Tag

Nhiệt huyết tuổi trẻ hơn 8 thập kỷ theo Đảng

Phóng sự 24/12/2024 17:00
aa
TTTĐ - Gần một thế kỷ đã trôi qua, bào mòn nhân số của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu - tổ chức tập hợp thanh niên ưu tú của Hà Nội trước Cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên, thời gian không thể làm lung lay lòng nhiệt thành với cách mạng của họ, dù có người đã bước qua tuổi 100.
Vinh danh những người trẻ truyền lửa nhiệt huyết, dẫn lối tiên phong Dấu ấn của sức trẻ, nhiệt huyết và lòng nhân ái

Sức mạnh thanh niên trong Cách mạng tháng Tám

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, góp mặt đông đảo trong biển người tiến về trung tâm Hà Nội giành lấy chính quyền, có rất nhiều gương mặt thanh niên Thủ đô. Cốt cán là những thành viên của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, lực lượng thanh niên đã góp phần không nhỏ trong chiến công chung của cả dân tộc.

Điều đặc biệt là tổ chức Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu chỉ mới được thành lập trước thời điểm lịch sử đó vỏn vẹn một năm, gồm đại đa số là những con người trẻ tuổi tràn đầy nhiệt huyết và trách nhiệm với vận mệnh của đất nước.

Đại tướng Nguyễn Quyết (người ngồi hàng thứ hai, ngoài cùng bên trái) chụp cùng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh chụp năm 1968)
Đại tướng Nguyễn Quyết (người ngồi hàng thứ hai, ngoài cùng bên trái) chụp cùng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh chụp năm 1968)

Dù nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng trong ký ức của ông Lê Đức Vân (SN 1926), Trưởng ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu những năm tháng sục sôi đấu tranh chưa bao giờ phai mờ.

Ông Lê Đức Vân là cựu học sinh trường Bưởi. Khi đương thời học sinh, ông Vân được người bạn học Vũ Oanh (tên thật là Vũ Duy Trương) giác ngộ cách mạng. Ông tham gia tổ chức “Tu thân” (sau này đổi tên thành Đội Ngô Quyền) của ông Vũ Oanh để rèn luyện sức khỏe, học tập và tìm hiểu về con đường của những vị lãnh đạo yêu nước… “Một bầu trời sáng mở ra trong trí tôi”, ông Vân cảm khái nói.

Không bao lâu sau đó, Vũ Oanh, Lê Đức Vân cùng gần 40 thành viên của đội được kết nạp vào Đoàn Thanh niên cứu quốc và ít lâu sau đứng vào hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi trường Bưởi phải sơ tán đến khu an toàn, ông Vân cùng đồng đội bỏ học, ở lại Hà Nội chiến đấu.

Đồng chí Nguyễn Quyết vẫn minh mẫn ở tuổi 100
Đại tướng Nguyễn Quyết

Ông Lê Đức Vân nhớ lại: “Trước yêu cầu của cách mạng và dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng 8/1944, tại số 46 phố Bát Đàn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và cũng là nhà riêng của gia đình tôi, Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu chính thức được thành lập.

Khi đó, tôi cùng đông đảo học sinh của các trường Bưởi, Thăng Long, Gia Long, Đồng Khánh, Văn Lang… đã hoạt động công khai, tuyên truyền về tổ chức Việt Minh ở nơi công cộng như: Các chợ, trường học, rạp chiếu bóng, xí nghiệp. Hình thức tuyên truyền miệng đến rải truyền đơn nhằm chuyển tải đến mọi tầng lớp Nhân dân về lý tưởng cách mạng soi đường”.

Đến nay, các nhà sử học đều chung nhận định rằng, sự ra đời của Đoàn Thanh niên cứu quốc Hoàng Diệu xuất phát từ thực tiễn đấu tranh cách mạng và Hà Nội cần phải có một tổ chức độc lập, tinh nhuệ của thanh niên, học sinh yêu nước.

Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Quyết - Bí thư Thành ủy Hà Nội, sự dẫn dắt của đồng chí Lê Quang Đạo - Bí thư Ban cán sự Đảng Hà Nội, đồng chí Vũ Quý - Ủy viên Ban cán sự Đảng, đồng chí Vũ Oanh - Bí thư Thanh niên cứu quốc, Hà Nội nhanh chóng trở thành lực lượng tiên phong trong phong trào cách mạng, thực hiện mọi hình thức đấu tranh cách mạng táo bạo nhưng cũng rất khôn khéo, sáng tạo, hiệu quả cao.

Người “thuyền trưởng” năm nào

Như đã nói ở trên, hoạt động của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu khi mới thành lập nhận được sự chỉ đạo trực tiếp, sáng suốt từ Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Quyết - Bí thư Thành ủy. Điều đặc biệt, tháng 8/1945, khi lãnh đạo Tổng khởi nghĩa với vị trí Bí thư Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Quyết khi đó mới tròn 23 tuổi.

Sinh ngày 20/8/1922 trong gia đình nông dân có 10 người con ở thôn Dưỡng Phú, xã Chính Nghĩa, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đồng chí Nguyễn Quyết (tên thật là Nguyễn Tiến Văn) chỉ được học đến hết bậc tiểu học. 15 tuổi, ông lên Hà Nội kiếm sống và bắt đầu hoạt động cách mạng.

Năm 1944, ông là Thành ủy viên, tham gia Ban Cán sự xây dựng phong trào phản đế ở Hà Nội. Tháng 3/1945, ông được giao nhiệm vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Ủy ban Quân sự cách mạng.

