Dân nhiều năm mang đơn đi kiện vì chính quyền cho thuê đất không minh bạch
Khu nhà bảo vệ, điều hành khu du lịch sinh thái 12 con giáp (thôn Mục Xá, xã Cao Dương) được xây dựng kiên cố ngay sát chân đê
Bài liên quan
Bị “tố” để quên dụng cụ y tế trong cơ thể bệnh nhân, lãnh đạo Bệnh viện Thanh Nhàn nói gì?
Lãnh đạo xã Phú Cường đã tiếp tay cho vi phạm như thế nào?
Nha khoa thẩm mỹ Be Dental hoạt động “chui” sau quyết định đình chỉ
Vụ cố ý tông xe gây tai nạn: Công an TP Hưng Yên né tránh báo chí?
Bài 10: Sở TNMT Hà Nội nói về sai phạm đất đai tại quận Long Biên
Viện thẩm mỹ Quốc tế Nam Hàn: Sai phạm chồng sai phạm, khách hàng lạc mê cung
Mới đây báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được đơn của ông Lê Văn Ngừng và Lê Văn Khanh cùng nhiều người dân xã Cao Dương, huyện Thanh Oai ký đơn tập thể, phản ánh việc họ nghi ngờ UBND huyện Thanh Oai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) 20.000m2 cho ông Đoàn Văn Vinh ở phố Nguyễn Thái Học (quận Ba Đình, Hà Nội) làm khu du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Sau đó, ông Vinh xây dựng lấn chiếm thành 36 nghìn mét vuông bao gồm cả hành lang bảo vệ đê sông Đáy.
Các vị cao niên thôn Mục Xá phản ánh sự việc với phóng viên |
Cụ thể, năm 2006, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai lúc đó là ông Nguyễn Hồng Yên đã ra quyết định thu hồi 20.000m2 đất mặt nước thuộc Vực Mục Xá (xã Cao Dương, huyện Thanh Oai) giao cho ông Đoàn Văn Vinh thuê làm du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Sau đó ông Vinh đã cho xây dựng nhiều căn biệt thự bê tông cốt thép, có cả nhà cao tầng gọi là khu du lịch 12 con giáp.
Việc cho ông Vinh thuê đất, UBND huyện Thanh Oai không công khai dự án, không cắm mốc giới trên thực địa nên ông Đoàn Văn Vinh đã lấn chiến toàn bộ vực Mục Xá có diện tích hơn 36.000m2, xây nhà cao tầng kiên cố. Bên cạnh đó, ông Vinh còn lấn chiếm toàn bộ phần hành lang bảo vệ đê sông Đáy để trồng cây lấy gỗ và xây nhà điều hành bằng bê tông cốt thép cao tầng ngay tại chân đê.
Ngoài ra, trên địa bàn xã đang xảy ra tình trạng nhiều hộ dân xã Xuân Dương được chia lô, phân đất nông nghiệp của xã Cao Dương giáp ranh với xã Xuân Dương. Việc làm này đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không hiểu sao chính quyền xã và huyện không xử lý. Đến nay nhiều hộ dân đã xây dựng nhà cửa kiên cố trên diện tích đất nông nghiệp ở xã Cao Dương.
Những công trình bên trong khu du lịch sinh thái 12 con giáp |
“Khoảng giữa năm 2016, chúng tôi phát hiện sai phạm trong việc quản lý, cho thuê đất và lấn chiếm hành lang bảo vệ đê sông Đáy, xây dựng các công trình kiên cố trên đất nông nghiệp của ông Vinh nên đã làm đơn phản ánh đến UBND xã Cao Dương, huyện Thanh Oai và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên phải đến ngày 4/4/2017, UBND huyện Thanh Oai mới có văn bản số 412 trả lời đơn kiến nghị của chúng về việc đề nghị phân định diện tích đã giao cho ông Đoàn Văn Vinh thuê, phần còn lại giao cho nhân dân thôn Mọc Xá sử dụng vào mục đích chung”, ông Lê Văn Ngừng nói.
Rào kẽm gai khu du lịch được quây sát bờ đê sông Đáy |
Văn bản số 412 của UBND huyện Thanh Oai trả lời kiến nghị của người dân thôn Mọc Xá (Văn bản do người dân cung cấp – PV) có nêu: Trước năm 2005, khu đầm Vực do cán bộ thôn Mọc Xá cho dân thuê để thả cá với thời hạn 5 năm, lấy kinh phí duy trì hoạt động thôn. Tuy nhiên kinh phí thu được từ việc giao thầu đầm Vực rất ít, việc thả cá không hiệu quả do nước thải sinh hoạt… đầm nuôi không được cải tạo.
Năm 2005, ông Đoàn Văn Vinh (quê ở thôn Mọc Xá, thường trú tại phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội) có đơn đề nghị địa phương được thuê khu đầm Vực để “đầu tư nuôi thả cá và du lịch sinh thái”. Sau khi lấy ý kiến, xem xét hồ sơ, UBND huyện Thanh Oai đã có quyết định số 1132 ngày 16/12/2006 về việc thu hồi 20.000m2 đất mặt nước nuôi trồng thủy sản thuộc quỹ đất công xã Cao Dương chuyển thành đất xây dựng điểm du lịch và nuôi trồng thủy sản và cho ông Đoàn Văn Vinh thuê để cải tạo, xây dựng thành điểm du lịch sinh thái gắn với nuôi trồng thủy sản. Ông Đoàn Văn Vinh chỉ được UBND huyện giao cho thuê đất với diện tích 20.000m2 trong tổng diện tích đầm là khoảng 36.410m2 vì căn cứ vào các quy định của pháp luật, UBND huyện Thanh Oai không thu hồi đất và cho thuê diện tích nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang đê sông Đáy.
