Tag

Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách

Xã hội 30/11/2023 17:34
aa
TTTĐ - PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cần nghiên cứu và triển khai xây dựng quỹ dự phòng an sinh xã hội với tầm nhìn dài hạn nhằm hỗ trợ người lao động mất việc làm ứng phó với những khó khăn, rủi ro đột ngột. Việc thiết lập quỹ dự phòng sẽ góp phần giảm tải gánh nặng cho các quỹ an sinh xã hội truyền thống như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế… tránh nguy cơ vỡ các quỹ truyền thống này, qua đó góp phần củng cố mức độ an toàn và bền vững của hệ thống an sinh xã hội.
Nỗ lực vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội Đồng hành với doanh nghiệp FDI chăm lo quyền lợi của người lao động Nâng cao phúc lợi, an sinh xã hội là việc làm thường xuyên

Cải thiện những hạn chế trong công tác an sinh

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các chính sách can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội...) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các chế độ không theo luật định) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và cộng đồng trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội.

Đối với đối tượng là công nhân, chính sách an sinh xã hội được tập trung ở những nội dung chủ yếu như: Tăng cơ hội việc làm, trợ cấp thất nghiệp, tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế.

Chia sẻ tại diễn đàn số 4 với chủ đề “Nâng cao chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách pháp luật của tổ chức công đoàn đảm bảo quyền lợi của người lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức chiều 30/11, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhận định, hiện nay chính sách an sinh xã hội đối với công nhân vẫn còn nhiều hạn chế.

Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách
PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà, Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ tại diễn đàn

Về chính sách tăng cơ hội việc làm cho công nhân, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà cho rằng, việc thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm vẫn còn những khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như nguồn vốn cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm còn hạn chế, hàng năm Ngân sách Nhà nước bổ sung vốn cho Quỹ rất thấp. Từ năm 2016 đến nay, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung vốn cho Quỹ, nguồn vốn của Quỹ chỉ được bổ sung một phần từ tiền lãi cho vay hàng năm. Ngày 9/7/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2015/NĐ-CP đã cho phép ngân hàng Chính sách xã hội huy động nguồn vốn để cho vay. Tuy nhiên, nhu cầu vay vốn của chương trình rất lớn nên nguồn vốn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đang ngày một tăng cao.

Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Luật Việc làm thì điều kiện vay vốn đối với người lao động là “cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án”. Tuy nhiên trên mẫu giấy đề nghị vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (mẫu số 1a) ban hành kèm theo Nghị định số 74/2019/NĐ-CP quy định phải có xác nhận của Ủy ban Nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi khách hàng hiện đang cư trú hợp pháp tại địa phương.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì nơi thực hiện dự án và nơi cư trú hợp pháp của người lao động phải thuộc trên cùng một địa bàn cấp xã (xã, phường, thị trấn). Điều này đã gây nhiều khó khăn, vướng mắc khi triển khai cho vay thực tế tại cơ sở, khi có nhiều lao động cư trú hợp pháp tại xã, phường, thị trấn này nhưng lại có dự án đầu tư ở xã, phường, thị trấn khác thì việc vay vốn từ chương trình này sẽ không đáp ứng đủ điều kiện.

Mặt khác, hiệu quả phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội chưa được quan tâm thường xuyên, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa... nơi hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất đai để trồng trọt, chăn nuôi nên hiệu quả vốn tín dụng đầu tư thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Về chính sách tiếp cận dịch vụ y tế cho công nhân, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà nhận định, thực tế hiện nay còn nhiều hạn chế, bất cập về tiếp cận dịch vụ y tế của người lao động tại các khu công nghiệp. Cụ thể, các quy định về hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến đang gây trở ngại cho người lao động tiếp cận với các lợi ích mà bảo hiểm y tế mang lại.

Các quy định về khám sức khỏe định kỳ còn thiếu tính chặt chẽ về một số điểm như quy định cơ sở y tế được phép tổ chức sức khỏe định kỳ, các hạng mục sức khỏe bắt buộc thăm khám.

