Tag

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Trách nhiệm không của riêng ai

Xã hội 06/11/2019 22:35
aa
TTTĐ - Quản lý an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Năm 2016, Thành uỷ đã ban hành Chỉ thị số 10 về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với vấn đề an toàn thực phầm trong tình hình mới trên địa bàn Hà Nội”.

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Trách nhiệm không của riêng ai

Từ tháng 7/2019, Hà Nội đã tiến hành triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP trên toàn địa bàn thành phố.

Sau 3 năm triển khai, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của thành phố đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, song để thực sự tạo nên những chuyển biến tích cực cần sự chung tay của đông đảo người dân.

Bài liên quan

Kiểm tra công tác an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể và kiểm soát sữa học đường

Hà Nội: Gần 1.800 siêu thị, cửa hàng tiện ích phân phối thực phẩm đảm bảo ATTP

Đại biểu HĐND TP băn khoăn có thể xây dựng Hà Nội thành Thủ đô ẩm thực?

Khai mạc phiên giải trình về an toàn thực phẩm

Bài 1: Nhiều “điểm sáng” trong bức tranh an toàn thực phẩm

Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, bức tranh về an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội đã có nhiều điểm sáng. Công tác kiểm tra, kiểm soát ATTP được thực hiện quyết liệt hơn. Cùng với đó, thành phố cũng đẩy mạnh các chương trình, đề án, giúp người dân Thủ đô có thêm nhiều địa chỉ tin cậy để lựa chọn thực phẩm an toàn.

Thanh tra chuyên ngành trên toàn địa bàn thành phố

Thành phố Hà Nội có gần 70.000 cơ sở chế biến kinh doanh thực phẩm, 749 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, có 454 chợ, 120 siêu thị, 22 Trung tâm thương mại. Tuy nhiên, sản xuất thực phẩm của thành phố chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, số còn lại nhập từ các tỉnh và nhập khẩu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến việc quản lý ATTP của thành phố gặp nhiều khó khăn.

Để tăng cường đảm bảo ATTP, thành phố Hà Nội đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm nhằm hạn chế thấp nhất những sự cố xảy ra.

Từ năm 2017 đến nay, toàn thành phố kiểm tra được gần 334.000 lượt cơ sở, phạt tiền hơn 21.000 cơ sở với số tiền gần 90 tỷ đồng; khởi tố 4 vụ với 7 đối tượng sản xuất hàng giả, kém chất lượng.

Đặc biệt, 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố đã tiến hành triển khai thanh tra chuyên ngành ATTP. Tính đến ngày 20/9, tổng số cơ sở được thanh tra là 310, trong đó có 96 cơ sở bị xử phạt với số tiền hơn 313 triệu đồng. Đáng chú ý, 18/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai thanh tra chuyên ngành tại tuyến xã, phường, thị trấn. Tổng số xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra là 131/584 cơ sở và tổng số cơ sở được thanh tra là 859. Lực lượng chức năng đã xử phạt 206 cơ sở với số tiền hơn 400 triệu đồng.

Theo Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Văn Chung, qua 3 năm triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 10 quận, huyện và 20 xã, phường, mô hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực. Qua tổng kết hằng năm, Hà Nội đã rút kinh nghiệm để khắc phục khó khăn, bất cập. Việc mở rộng thanh tra chuyên ngành ATTP góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lĩnh vực này của chính quyền địa phương, bước đầu tạo niềm tin cho người tiêu dùng trên địa bàn.

91% nhà trường đã cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm
91% nhà trường đã cam kết trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm

Là một trong những địa bàn triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP từ năm 2016, quận Nam Từ Liêm đã thành lập ba đoàn để thanh tra, kiểm tra các cơ sở trên địa bàn.

Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong lần thí điểm đầu tiên, những chuyển động trong hoạt động thanh tra ATTP tại quận đạt được những kết quả khá rõ nét. Trong đó, hoạt động thanh tra đã giảm quá tải cho các hoạt động của đoàn kiểm tra liên ngành ATTP trước đây.

Đặc biệt, sau thanh tra, ý thức chấp hành ATTP, cũng như việc khắc phục lỗi vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có những chuyển biến tích cực. Số cơ sở bị phạt tiền tăng gấp năm đến bảy lần so với lực lượng kiểm tra liên ngành trước kia. Điều đó đã khẳng định mô hình thanh tra chuyên ngành về ATTP tuyến cơ sở đã giúp tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh.

Một trong những điểm sáng nổi bật của bức tranh an toàn thực phẩm của Hà Nội phải kể đến đó là việc tăng cường giám sát tại các bếp ăn trường học trên địa bàn thành phố. Theo Chi Cục ATTP TP Hà Nội, kết quả kiểm tra, giám sát hơn 4.500 bếp ăn trường học tại Hà Nội thời gian qua cho thấy 91% nhà trường đã cam kết trách nhiệm đảm bảo ATTP, công khai nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm; 90% bếp ăn có hồ sơ pháp lý; 82% bếp ăn có đủ sổ sách theo dõi việc kiểm tra, giám sát nguồn gốc và chất lượng thực phẩm…

Tại các cơ sở giáo dục, việc mời các phụ huynh học sinh tham gia kiểm soát thực phẩm luôn được coi trọng. Ðiển hình như tại Trường mầm non 20-10 (quận Hoàn Kiếm), chất lượng nguồn thực phẩm đầu vào luôn được kiểm soát nghiêm túc, chặt chẽ với đầy đủ các thành phần như: Ban giám hiệu, nhân viên kế toán, nhân viên y tế, giáo viên, thanh tra nhân dân và ban phụ huynh.

