Tag

Dân kêu cứu vì không được hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi

Bạn đọc 23/02/2020 08:21
aa
TTTĐ - Trong khi các hộ nông dân đang chờ hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi thì Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng (Hà Nội) khẳng định: Việc không đền bù hỗ trợ 214 con lợn đối với gia đình hộ nông dân là đúng Nghị định 02/2017 của Chính phủ. Trước thông tin này, gia đình người nông dân bày tỏ bất bình và tiếp tục làm đơn kêu cứu.

Dân kêu cứu vì không được hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi

Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng khẳng định, không đền bù hỗ trợ 214 con lợn đối với gia đình ông Thủy là đúng theo Nghị định 02/2017 của Chính phủ

Bài liên quan

Chủ tịch xã nói gì về việc hộ chăn nuôi không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Hà Nội: Hộ chăn nuôi kêu cứu vì không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, có phương án tái đàn hợp lý

Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin vụ việc gia đình nông dân Phạm Như Thủy (ở xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn kêu cứu vì chưa nhận được tiền hỗ trợ đàn lợn 214 con với tổng trọng lượng hơn 14,7 tấn phải tiêu hủy vì mắc dịch tả lợn châu Phi đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trao đổi với phóng viên về lý do chưa hỗ trợ cho gia đình nông dân Phạm Như Thủy, ông Nguyễn Đình Đà, Chủ tịch UBND xã Hồng Hà, huyện Đan Phương nói rằng, lý do và khúc mắc lớn nhất trong việc chưa được hỗ trợ tiêu hủy 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng bởi hành vi nhập 250 con lợn trong thời gian địa phương có dịch.

Đồng thời, ông Đà cũng khẳng định gia đình ông Thủy cũng sẽ nhận được hỗ trợ nhưng chỉ chưa biết thời gian bao lâu bởi còn xin ý kiến cấp thành phố.

UBND xã Hồng Hà đã làm đề nghị hỗ trợ đối với đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng của gia đình ông Thủy bởi đây là đàn lợn nuôi từ 2018, trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi xuất hiện. Tuy nhiên, hiện tại vẫn phải chờ phản hồi từ huyện Đan Phượng và Chi Cục chăn nuôi của thành phố Hà Nội.

Ông Phạm Như Thủy vẫn ngày ngày ngóng chờ tiền hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi để khắc phục khó khăn, nhanh chóng tái đàn
Ông Phạm Như Thủy vẫn ngày ngày ngóng chờ tiền hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi để khắc phục khó khăn, nhanh chóng tái đàn

Sau nhiều bài phản ánh, chiều 19/2, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Viết Đạt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng để làm rõ nguyên nhân vì sao gia đình nông dân Phạm Như Thủy không được đền bù đối với 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng bị tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi hồi tháng 6/2019.

Thông tin từ ông Đạt cho biết, gia đình ông Thủy có 2 đàn lợn phải tiêu hủy vì dịch. Trong đó, đàn lợn 214 con đã được thống kê trước thời điểm dịch bùng phát. Riêng đàn lợn 250 con giống là gia đình ông Thủy mua lén lút từ Bắc Giang về mà không khai báo với địa phương.

Ông Đạt khẳng định, mặc dù đàn lợn giống 250 con có giấy tờ kiểm dịch nhưng hành vi nhập lợn trong thời điểm có dịch mà không khai báo với chính quyền địa phương đã vi phạm quy định phòng chống dịch và đã bị xử phạt hành chính.

214 con lợn thương phẩm đã được thống kê cũng không được đền bù, ông Đạt cho rằng, do hành vi nhập 250 con lợn giống của gia đình ông Thủy là vi phạm nên áp dụng Điều 4, Nghị định 02/2017 của Chính phủ, quy định về điều kiện hỗ trợ thiệt hại dịch bệnh. Do đó, 214 con lợn của gia đình ông Thủy cùng 250 con lợn giống là không đủ điều kiện.

"Gia đình ông Thủy nhập lợn giống mặc dù có kiểm dịch nhưng có thể phương tiện vận chuyển đi qua vùng dịch... từ đó có thể dẫn đến việc đàn lợn lây lan dịch.

Huyện rất chia sẻ với gia đình ông Thủy bởi người nông dân bị tiêu hủy đến 464 con lợn là một gia tài lớn, nếu nhận được hỗ trợ thì cũng hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi xem xét, xin ý kiến nhiều lần huyện thấy rằng hỗ trợ là sai nguyên tắc...", lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng thông tin.

Tại buổi làm việc, phóng viên đã đề nghị lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cung cấp hồ sơ, danh sách các hộ gia đình cũng như số lượng lợn tiêu hủy được ngân sách hỗ trợ để chắc chắn không có chuyện "nhận tiền nhưng không hỗ trợ dân" thì phía Phòng Kinh tế huyện từ chối không cung cấp.

Toàn bộ chuồng trại của gia đình ông Phạm Như Thủy vẫn đang phải bỏ không sau khi bị dịch tả lợn châu Phi hoành hành
Toàn bộ chuồng trại của gia đình ông Phạm Như Thủy vẫn đang phải bỏ không sau khi bị dịch tả lợn châu Phi hoành hành

Nhận được thông tin này, phía gia đình ông Phạm Như Thủy cho rằng, câu trả lời của lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng không thực sự thuyết phục bởi cần tách bạch 2 đàn lợn của gia đình.