Phần diện tích nằm trong phạm vi bảo vệ hành lang đê sông Đáy được lãnh đạo thôn Mọc Xá thống nhất giao tiếp phần hành lang cho ông Vinh thuê trong thời hạn 30 năm. Ông Vinh hỗi trợ cho thôn là 5 triệu đồng/năm. Trong hai năm đầu, ông Vinh không phải trả tiền cho thôn vì thời gian này đang chuẩn bị, xây dựng theo như Luật Đầu tư. Hiện ông Vinh đã thanh toán số tiền thuê đất này cho thôn Mọc Xá đến hết năm 2020…
Sau khi nhận được văn bản số 412 của UBND huyện Thanh Oai trả lời đơn kiến nghị, những người ký đơn đã không đồng ý. Họ cho rằng văn bản đã không công khai mốc giới cho thuê; không trả lời đúng nội dung kiến nghị, tiếp tục thể hiện sự bao che cho sai phạm… và tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội.
Đại diện những người ký đơn phản ánh cho biết: “Văn phòng Thành ủy, Ban tiếp công dân của UBND thành phố Hà Nội cũng đã nhiều lần có văn bản chuyển đơn của chúng tôi đến UBND huyện Thanh Oai nhưng vẫn không được giải quyết. Trong các buổi tiếp xúc cử tri của HĐND huyện và tiếp xúc Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai mới đây, chúng tôi tiếp tục kiến nghị, làm rõ sai phạm trong việc cho thuê hơn 36 nghìn mét vuông đất mặt nước tại xã Cao Dương nhưng mọi việc vẫn rơi vào im lặng”.
Tiếp nhận đơn thư, PV đã về thôn Mục Xá tìm hiểu thực tế. Tại đây, rất nhiều người dân đã phản ánh bức xúc trước việc chính quyền cho ông Đoàn Văn Vinh thuê khu vực mặt nước mà không cắm mốc giới. Nhiều người lo lắng việc “thuê mướn” nhập nhèm này sẽ biến toàn bộ diện tích chênh lệch thành của riêng của gia đình ông Vinh (thực tế khu đầm có diện tích hơn 36.000m2 và ông Vinh được giao trên sổ đỏ có 20.000m2).
Ghi nhận thực tế cho thấy, khu đầm mà ông Đoàn Văn Vinh thuê làm khu du lịch, nuôi thủy sản có vị trí đắc địa, nằm sát ngay chân đê sông Đáy, hướng lên đê, phía sau là đình làng Mục Xá.
Điều đáng nói, toàn bộ khu vực chân đê hiện đã được gia đình ông Vinh đổ cọc bê tông, rào dây thép gai và trồng rất nhiều cây lâu năm. Đặc biệt, ở ngay chân đê đường dẫn vào làng, ông Vinh còn xây cả một công trình nhà điều hành kiên cố cùng con đường bê tông dẫn vào khu du lịch sinh thái. Việc này khiến nhiều người dân địa phương càng thêm bức xúc bởi họ cho rằng, việc trồng cây và xây công trình như trên đã vi phạm hành lang bảo vệ đê điều.
“Rễ cây ăn sâu xuống đất cùng với việc xây đắp công trình đã phá vỡ hành lang bảo vệ đê điều… Vi phạm pháp luật. Nếu sau này có lũ hay nước dâng cao chắc chắn con đê này sẽ bị ảnh hưởng”, nhiều người dân thôn Mọc Xá phản ánh.
Người dân tố khu đất nông nghiệp hơn 15 nghìn mét vuông đang bị phân lô xây dựng trái phép |
Làm việc với PV, ông Trần Thế Anh – Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương cũng thừa nhận việc xây dựng và trồng cây của gia đình ông Vinh là vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Vị lãnh đạo xã Cao Dương thừa nhận: “Theo nguyên tắc thì không được xây dựng và trồng cây như thế”.
Về việc tại sao chưa phân rõ mốc giới 20.000m2 cho thuê và 16.000m2 còn lại, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương cho biết: Phần 16.000m2 xã cũng giao cho gia đình ông Vinh sử dụng và mỗi năm gia đình ông Vinh nộp cho xã 5 triệu đồng.
Tại Quyết định cho thuê được ông Trần Thế Anh cung cấp cho thấy, gia đình ông Vinh thuê 20.000m2 khu vực với giá trị gần 1,5 nghìn đồng/m2/năm. Mục đích thuê đất là để nuôi trồng thủy sản và kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đề cập đến quy hoạch và dự án, ông Trần Thế Anh cho biết, quy hoạch chi tiết dự án được UBND huyện giữ.
Nói về việc giải quyết vự việc, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Dương cho biết, xã đang cùng với huyện để xử lý dứt điểm việc lấn chiếm hành lang đê điều của gia đình ông Vinh.
Ngoài ra, những vấn đề khác liên quan đến phản ánh sai phạm trong việc chia lô, xây dựng trên đất nông nghiệp… ông Trần Thế Anh nói ,đây đều là những vấn đề xảy ra từ thời tiềm nhiệm và ông cũng chỉ mới nhận nhiệm vụ được một thời gian ngắn nên chưa thể nắm được hết.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc.