Tag

Để mỗi người dân trở thành "lá chắn” trong phòng, chống tin giả...

Xã hội 11/05/2021 17:08
aa
TTTĐ - Cũng giống như những lần trước, ngay sau đợt dịch Covid-19 bùng phát trong cộng đồng lần thứ 4 một loạt thông tin giả (fake news), tin xấu độc lại có dịp bùng phát tràn lan trên không gian mạng. Sự vào cuộc của cơ quan chức năng bước đầu đã mang lại hiệu quả răn đe. Tuy nhiên, trong “cuộc chiến” này, cần sự tỉnh táo trong việc sàng lọc thông tin khi chia sẻ để mỗi người dân trở thành “tấm lá chắn” với tin giả, xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay, từ đó góp phần sớm đầy lùi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại lần này.
Tin giả nguy hiểm không kém đại dịch Covid-19 Tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt đến 20 triệu đồng Cuộc chiến gian nan chống tin giả

Tin giả nhanh chóng bị phát hiện, xử lý

Những ngày qua, liên tiếp các đối tượng đưa thông tin giả, thông tin sai sự thật đã bị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh.

Điển hình nhất, ngày 10/5, Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phạt 12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bài viết đối với anh T.V.D. (sinh năm 1982, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) vì hành vi sử dụng tài khoản Facebook có tên "Hà Nội phố" tại địa chỉ https//www.facebook.com/hanoiphotv để đăng tin "Hà Nội phố thông thoáng trong ngày đầu phong tỏa" kèm 1 video trải nghiệm đường phố Hà Nội ngày 4/5/2021.

Để mỗi người dân trở thành

Chủ tài khoản Facebook Hà Nội Phố bị phạt 12,5 triệu đồng vì đăng tin sai sự thật

Không chỉ Hà Nội, ngày 7/5, Phòng An ninh mạng và Phòng Chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an Nghệ An) đã phạt hai trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên trang Facebook cá nhân.

Đó là ông P.Đ.L. (sinh năm 1950, trú xã Nghi Phú, thành phố Vinh) và chị N.T.H (sinh năm 1987, trú ở phường Hưng Bình, thành phố Vinh). Theo đó, chiều 6/5, ông L và chị H đã đăng tải trên trang Facebook cá nhân hình ảnh phiếu trả lời kết quả xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An đã bị chỉnh sửa. Thông tin thất thiệt này nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận.

Ngày 6/5, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng phối hợp với Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh đã xử phạt quản trị fanpage Thừa Thiên-Huế là Lê Quang H (27 tuổi, trú ở thành phố Huế) 5 triệu đồng về hành vi đăng thông tin các ca lây nhiễm SARS-CoV-2 không có địa điểm, địa chỉ cụ thể, rõ ràng gây hoang mang cho cộng đồng.

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên tin giả về dịch Covid-19 xuất hiện tràn lan. Theo thống kê của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), năm 2020, các lực lượng chức năng đã xử lý hơn 1.000 trường hợp vi phạm trên mạng xã hội về đưa tin sai, bịa đặt về tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam. Khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam mới đây, hàng chục đối tượng đã bị các lực lượng chức năng triệu tập, xử phạt hành chính do hành vi lợi dụng dịch bệnh để công kích, bêu xấu các tổ chức, cá nhân, phục vụ mục đích câu like để bán hàng online... Cùng với hệ thống chính trị cả nước nỗ lực khoanh vùng dập dịch, ngành công nghệ thông tin cũng đã nỗ lực phát hiện, ngăn chặn các thông tin sai sự thật, tin không chính xác khiến cho người dân hoang mang.

Nhờ có các giải pháp về công nghệ, việc chống tin giả, tin xấu độc ngày càng nhanh chóng, giúp răn đe, xử phạt kịp thời, theo đúng quy định.

Từ góc độ chuyên gia, theo PGS.TS Trần Thành Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội), khi xã hội xuất hiện những yếu tố gây tác động lớn đến đời sống xã hội như dịch tả lợn Châu Phi vào năm 2019; Dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020 và mới đây là tái bùng phát dịch Covid-19 tại cộng đồng đầu năm 2021 khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Điều này dẫn đến tâm lý bất ổn với nhiều người và cũng là nguồn cơn xuất hiện nhiều thông tin giả, chia sẻ thông tin chưa được kiểm chứng từ những góc nhìn khác nhau. Việc xuất hiện tin giả lây lan mạnh theo hiệu ứng số đông nên có những người đã từng bị nhắc nhở vi phạm nhưng vẫn tái phạm.

Cần sự góp sức của người dân

Thời gian gần đây, trong khi các lực lượng tuyến đầu đang "căng mình" chống lại đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại thì có không ít đối tượng tung lên mạng xã hội những thông tin giả, tin sai sự thật gây hoang mang dư luận, làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân từ đó khiến cho công tác phòng, chống dịch trở nên khó khăn hơn.

