Tag

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền trong thực hiện dự án đầu tư công

Tin tức 06/11/2024 22:12
aa
TTTĐ - Góp ý kiến vào dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công.
Chậm giải ngân vốn đầu tư công vì phải trình, báo cáo nhiều cấp Giải ngân đầu tư công bị "tắc" do nguyên vật liệu đội giá

Ngày 6/11, phát biểu thảo luận về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng) đánh giá cao dự thảo luật trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp lần này đã hiện thực hóa những chủ trương tại Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII và quan điểm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giao cho địa phương quyết địa phương làm và địa phương chịu trách nhiệm.

Theo ông Cường, dự thảo luật đã nghiên cứu, tháo gỡ được những vấn đề lâu nay đang vướng mắc trong thực tiễn triển khai hoạt động đầu tư công từ các quy định của Luật Đầu tư công hiện hành hoặc do việc quy định tạo ra cách hiểu, cách tiếp cận khác nhau trong tổ chức triển khai thực hiện luật.

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền thực hiện dự án đầu tư công
Đại biểu Trần Chí Cường (đoàn Đà Nẵng)

Để thúc đẩy thực hiện có hiệu quả các dự án Luật Đầu tư công, đại biểu Trần Chí Cường cho rằng, việc bổ sung một số quy định mới như tách công tác giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập sử dụng các nguồn vốn ngoài vốn đầu tư công cho công tác chuẩn bị đầu tư, phân cấp điều chỉnh kế hoạch đầu tư công, phân cấp quyết định chủ trương đầu tư các nhóm dự án sẽ góp phần rút ngắn thời gian trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư công.

Tuy nhiên, vấn đề quy trình, thủ tục thực hiện đầu tư dự án công cần phải được nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thực hiện dự án.

Thủ tục đầu tư không chỉ được quy định trong Luật Đầu tư công mà trong Luật Đầu tư mà còn được quy định trong nhiều luật khác nhau như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Môi trường, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Phòng cháy chữa cháy...

Đẩy mạnh phân cấp, trao quyền thực hiện dự án đầu tư công
Đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình)

Đồng thuận với quan điểm trên, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (đoàn Quảng Bình) nhất trí với việc cần đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tạo chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý đầu tư công. Tuy nhiên, phải bảo đảm nguyên tắc phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực theo quy định của Hiến pháp, pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong quản lý đầu tư công.

"Phân cấp, phân quyền phải phù hợp với vai trò, chức năng, nhiệm vụ và khả năng, điều kiện tổ chức thực hiện", bà Nga nói.

Về phân cấp thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý từ HĐND cho UBND cùng cấp (điều 18), đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga cho rằng, việc chuyển thẩm quyền từ HĐND (cơ quan dân cử) sang UBND (cơ quan quản lý Nhà nước) như dự thảo Luật là thay đổi lớn, cần có nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ, toàn diện.

"HĐND là các cơ quan quyết định về ngân sách, cơ quan quyền lực Nhà nước và thực hiện quyền giám sát nên việc HĐND quyết định chủ trương đầu tư, xong sau đó Chủ tịch UBND quyết định đầu tư, một quy trình chặt chẽ, biện pháp để kiểm soát quyền lực như luật hiện hành là phù hợp", bà Nga nói thêm.

Hơn nữa, trong trường hợp mà HĐND địa phương thấy có những dự án cần phân cấp, ủy quyền lại cho UBND thì khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công hiện hành đã quy định về trường hợp cần thiết “HĐND có thể giao UBND cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư”. Quy định như vậy cũng đã mở, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như đặc điểm cụ thể của địa phương.

Việc quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư thì nên cho 2 cơ quan khác nhau thực hiện để đảm bảo tính giám sát và tính kiểm soát quyền lực. Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga đề nghị theo hướng giữ thẩm quyền này của HĐND như luật hiện hành.

Giải trình làm rõ hơn về nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong quyết định chủ trương đầu tư dự án sẽ góp phần giảm cơ chế xin - cho, tiết kiệm thời gian triển khai dự án... Tuy nhiên, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, địa phương trong tổ chức thực hiện.

"Cơ quan soạn thảo dự án luật sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan tiếp thu tối đa các ý kiến của các đại biểu Quốc hội để có phương án hiệu quả, tối ưu nhất trong việc phân cấp, phần quyền cho các địa phương quyết định chủ trương đầu tư dự án", ông Dũng nói.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ hoàn thành và hoàn thành vượt mức 21/21 chỉ tiêu năm 2024 Tin tức

Quận Tây Hồ hoàn thành và hoàn thành vượt mức 21/21 chỉ tiêu năm 2024

TTTĐ - Ngày 13/12, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Tây Hồ khóa VI (nhiệm kỳ 2020-2025) đã tổ chức Hội nghị lần thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung đánh giá kết quả năm 2024 và đề ra định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025.
Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên Tin tức

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên

TTTĐ - Ngày 13/12, tại Hà Nội, Binh đoàn 12 đã long trọng tổ chức Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Bhân dân cho Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, nguyên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Trường Sơn.
10 điểm mới, nổi bật trong công tác Mặt trận Thủ đô năm 2024 Tin tức

10 điểm mới, nổi bật trong công tác Mặt trận Thủ đô năm 2024

TTTĐ - Nhiều đổi mới sáng tạo trong công tác tổ chức Đại hội; triển khai sâu rộng đợt hoạt động kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam; xây dựng các mô hình mới trong công tác Mặt trận... là một vài trong số 10 điểm nhấn nổi bật của công tác Mặt trận Thủ đô năm 2024.
TP HCM cần nêu cao tinh thần "Đổi mới - Tiên phong - Hội nhập" Tin tức

TP HCM cần nêu cao tinh thần "Đổi mới - Tiên phong - Hội nhập"

TTTĐ - Phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại của TPHCM giai đoạn 2020-2025 diễn ra sáng 13/12, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định TP HCM là "đầu tàu" trong đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Samsung hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước Thời sự

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Samsung hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước

Chiều 12-12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp lãnh đạo tổ hợp Samsung Việt Nam do ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam làm Trưởng đoàn.
Tầm nhìn mới, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội Đô thị

Tầm nhìn mới, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội

TTTĐ - Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được lập với “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”, tạo ra những “cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong ngắn hạn và dài hạn, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Chỉ đạo Dự án Vành đai 4 Xã hội

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Chỉ đạo Dự án Vành đai 4

Chiều 12-12, tại trụ sở UBND thành phố Hà Nội, Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị nhằm đánh giá tình hình, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc tiến độ thực hiện dự án.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khơi dậy niềm tự hào dân tộc Tin tức

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, khơi dậy niềm tự hào dân tộc

TTTĐ - Chiều 12/12, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".
Nỗ lực hết mình để thực hiện các hành động đã cam kết với FATF Thời sự

Nỗ lực hết mình để thực hiện các hành động đã cam kết với FATF

TTTĐ - Chiều 12/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo.
Đảm bảo 3 yếu tố để thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù Tin tức

Đảm bảo 3 yếu tố để thực hiện hiệu quả chính sách đặc thù

TTTĐ - Nghị quyết 15-NQ/TƯ, Luật Thủ đô (sửa đổi) và 2 quy hoạch lớn với những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Hà Nội làm tốt hơn nữa vai trò Thủ đô của đất nước; là động lực dẫn dắt, lan tỏa vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Muốn thực hiện được những mục tiêu đó, cần có 3 yếu tố quan trọng là: Nâng cao năng lực lãnh đạo, giữ môi trường bình yên và tạo được sự thống nhất, đoàn kết.
Xem thêm