiếp cận như triển khai ngân hàng lưu động xuống tới tận cấp xã để khách hàng không phải đi lại nhiều, tiết giảm chi phí.

Liên quan đến việc liên kết giữa nông dân và ngân hàng, ông Phạm Toàn Vượng cho biết, Agribank cũng tổ chức sinh hoạt cho các tổ vay vốn, phổ biến kỹ thuật cho bà con.

“Cho vay theo chuỗi, cho vay xuất khẩu càng được ưu tiên. Ngân hàng sẵn sàng tiếp cận, hạ lãi suất, nhiều hơn quy định của Ngân hàng Nhà nước”, ông Phạm Toàn Vượng nói.

EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường EVFTA: Cửa ngõ mới cho đa dạng hóa thị trường

TTTĐ - Việt Nam có thể giảm phụ thuộc vào một số đối tác thương mại nhất định bằng cách nào và Hiệp định Thương ...

Việt Nam quyết tâm thực thi hiệu quả EVFTA và EVIPA Việt Nam quyết tâm thực thi hiệu quả EVFTA và EVIPA

TTTĐ - Chiều ngày 13/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu ...

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh Bộ trưởng Trần Tuấn Anh "mách nước" doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ EVFTA

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, việc ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh ...

Thủ tướng: EVFTA và EVIPA như Thủ tướng: EVFTA và EVIPA như "cao tốc hiện đại" nối gần hơn nữa EU và Việt Nam

"2 Hiệp định quan trọng này sẽ như tuyến đường cao tốc quy mô lớn hiện đại nối gần hơn nữa EU và Việt Nam ...

Đọc thêm

Giá xăng E5RON92 và RON95-III được điều chỉnh tăng nhẹ Thị trường - Tài chính

Giá xăng E5RON92 và RON95-III được điều chỉnh tăng nhẹ

TTTĐ - Sau nhiều phiên giảm giá liên tiếp, chiều nay (19/9), giá xăng E5RON92 và RON95-III được điều chỉnh tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá cả 2 mặt hàng đều không vượt quá 20.000 đồng/lít.
PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024 Doanh nghiệp

PNJ được vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024

TTTĐ - Ngày 18/9, tại HongKong (Trung Quốc), PNJ là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh tại hạng mục “Social Empowerment” (Trao quyền xã hội) trong lễ trao giải JWA 2024 nhờ những chiến lược DE&I (viết tắt cho đa dạng (diversity), bình đẳng (equity) và hòa nhập (inclusion) được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào chiến lược nhân sự) tiên phong và hiệu quả.
ACB đứng đầu trên bảng đánh giá xếp hạng tín nhiệm Doanh nghiệp

ACB đứng đầu trên bảng đánh giá xếp hạng tín nhiệm

TTTĐ - Mới đây, Hội đồng Xếp hạng tín nhiệm của FiinRatings – đơn vị xếp hạng tín nhiệm độc lập và uy tín trong nước – đã công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm lần đầu đối với Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) như sau: Xếp hạng Tín nhiệm dài hạn nhà phát hành đạt mức "AA+" với triển vọng xếp hạng "Ổn định".
Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế Doanh nghiệp

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Kim Tơ.
"Kim chỉ Nam" đưa Đồng Nai phát triển vượt bậc Thị trường - Tài chính

"Kim chỉ Nam" đưa Đồng Nai phát triển vượt bậc

TTTĐ - Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 3/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây được coi là "kim chỉ Nam" giúp tỉnh Đồng Nai đột phá phát triển.
Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định Doanh nghiệp

Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định

TTTĐ - Dự án nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc Tập đoàn Food Empire Holdings của Singapore đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bình Định.
Chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ gây ra Thị trường - Tài chính

Chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do bão, lũ gây ra

TTTĐ - Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đề nghị các tổ chức tín dụng tiếp tục đồng hành, chia sẻ, hỗ trợ khách hàng vượt qua những khó khăn do cơn bão số 3 gây ra.
Giá vàng thế giới tăng vọt trong bối cảnh kinh tế bất ổn Thị trường - Tài chính

Giá vàng thế giới tăng vọt trong bối cảnh kinh tế bất ổn

TTTĐ - Theo báo cáo "Bình luận Thị trường vàng tháng 8" của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tháng 8 là tháng đáng chú ý đối với thị trường vàng khi giá vàng đã tăng 3.6% đạt 2.513 USD/ounce, nguyên do hiệu suất tăng trưởng mạnh mẽ của vàng trong tháng 7.
Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động Lao động - Việc làm

Nhiều hiệu quả kinh tế từ sáng kiến của công nhân, lao động

TTTĐ - Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, năm 2024, toàn thành phố đã có 95.523 sáng kiến của công nhân lao động được công nhận ở cấp cơ sở, 2.086 sáng kiến được công nhận ở cấp trên cơ sở.
Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân Nông thôn mới

Hậu Giang: Phát triển nông nghiệp vì người nông dân

TTTĐ - Tỉnh Hậu Giang có 140.371 ha đất nông nghiệp (chiếm 86,53% diện tích đất tự nhiên), với 523.642 người sống ở nông thôn (chiếm 71,9% tổng dân số), những năm qua đã tập trung phát triển nông nghiệp vì người nông dân.
Xem thêm