Tag

Đà Nẵng: Chủ động ứng phó mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

Môi trường 25/09/2023 13:10
aa
TTTĐ - Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, những đợt mưa lớn dồn dập, nhiều khu vực tại TP Đà Nẵng ngập úng cục bộ, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng ban hành công điện khẩn trương ứng phó.
Theo dõi chặt chẽ diến biến của áp thấp nhiệt đới gần biển Đông Áp thấp nhiệt đới di chuyển hướng Tây Tây Bắc, gió giật đến cấp 9
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Nguồn nchmf.gov.vn)
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới (Nguồn nchmf.gov.vn)

Ngày 25/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng ban hành Công điện số 05/CĐ-PCTT đề nghị các Sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và nguy cơ ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10 - 15km/giờ. Đến 4 giờ ngày 26/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất cấp 6-7, giật cấp 9.

Sau đó, dự báo áp thấp nhiệt đới đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 10-15km/giờ. Đến 4 giờ ngày 27/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc, 106,2 độ Kinh Đông và suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Dự báo từ ngày 25/9 đến ngày 27/9, khu vực Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 350mm.

Để chủ động đối phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, ngập lụt, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, TKCN và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của ATNĐ để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm; Kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

Theo thống kê, tàu thuyền đang neo đậu tại Âu thuyền Thọ Quang và các bến là 848 phương tiện, hiện tại vẫn còn 107 tàu thuyền với 1.140 lao động đang trên biển (ảnh Đ.Minh)
Theo thống kê, tàu thuyền đang neo đậu tại âu thuyền Thọ Quang và các bến là 848 phương tiện, hiện tại vẫn còn 107 tàu thuyền với 1.140 lao động đang trên biển (Ảnh Đ.Minh)

Bên cạnh đó, các đơn vị phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Đà Nẵng tổ chức hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại khu trú tránh bão âu thuyền Thọ Quang và tại các điểm neo đậu tránh, trú bão.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, TKCN và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng, tổng số phương tiện tàu thuyền có đăng ký, đăng kiểm của địa phương là 1.240 phương tiện/8.374 lao động.

Tàu thuyền đang neo đậu tại các bến: 848 tàu (trong đó Tàu ĐNA: 597, Tàu ngoại tỉnh: 251); ghe nhỏ: 410. Đến thời điểm này thành phố vẫn còn 107 tàu thuyền với 1.140 lao động đang trên biển.

Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị đang theo dõi chặt chẽ hướng di chuyển của nhằm thông báo, kêu gọi hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để chủ động vòng tránh, đặc biệt không để tàu thuyền đi vào khu vực nguy hiểm.

Do đó, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, TKCN và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng yêu cầu UBND các quận, huyện rà soát, sẵn sàng triển khai phương án sơ tán Nhân dân theo phương án đã được phê duyệt; Lưu ý các khu dân cư đang sống ở những vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét, tại ven sông Yên, Túy Loan, Cu Đê (các xã Hòa Tiến, Hòa Khương, Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Sơn), khu vực Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.

Đồng thời, các quận, huyện tổ chức chốt chặn tại các tuyến đường ngập sâu theo phân cấp quản lý; Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cần thiết theo phương châm “4 tại chỗ”.

Mưa dồn dập trút xuống trong thời gian ngắn khiến nhiều nơi trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện ngập úng, khiến các phương tiện di chuyển khó khăn (ảnh Đ.Minh)

Mưa lớn dồn dập trút xuống trong thời gian ngắn khiến nhiều nơi trên địa bàn TP Đà Nẵng xuất hiện ngập úng, khiến các phương tiện di chuyển khó khăn (Ảnh Đ.Minh)

Đà Nẵng: Chủ động ứng phó mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới

Ngoài ra, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, TKCN và Phòng thủ dân sự TP Đà Nẵng đề nghị Sở Xây dựng phối hợp UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai phương án phòng, chống ngập úng đô thị, khơi thông cống rãnh thoát nước.

Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho công trình và các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang.

Cùng với đó, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng tổ chức kiểm tra bảo đảm an toàn các hồ chứa, đặc biệt lưu ý hai hồ chứa Hòa Trung và Đồng Nghệ; Vận hành hồ chứa theo đúng quy trình và phương án phòng chống thiên tai đã được phê duyệt; Phối hợp với các địa phương thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn không cho người dân và phương tiện đi lại trong hồ và tràn xả lũ.

Ghi nhận sáng 25/9, một số nơi trên địa bàn TP Đà Nẵng mưa rất to như: Phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu: 162mm; Phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ: 153mm; Phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê và phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ: 140mm…

Mưa dồn dập trút xuống trong thời gian ngắn khiến nhiều nơi xuất hiện ngập úng cục bộ khiến các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đọc thêm

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Môi trường

Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão

TTTĐ - Hậu quả của bão số 3 và mưa lũ, ngập lụt trên địa bàn Hà Nội không chỉ gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và tài sản mà còn để lại những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân. Do đó, thành phố đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp khắc phục, tập trung vào xử lý vệ sinh môi trường và phòng, chống dịch bệnh nhằm ổn định đời sống Nhân dân.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão Xã hội

Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng có Công điện yêu cầu chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão đang đi vào khu vực Biển đông của nước ta.
Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão Môi trường

Trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, đến 7 giờ ngày 19/9, áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10.
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa khoảng 250km, có khả năng mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông. Hồi 4 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông.
Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam Môi trường

Nhựa Bình Minh và tập đoàn SCG triển khai dự án "Thương nguồn nước, yêu tương lai" tại Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BM PLASCO), với sự đồng hành từ Tập đoàn SCG và các đối tác đã triển khai chuỗi hoạt động thuộc dự án “Thương nguồn nước, yêu tương lai” tại tỉnh Quảng Nam.
Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp Môi trường

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có hướng di chuyển phức tạp

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đang có hướng di chuyển phức tạp.
Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9 Môi trường

Áp thấp nhiệt đới đang ở trên đất liền đảo Luzon (Philippines), giật cấp 9

TTTĐ - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7h ngày 17/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 120,9 độ Kinh Đông, trên đất liền đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15-20km/h.
Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão Môi trường

Áp thấp nhiệt đới có thể đi vào Biển Đông, mạnh lên thành bão

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông tiếp tục di chuyển theo hướng Tây.
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h Môi trường

Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây khoảng 15km/h

TTTĐ - Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 13h ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/h.
Xem thêm