Đền Thó - nơi điều trị bệnh tâm thần
Nghiện chụp ảnh “tự sướng” thể hiện một chứng bệnh tâm thần |
Đền Thó được xây dựng từ thời Bắc thuộc cách đây hơn 1.000 năm. Trước đây là dòng họ Trần Ngọc nhưng đã đổi sang họ Nguyễn Ngọc từ hàng trăm trước. Việc giúp đỡ các bệnh nhân tâm thần được truyền từ trưởng nam đời này đến đời sau.
Hàng ngàn năm qua ngôi đền lúc nào cũng đông bệnh nhân tâm thần và nhiều người đã được chữa trị khỏi bệnh. Các phương pháp chữa trị không lưu lại bằng giấy tờ hay sổ sách gì mà chỉ bằng phương pháp truyền miệng cho đời sau.
Không gian đền Thó yên tĩnh, thanh tịnh |
Giúp đỡ người bệnh tâm thần đã trở thành truyền thống của gia đình ông Nguyễn Ngọc Tự. Nhiều bệnh nhân được gia đình đưa đến đây bị bỏ rơi, có người ờ vài năm liền khỏi bệnh cũng không có người nhà đến đón. Gia đình ông phải nuôi và tìm địa chỉ chính xác để trả họ về nhà.
Hiện tại, đền Thó là nơi trú ngụ của 11 bệnh nhân tâm thần, thời điểm cao nhất đền chứa 70 người tới từ nhiều vùng miền khác nhau, độ tuổi khác nhau |
Ông Tự cho biết: “Bệnh nhân ở đây có khi chỉ đóng 500.000 đồng mỗi tháng, tự nguyện góp gạo, gia đình tôi ăn gì thì bệnh nhân ăn vậy”. Ngay cả căn nhà nhỏ cũng phải chứa nhiều người, các con ông Tự cũng phải ngủ cùng, đối xử với nhau như một gia đình".
Các bệnh nhân ở đây được sống chung như một gia đình, mỗi người một công việc phù hợp với khả năng của mình |
Những bệnh nhân tân thần ở đây đều hiền lành, mỗi người mỗi việc đều nghe theo lời ông Tự, người đã biết làm thợ xây, nấu cơm, đọc kinh, làm vườn… Họ đến đây đều có hoàn cảnh riêng như trầm cảm, áp lực công việc, cuộc sống, học tập, hoang tưởng, sang chấn tâm lý… Ông Tự còn chia sẻ cho chúng tôi những video, hình ảnh đập phá, quấy rối, ảo giác của nhiều người trong quá khứ.
Bệnh nhân đọc kinh Phật |
Chia sẻ về phương pháp giúp bệnh nhân tâm thần, ông Tự nói: “Ở đây không chữa bằng thuốc mê hay uống thuốc, hoàn toàn là do đọc kinh, lao động giúp người bệnh thư thái, hòa nhập với cộng đồng”.
Tập thể thao giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lưu thông khí huyết và được hòa đồng với mọi người xung quanh |
Ông Nguyễn Ngọc Tự như một vị lãnh đạo chỉ huy mấy chục con người sống ngơ ngẩn và sinh hoạt trong một tập thể kì lạ. Suy cho cùng mỗi con người, mỗi hoàn cảnh tới đây cơ bản là một đời buồn. Ông chỉ mong muốn, những bệnh nhân ở đây sớm trở về với gia đình và đền ít phải tiếp nhận những bệnh nhân khác đến đây.
Dù đã gần 30 tuổi nhưng bệnh nhân này vẫn phải có người tắm cho vì lúc nào cũng như một đứa trẻ |
Bệnh nhân tiến triển khá sẽ được cho đi làm phu hồ, thợ xây cho những công trình trong làng xã. Đa phần những bệnh nhân ở đây không được phép tự ý ra khỏi đền, tránh xảy ra những vấn đề an ninh trật tự của địa phương |