Cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn lãnh án 5 năm tù giam
TP Hồ Chí Minh: Dấu hiệu gây thất thoát tài sản Nhà nước tại dự án Tecco Đầm Sen Công ty Cổ phần Cao su TP Hồ Chí Minh vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn Nhà nước |
Các bị cáo tại phiên tòa |
Theo đó, HĐXX sơ thẩm nhận định, CNS là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND TP Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2018, bị cáo Chu Tiến Dũng điều hành 2 lần thoái vốn đầu tư của CNS tại Công ty Cổ phần TIE (công ty con của CNS) nhưng đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí hơn 22 tỷ đồng.
Trong đó, tại lần thoái vốn thứ nhất, với nhiệm vụ và quyền hạn được giao, bị cáo Dũng cùng bị cáo Nguyễn Hoành Hoa, cựu Chủ tịch HĐTV của CNS dù biết Công ty Cổ phần TIE có phát sinh lợi nhuận từ vốn đầu tư của CNS nhưng vẫn chỉ đạo các đồng phạm điều chỉnh phương án, lộ trình thoái vốn để thu hồi lợi tức phát sinh trước khi thoái vốn. Các sai phạm trong quá trình thoát vốn đã khiến CNS thất thoát hơn 3,3 tỷ đồng.
Ở lần thoái vốn thứ hai vào năm 2017, việc CNS bị mất quyền được nhận cổ tức tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đã bán cũng đã gây thất thoát lãng phí 1,3 tỷ đồng. Ngoài ra, bị cáo Chu Tiến Dũng và đồng phạm còn không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng Quỹ Khen thưởng của CNS, gây thất thoát số tiền hơn 17,3 tỷ đồng.
HĐXX nhận định, với vai trò là Tổng Giám đốc của CNS tại thời điểm xảy ra các sai phạm, bị cáo Chu Tiến Dũng đã chỉ đạo đồng phạm thực hiện nhiều sai phạm, làm thất thoát số tiền hơn 22 tỷ đồng nên phải chịu trách nhiệm chính, là bị cáo chủ mưu xuyên suốt của vụ án.
Trong quá trình điều hành tại CNS, bị cáo Dũng đã giúp sức tích cực cho bị cáo Nguyễn Hoành Hoa trong quá trình thoái vốn của CNS tại Công ty Cổ phần TIE làm thất thoát hơn 4,6 tỷ đồng.
Trước đó, trong lời nói sau cùng, bị cáo Dũng cũng gửi lời xin lỗi đến tất cả các bị cáo đồng phạm là cán bộ, công nhân viên của CNS về những sai phạm liên quan đến vụ án. Từ các sai phạm kể trên, bản án sơ thẩm đã tuyên mức 5 năm tù đối với bị cáo Chu Tiến Dũng về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” (thấp hơn đề nghị của Viện Kiểm sát 2 - 3 năm tù).
Đối với bị cáo Nguyễn Hoành Hoa là Chủ tịch HĐTV của CNS, có trách nhiệm kiểm tra tất cả các quy định về chuyển nhượng tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp để đảm bảo việc không làm thất thoát tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, bị cáo Hoa lại chấp thuận phương án thoái vốn và chỉ đạo bị cáo Chu Tiến Dũng thoái 70% vốn CNS tại Công ty CP TIE trái quy định, dẫn đến thất thoát hơn 4,6 tỷ đồng. Do đó, HĐXX cho rằng bị cáo Hoa phải chịu trách nhiệm chính đối với sai phạm này, nên tuyên mức án 4 năm tù cùng về hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”.
Ngoài hai bị cáo trên, bản án sơ thẩm cũng nhận định vai trò của bị cáo Đỗ Văn Ngà (cựu Kế toán trưởng của CNS) dù biết rõ việc thất thoát từ thoái vốn của doanh nghiệp Nhà nước, hiểu biết rõ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp nhưng đã đồng phạm tích cực cho bị cáo Dũng và Hoa để xảy ra thất thoát tài sản Nhà nước nhiều tỷ đồng. Do đó, bị cáo Đỗ Văn Ngà đã bị tuyên lãnh án 4 năm tù giam về cùng tội danh kể trên.
Đối với hầu hết các đồng phạm còn lại trong vụ án được nhận định là những người có trình độ, nhận thức pháp luật, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác, tuy nhiên lại là đồng phạm tích cực cho các hành vi phạm tội của cựu Tổng Giám đốc Chu Tiến Dũng. Tuy nhiên, do hậu quả của vụ án đã được khắc phục toàn bộ, bên cạnh đó các bị cáo phạm tội lần đầu, có các tình tiết giảm nhẹ, quá trình xét xử thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội nên HĐXX đã khoan hồng và tuyên nhiều mức án tù treo cho các bị cáo trong vụ án.
Cụ thể, các bị cáo được bản án sơ thẩm tuyên án tù treo gồm bị cáo Phạm Thúy Oanh (cựu Kế toán trưởng Công ty CP TIE nhận 3 năm tù treo; Nguyễn Đức Vượng (cựu Chánh văn phòng của CNS) nhận 3 năm tù treo; Lê Vũ Tùng (cựu Phó Tổng Giám đốc của CNS) lãnh 2 tù treo và Huỳnh Tấn Tư (cựu Phó Tổng Giám đốc của CNS) lãnh 2 năm tù treo. Các bị cáo còn lại lãnh các mức án từ 2 - 4 năm tù giam vì vai trò đồng phạm trong vụ án.