Thêm nhiều sản phẩm an toàn và địa điểm mua hàng chất lượng

Với hơn 10 triệu dân đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt lợn, thịt bò, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây là rất lớn trong khi tốc độ phát triển ngành nông nghiệp của Hà Nội vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra của thị trường tiêu thụ nông sản.

Trong những năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn cho Thủ đô. Đến nay, toàn thành phố đã xây dựng và phát triển được 133 mô hình trang trại ứng dụng công nghệ cao, an toàn với dịch bệnh hoặc chăn nuôi khép kín từ giống, vật tư đầu vào đến sản xuất và tiêu thụ tại các huyện như Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ cho giá trị kinh tế cao...

805 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận được gắn biển nhận diện
805 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận được gắn biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn"

Thành phố cũng đã xây dựng và duy trì 135 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các chuỗi này thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác, qua đó đã có 40 nhãn hiệu được bảo hộ như gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, gà Mía Sơn Tây, vịt Vân Đình, nhãn Đại Thành, gạo thơm Bối Khê... Các cơ sở sản xuất nông sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đang ngày càng phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú.

Ngành Công thương thành phố cũng đã triển khai Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của thành phố Hà Nội”.Tính đến thời điểm hiện tại, toàn thành phố có 805 cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn 12 quận được gắn biển nhận diện "Cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn", thu hút được đông đảo người dân tin dùng.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nông sản an toàn của người dân Thủ đô, thành phố đã tích cực xúc tiến thương mại, tăng cường các cuộc giao thương hàng hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành, trong đó có các mặt hàng nông sản tại các địa phương về cung ứng tại Thủ đô. Theo đó, Hà Nội đã phối hợp với 21 tỉnh, thành phố phát triển 543 chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn; đồng thời hỗ trợ trên 120 doanh nghiệp của 28 tỉnh, thành phố giới thiệu kết nối nông sản tại sàn giao dịch, trung tâm giới thiệu sản phẩm an toàn, trang tin nông sản tại Hà Nội

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10 Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức hội nghị biểu dương người tốt, việc tốt vào sáng 7/10

UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 273/KH-UBND về tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị Xã hội

Hành trình tìm "ánh sáng" của chàng trai khiếm thị

TTTĐ - Trong dòng đời đầy thử thách, đôi khi điều mỗi người mong mỏi chỉ là một khoảnh khắc bình yên. Hành trình tìm "ánh sáng" đầy ấm áp của chàng trai Bình An chính là hiện thân của một trái tim luôn trao gửi tình yêu thương đến với mọi người.
Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My Môi trường

Quảng Nam di dời người dân vùng sạt lở tại Nam Trà My

TTTĐ - 51 hộ dân với 164 nhân khẩu được sơ tán tại các xã Trà Mai, Trà Leng, Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don thuộc huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) do sạt lở.
Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam Môi trường

Cảnh báo lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam

TTTĐ - Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cảnh báo từ ngày 19/9 đến 21/9, trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Nam có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên thượng lưu các sông từ 3-7m, hạ lưu các sông từ 2-3m.
Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết Môi trường

Ứng phó bão số 4, các địa phương cho học sinh nghỉ học khi cần thiết

TTTĐ - Ngày 19/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành công điện về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão.
Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 Muôn mặt cuộc sống

Trao giải cuộc thi "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5

TTTĐ - Sáng 19/9, Báo Người Lao động tổ chức Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết "Lắng nghe người dân hiến kế" lần 5 và phát động cuộc thi trong năm 2024 - 2025. Trong lần thứ 5 tổ chức, có 6 tác phẩm đã nhận được giải thưởng này.
Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân Môi trường

Quảng Nam: Nâng cao trách nhiệm phòng chống thiên tai cho người dân

TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, chiều 18/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh nhằm đưa ra các biện pháp ứng phó.
Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính Xã hội

Thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

TTTĐ - Thực hiện Kế hoạch của Bộ Công an và Công an TP Hà Nội về việc triển khai thu nhận mẫu ADN nhằm xác định danh tính cho các liệt sĩ chưa được tìm thấy hoặc chưa rõ danh tính, Cục C06 - Bộ Công an cùng Công an TP Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên và các cơ quan liên quan tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), mang ý nghĩa sâu sắc về sự tri ân và tưởng nhớ đối với những người con đã hy sinh vì độc lập dân tộc.
Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất Xã hội

Thủ tướng yêu cầu ứng phó với mưa bão, ngập lụt và nguy cơ sạt lở đất

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương triển khai phương án ứng phó với mưa bão, ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3 Môi trường

Hạ Long khôi phục cảnh quan sau bão số 3

TTTĐ - TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã cơ bản hoàn thành bước đầu việc khắc phục hậu quả sau bão. Tại hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3, nhiều cá nhân, tập thể có thành tích trong thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường đã được biểu dương khen thưởng.
Xem thêm