Đảng bộ huyện Gia Lâm phát huy tinh thần "Đoàn kết - Trí tuệ - Dân chủ - Kỷ cương"
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, cùng các đại biểu tham quan gian hàng bên lề sự kiện huyện Gia Lâm đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn Nông thôn mới
Bài liên quan
Gia Lâm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới nâng cao theo hướng đô thị
Gia Lâm xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị
Khánh thành nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm
Phát triển sản phẩm OCOP mang thương hiệu “Sữa Phù Đổng”
Thành công từ sức mạnh đoàn kết
Với tinh thần “Đoàn kết - Trí tuệ - Dân chủ - Kỷ cương”, Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020 - 2025; Đóng góp ý kiến vào dự thảo Văn kiện Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội và Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm khoá XXII và đoàn đại biểu đi dự Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Lê Anh Quân cho biết: 5 năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Gia Lâm đã lãnh đạo, chỉ đạo và cùng Nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong điều kiện có nhiều thuận lợi: Huyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố; Sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các sở, ban, ngành thành phố; Sự đoàn kết thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận, ủng hộ của Nhân dân…
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trao Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới và Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm |
Bên cạnh đó, nhiều khó khăn, thách thức như tình hình kinh tế, chính trị thế giới, tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp; Nguồn vốn đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu… đã ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, hiệu quả của Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội, Đảng bộ và Nhân dân huyện Gia Lâm đã đoàn kết, thống nhất, quán triệt sâu sắc và vận dụng đúng đắn, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI. Đồng thời, huyện đã chủ động vượt qua khó khăn, tích cực khai thác các nguồn lực, tập trung xây dựng huyện Gia Lâm phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Nông thôn mới. |
Nói về những kết quả nổi bật mà huyện Gia Lâm đã đạt được trong nhiệm kì vừa qua, đồng chí Lê Anh Quân cho biết: Trong giai đoạn 2016 - 2020, kinh tế địa phương tiếp tục phát triển ổn định và tăng trưởng khá, các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu thuộc huyện quản lý tăng bình quân 11,03%/năm (chỉ tiêu 11 - 12%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, tỷ trọng nông nghiệp giảm. Trong đó, công nghiệp - xây dựng: 51,5% (chỉ tiêu 52,6%), dịch vụ: 40,5% (chỉ tiêu 36,1%); nông nghiệp - thủy sản: 8,0% (chỉ tiêu 11,3%). Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm 2020 ước đạt 62,5 triệu đồng/năm, tăng 29,3 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hằng năm 9,4%. Toàn huyện có 1.110 doanh nghiệp công nghiệp và 2.226 hộ sản xuất công nghiệp. Các nghề truyền thống, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có thế mạnh như sản xuất gốm sứ, sản phẩm từ da, chế biến gỗ, dược liệu… được duy trì và phát triển.
Công tác quản lý, điều hành ngân sách tập trung, linh hoạt. Thu ngân sách nhà nước hằng năm đều vượt cao so với dự toán thành phố và huyện giao, trung bình giai đoạn 2016 - 2020 đạt 2.772 tỷ đồng/năm, vượt 67,0% so với kế hoạch (kế hoạch > 1.660 tỷ đồng/năm)...
Công tác xây dựng Nông thôn gắn với phát triển đô thị được tập trung chỉ đạo quyết liệt, đạt hiệu quả cao; Bộ mặt Nông thôn mới thay đổi rõ nét, tiến bộ hơn. Toàn huyện đã huy động, giải ngân 2.696,9 tỷ đồng vốn xây dựng Nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp.
Hệ thống chính trị cơ sở được củng cố vững chắc; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân từng bước được cải thiện. 20/20 xã (100%) đạt chuẩn xã Nông thôn mới. Huyện Gia Lâm được công nhận huyện Nông thôn mới năm 2018.
Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; Bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và Thủ đô. Cùng với đó, hệ thống chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy, quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, công tác xây dựng Đảng được tập trung chỉ đạo, tạo bước chuyển quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được nâng cao.
Phấn đấu đưa Gia Lâm trở thành đô thị văn minh, hiện đại
Mục tiêu tổng quát của Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020 - 2025 là “Phát huy truyền thống cách mạng và anh hùng; Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; Tiếp tục mở rộng dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân; Phấn đấu đến năm 2025 huyện Gia Lâm trở thành quận, định hướng đến năm 2030 là đô thị có kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại”. Do đó, ngay thời điểm hiện tại, huyện Gia Lâm đã không ngừng phấn đấu thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu.
Nói về định hướng phát triển và khâu đột phá trong giai đoạn tới, đồng chí Lê Anh Quân, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Giai đoạn tới, huyện Gia Lâm sẽ tập trung phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng; Huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị; Tăng cường công tác quy hoạch, quản lý đô thị - xây dựng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cùng với đó, huyện sẽ đẩy mạnh phát triển văn hoá - xã hội, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ, tạo nền tảng tinh thần xã hội vững chắc; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững; Bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
Ban Chấp hành Đảng bộ Quân sự huyện Gia Lâm nhiệm kỳ 2020 - 2025 |
Đồng thời, huyện sẽ tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp gắn với xây dựng chính quyền đô thị; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của của cán bộ, công chức; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
Tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đề cao vai trò trách nhiệm, công tác nêu gương của cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thương trực Huyện ủy Gia Lâm tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tập trung lãnh đạo Đảng bộ thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi mặt, Huyện ủy Gia Lâm đã sẵn sàng tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025.