Các thành viên của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu (Ảnh chụp lại)
Các thành viên của Đoàn thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu (Ảnh chụp lại)

Về vai trò của Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, đồng chí Nguyễn Quyết kể: “Chiều 16/8/1945, nghe báo cáo hôm sau có cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức ủng hộ chính quyền thân Nhật ở Nhà hát Lớn Hà Nội, tôi quyết định giao nhiệm vụ cho ông Phạm Thái Hy, Đội phó cùng Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu cướp diễn đàn, biến cuộc mít tinh của địch thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng”.

Thực tế đã diễn ra đúng như trù định. Ông Lê Đức Vân kể: “Chủ trương của ta là phải phá cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức ủng hộ chính quyền thân Nhật ở Nhà hát Lớn Hà Nội, chiếm diễn đàn để thành cuộc mít tinh ủng hộ mặt trận Việt Minh. Vì thế, các đồng chí: Thái Hy, Từ Trang Anh (Mười Hương), Lê Phan, Nguyễn Khoa Diệu Hồng... được bố trí trà trộn vào đám đông, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ”.

Khi cuộc mít tinh được khai mạc chưa lâu, ông Lê Phan đoạt được micro. Sau đó, ông Thái Hy (Đội phó Đội Thanh niên thành Hoàng Diệu) bảo vệ bà Từ Trang Anh (thành viên Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu) diễn thuyết trong khoảng 15 phút với nội dung chính về 10 chính sách lớn của mặt trận Việt Minh. Kế tiếp, bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thành viên Đảng Dân chủ đã đọc bản hiệu triệu của Đảng Dân chủ kêu gọi đồng bào ủng hộ mặt trận Việt Minh tổng khởi nghĩa, giành độc lập.

Ngay tối 17/8/1945, Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết triệu tập cuộc họp Ủy ban Quân sự ở Dịch Vọng, quyết định Hà Nội tổng khởi nghĩa vào ngày 19/8/1945.

Cuộc Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội đã thành công, ta chiếm Trại Bảo an binh, Phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát... không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu, “mở đường cho Cách mạng tháng Tám thành công trên cả nước”.

Nhiệt huyết tuổi trẻ hơn 8 thập kỷ theo Đảng

Nhìn lại lịch sử, có thể thấy vai trò tiên phong, quan trọng, chủ chốt của lực lượng thanh niên - đại diện là Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu trong cuộc khởi nghĩa mùa thu vĩ đại giành độc lập dân tộc.

Tiếp nối truyền thống đó, những năm qua tuổi trẻ Thủ đô đã tập trung tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về công tác thanh thiếu nhi; Chỉ đạo tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phong trào hành động cách mạng, đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Tăng cường các hoạt động hướng về biên giới, hải đảo của Tổ quốc...

Các phong trào thanh niên tình nguyện, tuổi trẻ sáng tạo, tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc và tôi yêu Hà Nội được các cấp bộ Đoàn từ thành phố đến cơ sở triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; Các chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học, lập thân lập nghiệp, khởi nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh…

Đáng chú ý, được sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội và sự ủy quyền của Ban Liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu, Thành đoàn Hà Nội vinh dự được giao nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ đề xuất phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến cho tập thể Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu.

Đọc thêm

"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025 Đô thị

"Thủ phủ hoa" Quảng An tấp nập trước thềm Tết Nguyên đán 2025

TTTĐ - Cứ vào mỗi dịp lễ trong năm, không chỉ người dân Thủ đô mà cả những người dân nơi khác cũng đổ về chợ đầu mối hoa lớn nhất miền Bắc – chợ hoa Quảng An, thuộc quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Bài 3: Nỗi day dứt khôn nguôi ở vùng biên Pá Khoang Giáo dục

Bài 3: Nỗi day dứt khôn nguôi ở vùng biên Pá Khoang

TTTĐ - Dù biết nơi vùng biên khó khăn nhưng là nhân viên đội Vận động quần chúng, nên anh luôn đau đáu muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình giúp người dân Pá Khoang thay đổi hủ tục và phát triển.
Bài 2: Cái chữ có đổi được xe máy, đổi được gạo không? Giáo dục

Bài 2: Cái chữ có đổi được xe máy, đổi được gạo không?

TTTĐ - Nhiều năm nay, Thiếu tá Hơ Văn Di, nhân viên vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Trung Lý, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hoá luôn khắc phục khó khăn, miệt mài đưa cái chữ đến đồng bào dân tộc Mông.
Bài 1: Lớp học tình thương ở biên giới Việt Nam - Campuchia Giáo dục

Bài 1: Lớp học tình thương ở biên giới Việt Nam - Campuchia

TTTĐ - Các em học sinh lớp học tình thương do Đại uý Nguyễn Đình Thông giảng dạy, đều có hoàn cảnh rất đặc biệt, là con em của các hộ dân di cư tự do từ Campuchia về. Gương mặt rám nắng, đen nhẻm bởi những nhọc nhằn từ cuộc sống mưu sinh, cũng vì lẽ đó mà con đường đến trường tìm chữ của các em trở nên khó khăn, xa vời…
Kon Tum: Hiểm họa từ những “quả bom” nổ chậm Phóng sự

Kon Tum: Hiểm họa từ những “quả bom” nổ chậm

TTTĐ – Những quả đồi cao nằm phía sau lưng khu dân cư tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, khiến người dân vô cùng bất an, lo lắng.
Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ Phóng sự

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ

TTTĐ - Cơn lũ vừa rút, bùn đất vẫn còn lấm lem trên ngọn cây dướng bên bờ sông Hồng, nhưng người dân xã Minh Châu đã bắt tay tái thiết cuộc sống. Ý chí và nỗ lực của những người dân xã đảo giúp họ sớm phục hồi sản xuất, sinh hoạt. Trong ánh nắng cuối thu, nơi đây lại sáng lấp lánh trên mênh mang mặt nước dòng sông Mẹ.
Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Xem thêm