"Đối với đàn lợn giống 250 con, trước khi gia đình nhập đã có giấy tờ kiểm dịch đầy đủ. Thời điểm đó, gia đình cũng không hay biết việc mua lợn giống nhập kế đàn phải khai báo với địa phương. Tuy nhiên, khi bị xác định vi phạm chúng tôi chấp nhận nộp phạt và không đề nghị hỗ trợ đối với đàn lợn này.

Còn đàn lợn 214 con, chúng tôi nuôi đã gần 1 năm, được thống kê trước khi xảy ra dịch bệnh. Chúng tôi tuân thủ đầy đủ biện pháp phun ngừa... Tại sao đàn lợn không đủ điều kiện hỗ trợ?", ông Thuỷ phân trần.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) khẳng định, cơ quan chức năng cần tách bạch hai đàn lợn của ông Thủy.

"Đàn lợn nhập 250 con cần tách bạch với đàn lợn 214 con đã được kê khai trước thời điểm có dịch. Vì thế, gia đình ông Thủy có đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị định 02/2017. Nếu trường hợp ông Thủy không kê khai từ ban đầu thì mới không được hỗ trợ, không đáp ứng theo Nghị định 02/2017 của Chính phủ", luật sư Hoàng Tùng nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần xem xét kế hoạch sản xuất, tuyên truyền của địa phương có phù hợp, ông Thủy có làm trái quy định không?

Trước đó, trả lời báo chí về vụ việc này, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: "Đến thời điểm này, việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi là do phía huyện. Thành phố đã cấp đủ kinh phí để các địa phương hỗ trợ".

Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, về trường hợp hộ chăn nuôi Phạm Như Thủy, Sở đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đan Phượng xem xét để hỗ trợ thiệt hại đối với đàn lợn 214 con của gia đình ông Thủy vì đã chăn nuôi tại thời điểm thống kê tháng 4/2019 trên địa bàn.

Trong sự việc trên, đề nghị lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng sớm có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ hộ nông dân vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất.

Đọc thêm

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê” Đường dây nóng

Hải Dương: Triệu tập 5 người tung tin “vỡ đê”

TTTĐ - Ngày 10/9, Công an tỉnh Hải Dương đã triệu tập 5 người đã tung tin sai sự thật về tình hình mưa, lũ gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng nghiêm trọng công tác phòng chống bão lũ.
Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê Bạn đọc

Hàng nghìn mét vuông đất giao trái thẩm quyền tại xã Nhị Khê

TTTĐ - UBND xã Nhị Khê giao trái thẩm quyền hàng nghìn mét vuông đất cho cá nhân sử dụng và làm hư hỏng tài sản công đã được đầu tư trên khu đất này.
Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm? Đường dây nóng

Lời giải nào cho đất vướng quy hoạch "treo" nhiều năm?

TTTĐ - Tập thể người dân sống tại phường An Phú Đông, Quận 12 mong muốn được xóa quy hoạch "treo" nhiều năm để có thể xây, sửa lại nhà đã xuống cấp trầm trọng.
Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Đường dây nóng

Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn

TTTĐ – Sáng 28/8, tại TP Kon Tum, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 8/2024. Đồng chí Lê Quang Thới, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum chủ trì hội nghị.
Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”! Đường dây nóng

Phục hồi điều tra vụ cán bộ Sở Tài chính Hải Phòng “khất nợ”!

TTTĐ - Ngày 26/3/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng bài “Một công chức mạo tin nhắn của lãnh đạo Sở để "khất nợ"? Mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP Hải Phòng đã có Thông báo phục hồi điều tra đối với vụ việc này.
Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà Đường dây nóng

Công ty Asiana House tiếp tục khất nợ người mua nhà

TTTĐ - Công ty TNHH Kinh doanh và phát triển nhà Asiana House (Công ty Asiana House) có văn bản khất nợ đến tháng 5/2024 sẽ trả hết toàn bộ số tiền đặt cọc mua nhà của khách hàng nhưng đòi mãi đến nay bà Trương Mỹ Hồng vẫn chưa nhận được tiền.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Đường dây nóng

Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào?

TTTĐ - Vụ cựu quân nhân Lê Duy Chương bị ông Lưu Hồng Nam và bà Nguyễn Thị Hà làm giả hồ sơ, chữ ký để hợp thức hóa hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất... có dấu hiệu sai phạm của cơ quan chức năng?
Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình Bạn đọc

Cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi lại đất của chính mình

TTTĐ - Đất của gia đình ông Chương (thôn Đăk Rơ Wang, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng bị người khác làm giả sổ hộ khẩu, giả chữ ký, lập hợp đồng chuyển nhượng để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên người khác.
Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó Bạn đọc

Quan điểm của nhà trường là sai phạm đến đâu xử lý đến đó

TTTĐ – Đại diện Ban giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng khẳng định, quan điểm của nhà trường là không bao che, sai phạm đến đâu xử lý đến đó.
Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả Bạn đọc

Đà Nẵng: Giảng viên đại học bị tố phát hành, sử dụng sách giả

TTTĐ - Một giảng viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng) bị tố có dấu hiệu vi phạm quy định trong hoạt động xuất bản, in và phát hành, gian dối trong công tác đào tạo, làm hồ sơ thi giảng viên chính và thi đua khen thưởng.
Xem thêm