Đặc biệt, cơ chế xử lý, xử phạt với các doanh nghiệp, chủ lao động không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động với các cơ sở y tế vi phạm chức năng, quy trình cấp giấy khám sức khỏe định kỳ còn nhẹ.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp có chức năng kiểm tra, phát hiện các sai phạm về y tế trong khu công nghiệp nhưng lại chưa được quy định chức năng xử lý, xử phạt do đó hiệu lực quản lý chưa cao.

Hiện chưa có các văn bản quy định về phối kết hợp giữa hệ thống khám bệnh nghề nghiệp và giám định bệnh nghề nghiệp nhằm thực hiện kịp thời và đầy đủ chế độ và chính sách đối với người lao động.

“Chính một số điểm bất cập của hệ thống chính sách về y tế, đặc biệt những hạn chế về chế tài xử lý đã dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho người lao động mang tính hình thức, đối phó với các cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp chỉ tổ chức khám cho một bộ phận người lao động; chỉ đăng ký khám một số hạng mục nhất định; mua giấy khám sức khỏe định kỳ”, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà nêu.

Xây dựng “bệ đỡ” an toàn cho người lao động

Khuyến nghị giải pháp cải thiện những hạn chế trong công tác an sinh, PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà kiến nghị cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội theo hướng bảo đảm tính bền vững, công bằng của chính sách, chú trọng phúc lợi xã hội, an ninh xã hội và an ninh con người.

Đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách
Quang cảnh tọa đàm

Các chính sách xã hội cần được thiết kế theo hướng xử lý kịp thời và hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn xã hội, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của người dân, nhất là các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trong đó có người lao động bị mất việc làm. Đây là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng an sinh xã hội, cung cấp “bệ đỡ” an toàn cho người dân nói chung và người lao động nói riêng khi đối mặt với khủng hoảng, rủi ro khó lường trong cuộc sống, hướng tới mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội.

Bên cạnh đó, Nhà nước với tư cách là chủ thể có trách nhiệm chính trong việc bảo đảm quyền an sinh xã hội cho công dân cần có những kế hoạch dài hạn kết hợp với những phương án kịp thời để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động bị mất việc. Đó có thể là điều phối và cân đối lực lượng lao động giữa các ngành sản xuất, tạo việc làm mới thông qua hoạt động triển khai các dự án đầu tư công tại các ngành, địa phương, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để hỗ trợ người lao động bị mất việc làm được thụ hưởng an sinh xã hội một cách đầy đủ và hiệu quả.

"Chúng ta cần tiếp tục thực hiện các gói cứu trợ người lao động bị mất việc làm như đã triển khai trong đại dịch COVID-19. Tuy đây là những giải pháp tình thế nhưng lại có ý nghĩa rất thiết thực, giúp người lao động bị mất việc làm vượt qua khó khăn tạm thời, ổn định cuộc sống để sẵn sàng chuẩn bị cho những cơ hội trong tương lai.

Cùng với đó, vận dụng cách tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và thực thi các chính sách xã hội nhằm bảo đảm quyền an sinh xã hội cho người lao động nói chung và người lao động bị mất việc làm nói riêng. Trong đó, cần đặt người lao động ở vị trí trung tâm của chính sách và lấy quyền an sinh xã hội của họ làm tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả của chính sách khi đi vào thực tiễn cuộc sống", PGS.TS Phạm Thị Hoàng Hà nhấn mạnh.

Đọc thêm

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội phân bổ hơn 81,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

TTTĐ - Tính đến nay 19/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội phân bổ đợt 1 là 51 tỷ đồng cho 11 tỉnh, TP; đợt 2 là 30 tỷ đồng cho 12 tỉnh, TP và nhu yếu phẩm giá trị 500 triệu đồng cho các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Tổng số tiền hỗ trợ là 81,5 tỷ đồng.
Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới Môi trường

Bão số 4 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

TTTĐ - Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa…; vận động học sinh quyên góp, ủng hộ sách giáo khoa cũ vào thư viện để học sinh các lớp sau, các học sinh có hoàn cảnh khó khăn được mượn và sử dụng sách giáo khoa hiệu quả.
Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia cùng đồng bào bị thiệt hại bởi bão, lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ và chung tay ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, Trường Tiểu học Đông Dư (Gia Lâm, Hà Nội) tổ chức chương trình “Tiếp sức cho em vượt qua mùa bão, lũ” nhằm phát động quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Xem thêm