Do đó, theo các chuyên gia, ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng với những công nghệ hiện đại thì sự góp sức của người dân là không hề nhỏ. Để trở thành một phần trong "tấm lá chắn" phòng, chống dịch Covid-19, mỗi người dân ngoài việc thực hiện nghiêm túc Thông điệp 5K của Bộ Y tế thì cần cảnh giác, không lan truyền thông tin xấu, "độc" xuất hiện trên môi trường mạng, sát cánh cùng các lực lượng chức năng để Việt Nam có thể tiếp tục khống chế đại dịch một lần nữa.

Việt Nam là một trong 10 nước đứng hàng đầu thế giới về số người dùng mạng xã hội với gần 64 triệu tài khoản Facebook và gần 35 triệu tài khoản Youtube. Với số lượng lớn người sử dụng mạng xã hội như vậy, ngoài những đối tượng cố tình tung tin giả để gây nhiễu loạn xã hội, có không ít những người vô tình chia sẻ thông tin giả, tin sai sự thật.

Để phòng tránh thông tin giả, Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam khuyến cáo người dân cần chú ý, kiểm tra kỹ các yếu tố: xem xét nguồn tin (kiểm tra nhanh website đang theo dõi để xem thông tin liên hệ có rõ ràng không); thông tin minh họa (kiểm tra thông tin minh họa, hình ảnh, đường liên kết để xem thông tin có thực sự hữu ích hay vì mục đích nào khác); kiểm tra tác giả (kiểm tra nhanh xem tác giả bài viết có đáng tin cậy không); kiểm tra thời gian (cẩn thận với các tin tức cũ bị đăng lại, chưa chắc chúng có liên quan đến sự việc hiện tại); nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc các nguồn đáng tin cậy...

Để mỗi người dân trở thành
Cách thức nhận biết tin giả

Bên cạnh đó, người dân cần kiểm chứng nguồn tin, xem thông tin đó đến từ nguồn nào, nếu đến từ một người lạ, thông tin không rõ ràng cần cảnh giác. Khi phát hiện tin giả, người dân cần thông báo về Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam thông qua website: http://tingia.gov.vn; email: online.abei@mic.gov.vn; số điện thoại 18008108.

Bên cạnh đó, người dân cần lựa chọn thông tin đăng tải, chia sẻ từ những trang mạng xã hội, nên tiếp cận các luồng thông tin chính thống; không tham gia đăng tải, chia sẻ, bình luận thông tin sai sự thật, hình ảnh phản cảm, trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa của dân tộc hoặc bôi nhọ, xúc phạm danh dự của tổ chức, cá nhân; thông tin trái với quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động vi phạm pháp luật hoặc thông tin chưa rõ nguồn gốc, chưa xác định được tính chính xác của thông tin; đẩy mạnh thông tin tích cực, có ý nghĩa trong cuộc sống; đồng thời đấu tranh, phê phán lên án hành vi sai trái vi phạm trên mạng xã hội...

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, sâu chuỗi tình trạng tin giả bùng phát thời gian qua và việc xử phạt của cơ quan chức năng có thể thấy, tin giả lan truyền có nhiều loại hình. Từ cố tình tạo tin giả để thu hút sự chú ý của mọi người, chứng tỏ mình hiểu biết, nắm được thông tin thời cuộc hoặc mục đích thu hút view để bán hàng hoặc có trường hợp tung tin giả vì bức xúc… Tuy nhiên, có thế thấy tin giả theo hướng bịa hẳn câu chuyện ngày càng nhiều và được chia sẻ không có kiểm chứng. Do đó, cơ quan chức năng cần có chiến lược dài hơi trong kiểm soát toàn diện và chủ động hơn.

Thực tế thời gian qua, kể cả những người có trình độ hiểu biết trong xã hội cũng chia sẻ những thông tin giả, sai sự thật. Do đó, Nhà nước và cơ quan chức năng có kế hoạch tổng thể để giáo dục, nâng cao năng lực công dân số, nhất là lớp trẻ về phân biệt đâu là tin giả, cách thẩm định, chia sẻ thông tin có trách nhiệm, có văn hóa khi giao tiếp trên mạng…

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các cơ quan chức năng cũng lưu ý người dân bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình, cần bình tĩnh, tỉnh táo trong việc sàng lọc thông tin, tự trang bị kiến thức về pháp luật, xã hội và nhận diện rõ các thông tin xuyên tạc, giả mạo. Mỗi người cần nói "không" với tin giả, tin sai sự thật, trở thành một phần của "lá chắn" trước những luồng thông tin độc hại, chung sức, đồng lòng cùng các cơ quan chức năng sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Đọc thêm

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

TTTĐ - Tính đến nay 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phân bổ đợt 1 là 51 tỷ đồng cho 11 tỉnh, TP; đợt 2 là 30 tỷ đồng cho 12 tỉnh, TP và nhu yếu phẩm giá trị 500 triệu đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tổng số tiền hỗ trợ là 81,5 tỷ đồng.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Xem thêm