Tag

Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non: Niềm khích lệ với  “cô nuôi dạy trẻ”

Giáo dục 02/01/2020 10:19
aa
TTTĐ - Tăng cường tuyển dụng giáo viên mầm non theo chế độ đặc cách đối với các giáo viên đang diện hợp đồng; không thực hiện tinh giản biên chế với giáo viên mầm non… là ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non: Niềm khích lệ với  “cô nuôi dạy trẻ”

Đề xuất không giảm biên chế với giáo viên mầm non là niềm khích lệ với “cô nuôi dạy trẻ”

Bài liên quan

PV GAS tài trợ xây dựng 2 trường mầm non Nghệ An và Hà Tĩnh

Ngành GD - ĐT Hà Nội vận động hỗ trợ giáo dục vùng khó

Tập huấn phòng tránh tai nạn thương tích cấp học mầm non năm học 2019-2020

Phòng chống thương tích cho trẻ em: Bài học từ những tai nạn đau lòng

Học phí trường mầm non, THPT chất lượng cao tăng thêm 400 nghìn đồng/tháng

Sự thấy hiểu, sẻ chia này của người đứng đầu ngành giáo dục là niềm khích lệ lớn đối với hàng ngàn giáo viên đang làm công tác giáo dục mầm non đầy vất vả, nhọc nhằn.

“Cô yêu từng đôi mắt sáng/ Long lanh như những giọt sương” – “phải lòng” lời hát ca ngợi nghề giáo viên mầm non giản dị mà chân thành ấy nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông, chị Đinh Thị Thêu (Đống Đa, Hà Nội) đã ấp ủ mơ ước có một ngày được trở thành “cô nuôi dạy trẻ”. Thế nhưng, khi thực sự bước chân vào nghề, chị mới thấu hiểu nỗi nhọc nhằn.

“Không chỉ cần năng khiếu múa hát, biết pha trò, chăm sóc trẻ, nghề giáo viên mầm non còn đối mặt với nhiều áp lực từ phía phụ huynh. Các gia đình ở thành phố đều chỉ có từ 1 – 2 con. Các con ở nhà là những “cậu ấm”, “cô chiêu” được cha mẹ chăm sóc kỹ lưỡng. Vì vậy, chỉ cần các con ở lớp xảy ra va chạm, xô xát với các bạn hay lười ăn không tăng cân, nôn trớ… cũng khiến giáo viên phải đau đầu để giải thích với phụ huynh”, cô Thêu bày tỏ.

Mỗi ngày làm việc của cô Thêu và các đồng nghiệp bắt đầu từ 7h sáng. Các cô có mặt ở trường để dọn dẹp, vệ sinh lớp học, chuẩn bị bữa ăn sáng, rồi đón trẻ…

Vất vả, nhọc nhằn là thế nhưng với giáo viên hợp đồng, đồng lương eo hẹp cùng những chế độ, chính sách bấp bênh khiến cuộc sống của các cô gặp không ít khó khăn. Niềm mong mỏi của họ là được vào biên chế để “yên tâm công tác”, có thu nhập ổn định hơn.

Chính vì vậy, những đề xuất của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ về việc không tinh giảm biên chế đối với giáo viên mầm non giống như một sự khích lệ, động viên, sẻ chia lớn lao.

Cụ thể, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, thông tin về kết quả của ngành Giáo dục năm 2019, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, giáo dục mầm non tiếp tục duy trì, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho biết, vừa qua, Bộ GD - ĐT phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất và Chính phủ đã phê duyệt 20.300 biên chế giáo viên mầm non, hiện nay, đang giao cho 14 tỉnh có dân số cơ học tăng và 5 tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh cần sử dụng số biên chế này đúng đối tượng.

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT đề nghị các tỉnh ưu tiên, tăng cường tuyển dụng giáo viên mầm non theo chế độ đặc cách với các giáo viên đang diện hợp đồng mà Chính phủ đã hướng dẫn. Hiện nay, cả nước thiếu khoảng 43.700 giáo viên mầm non.

Vì thế, lãnh đạo các địa phương quan tâm, tuyển dụng đủ số giáo viên này theo lộ trình, đặc biệt là trong số biên chế giáo viên giao cho các địa phương.

"Đề nghị không thực hiện tinh giản biên chế với giáo viên mầm non vì hiện tại đang rất thiếu. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục mầm non, nhất là các cơ sở tư thục độc lập, không đảm bảo dễ dẫn đến mất an toàn cho trẻ hoặc bạo hành trẻ", Bộ trưởng nhấn mạnh.

“Tôi mong đề xuất này sớm được phê duyệt để nhiều giáo viên mầm non đang “canh cánh” nỗi lo bị tinh giảm biên chế yên tâm công tác; đồng thời khích lệ các bạn trẻ lựa chọn ngành sư phạm mầm non để có đội ngũ kế cận về sau” – đó là chia sẻ của cô Nguyễn Thị Linh (giáo viên một trường mầm non ở quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Đặc biệt, rất nhiều phụ huynh cũng bày tỏ ý kiến đồng thuận trước đề xuất này vì một môi trường giáo dục tốt hơn cho con, em mình. Từ Thanh Hóa ra Hà Nội làm việc, anh Nguyễn Minh Long hiện là công nhân khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Vì các trường mầm non công lập đều quá tải nên vợ chồng anh phải gửi con ở cơ sở tự phát. Dù rất lo con không được chăm sóc đầy đủ, mất an toàn tại trường học nhưng vợ chồng anh không còn giải pháp nào khác.

Anh chia sẻ: “Tại nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt là ở các địa phương có khu công nghiệp phát triển mạnh, tăng dân số cơ học khiến số trẻ tăng nhanh dẫn đến không đủ cơ sở vật chất, điều kiện chăm sóc. Vì vậy, chúng tôi mong muốn các cơ sở giáo dục mầm non được mở rộng hơn nữa, tuyển dụng được đội ngũ giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề để chúng tôi yên tâm lao động, sản xuất”.

Hà Nội đề xuất dành gần 3.000 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách

Cuối năm 2019, UBND thành phố Hà Nội có tờ trình gửi HĐND thành phố về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2020.

Theo đó, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của Thành phố trong năm 2020, UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố xem xét về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của thành phố năm 2020.

Hà Nội sẽ tăng 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách theo Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5.11.2014 của Bộ Nội vụ và một phần dự phòng phát sinh năm 2020, tạm thời đưa vào Quỹ dự phòng biên chế và sẽ phân bổ cho các trường trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm