Tag

Cùng Lữ Mai và Nguyễn Quang Hưng "Từ núi đồi gặp phố"

Văn học - Nghệ thuật 18/04/2019 09:18
aa
TTTĐ- Trong khuôn khổ Ngày Sách Việt Nam 2019, Nhà xuất bản Văn học tổ chức chương trình tọa đàm, giao lưu với hai nhà thơ Nguyễn Quang Hưng và Lữ Mai nhân dịp ra mắt hai tác phẩm Nối những vệt không gian và Hà Nội không vội được đâu với chủ đề: "Từ núi đồi gặp phố". Sự kiện diễn ra vào 10h sáng thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2019 tại sân khấu trung tâm - Công viên Thống Nhất (đường Trần Nhân Tông, P. Lê Đại Hành, Q. Hai Bà Trưng, TP Hà Nội).

Cùng Lữ Mai và Nguyễn Quang Hưng

Bìa cuốn sách "Hà Nội không vội được đâu" của Lữ Mai

Bài liên quan

Xuất bản bộ truyện hấp dẫn độc giả trẻ thời đại 4.0

Ra mắt cuốn sách được coi là mốc son trong sự nghiệp cầm bút của Cornell Woolrich

Khám phá bí quyết vượt qua những mất mát, tổn thương trong "Chữa lành nỗi đau"

Tọa đàm "Số phận những đứa trẻ trong thế chiến II"

Tham dự chương trình có: TS. Nguyễn Anh Vũ - Giám đốc - Tổng biên tập NXB Văn học; PGS.TS. Ngô Văn Giá, nguyên Trưởng khoa Viết văn - Báo chí trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Nhà văn Đỗ Bích Thúy, Tạp chí Văn nghệ Quân đội; Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam, biên tập viên kênh Truyền hình Nhân dân; Nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa, Tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng nhiều văn nghệ sĩ, nhà báo – đồng nghiệp của hai tác giả. MC - Diễn giả chương trình: Nhà thơ Hữu Việt, Trưởng ban Văn hóa -Văn nghệ - Báo Nhân dân.

"Hà Nội không vội được đâu" và "Nối những vệt không gian" là hai tập tản văn của hai cây bút thuộc thế hệ trẻ, đang ở vào độ sung sức trong sáng tác. Điểm chung của 2 tác phẩm là mảng đề tài về Hà Nội với những cảm nhận đa dạng về đời sống xã hội, văn hóa, dòng chảy truyền thống, nhịp sống đương đại… Những biểu hiện đó diễn ra trong các không gian, khu vực khác nhau của Hà Nội trên hành trình mở rộng, phát triển, vừa đón nhận những cái mới, vừa lưu giữ, truyền nối những giá trị đặc sắc của lịch sử, văn hóa, con người.

Hai tác phẩm chia sẻ những suy ngẫm, thái độ sống cùng tình yêu đối với Hà Nội hôm nay của những người thuộc thế hệ công dân trẻ đang sống, làm việc và trưởng thành tại Hà Nội.

Tác phẩm "Hà Nội không vội được đâu" là tập văn xuôi (gồm tản văn và một số truyện ngắn) của tác giả Lữ Mai được Nhà xuất bản Văn học phát hành năm 2014, tái bản năm 2019. Sau ấn phẩm này, dự kiến, cuối tháng 4 năm 2019, Lữ Mai sẽ ra mắt bạn đọc tập truyện ngắn Linh hồ do NXB Văn học ấn hành.

Cùng Lữ Mai và Nguyễn Quang Hưng

Hà Nội không vội được đâu là những trang viết của một người trẻ, xuất thân từ miền đất khác (miền sông Mã của tỉnh Thanh Hóa), cảm nhận về Hà Nội của ngày hôm nay với nhiều đổi thay, vỡ vạc. Cuốn sách không chỉ gồm những tản văn viết về Hà Nội mà còn ẩn chứa góc nhìn từ những trải nghiệm Hà Nội vọng về cố hương, ký ức trong nguồn cảm hứng “sống chậm, nghĩ chậm từ Hà Nội”.

"Hà Nội không vội được đâu" có nhiều tác phẩm được tác giả viết từ thời sinh viên, khi mới chạm ngõ nghề viết, cách đây hơn chục năm. Có thể coi đó như những cảm xúc ngỡ ngàng, non nớt, hồn nhiên của một người từ xa Hà Nội về ngụ tại mảnh đất thị thành qua con đường học tập, mưu sinh.

Nhận xét về tập sách này, nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa (Tạp chí Văn nghệ Quân đội) cho rằng: “Lữ Mai tự nhận mình chỉ là “đứa con ruộng đồng” đang “ở trọ phố phường” nhưng đọc mảng tản văn của chị viết về Hà Nội, tôi có cảm giác như chị đã chạm được vào hồn cốt Hà Nội, không chỉ một Hà Nội hiện đại trẻ trung “phơi phới sắc thị thành”, mà còn là một Hà Nội xưa cũ lắng sâu.

Giữa tất bật “vật vờ trong hỗn độn công việc” để mưu sinh, chị luôn biết mài sắc, căng mở giác quan để sống chậm, để cảm nhận tất cả chất thơ của Hà Nội, để nghe “những viên đá xếp lát dưới chân đang bồi hồi kể chuyện”. Đây là cách Lữ Mai “tự mình xếp lại một không gian, tự mình xây nên một tâm trạng đầy nhạc, một khoảng tự do”, để rồi, trong vương quốc tự mình kiến tạo, với một thứ chủ nghĩa duy mĩ duy cảm riêng mình, chị cứ thế chăm chút, nhẩn nha, nhấn nhá thả/nhả chữ…”.

Lữ Mai tên đầy đủ là Lữ Thị Mai, sinh năm 1988 tại Thanh Hóa. Tốt nghiệp khóa 10 Khoa Viết văn - Báo chí, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (tiền thân là trường Viết văn Nguyễn Du), hiện công tác tại Ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân dân. Chị là một trong những hội viên trẻ nhất của Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Lữ Mai viết song song cả hai thể loại: văn xuôi và thơ. Nhiều tác phẩm văn xuôi của chị được các Nhà xuất bản, đặc biệt là Nhà xuất bản Văn học tuyển trong các tuyển tập truyện ngắn hay, truyện ngắn mới… suốt 10 năm qua.

Các tác phẩm đã xuất bản: Giấc (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2010; Hà Nội không vội được đâu (văn xuôi), NXB Văn học, 2014; Mở mắt rồi mơ (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2015; Thời cách ngăn trống rỗng (thơ), NXB Hội Nhà văn, 2019.

Khác với cái nhìn về Hà Nội của Lữ Mai, "Nối những vệt không gian" của Nguyễn Quang Hưng là sự phản chiếu những chuyển động trong đời sống của tác giả, qua con mắt một người trẻ nhận thấy ở vẻ đẹp văn hóa truyền thống và trong vẻ đẹp tâm hồn, tâm tính con người những giá trị bền vững.

Cùng Lữ Mai và Nguyễn Quang Hưng

Đồng thời, nhận ra sự cần thiết việc kết nối đời sống hiện đại với nguồn mạch quá khứ, lưu giữ và vận dụng bản sắc, “dữ liệu” sống từ hôm qua đến hôm nay để gây dựng, duy trì những giá trị của cuộc sống mới. Và cùng với đó, kiến tạo tương lai.

Nhiều trang tản văn trong cuốn sách, vì thế, là sự lắng nghe, nhập cuộc vào hơi thở đời sống hiện tại của những con người, đường đất, làng mạc, đồi núi, phố phường quanh mình. Để thiết tha với những vẻ đẹp phong phú trên những nẻo quê hương mà con người ta đang nuôi giữ, lan tỏa và tiếp tục sáng tạo.

Những dòng tản văn, vì thế, là sự đan cài các hình ảnh, chi tiết sống mà tác giả thu nhận, trân quý trên đường sống, đường nghề văn - báo của mình.

Một nét hoa văn phố, một bóng cây cổ thụ trầm mặc, một tiếng hát vẳng lên từ quê vắng, một dáng núi xứ Đoài dựng lên sau cơn mưa, một món cổ vật nâng trên tay người, những làn khói sương lọc qua luồng nắng khu vườn, câu chuyện kể vu vơ về đất, về người từ miệng ai đó bỗng gặp, một chiếc bánh tẻ vừa bóc, một dáng người nào đó sau khung cửa, hình ảnh một đạo diễn đêm về gõ trống hát cùng người mẹ già đã lẫn, dòng nước mắt trên má người nghệ sĩ đang thủ vai, ước mơ về thăm quê lúc cuối đời của một cụ già…, nếu nhìn, nếu lắng nghe và suy ngẫm, mỗi người sẽ nhận ra nhiều nội dung sống để làm phong phú thêm cho mình.

Cũng bởi cảm nhận thấy sự sinh động, đa dạng ấy, nên những trang tản văn của Nguyễn Quang Hưng là tiếng gọi lên đường, rong ruổi, để tha thiết, chân thành và trân quý những gì là cơ may đón nhận. Và cũng bởi dấu ấn của không gian sống và làm việc, cùng những yêu dấu gia đình, dòng họ, mà cả tập sách này, tác giả gắn bó với đề tài Hà Nội.

Đó là Hà Nội của trung tâm Thủ đô, Hà Nội nơi tiếp giáp và Hà Nội mở rộng của những con đường xứ Đoài dẫn ra làng quê ngoại thành, dẫn vào những nẻo núi sông kỳ thú. Đó là suy nghĩ chân thành về việc yêu giữ, tôn vinh những đẹp đẽ của Hà Nội xưa cũ, của Hà Nội rộng lớn, Hà Nội mới mẻ hôm nay.

Làm giàu con người mình bằng tâm hồn phố xá, làng mạc và tấm lòng tôn quý thiên nhiên, trân trọng những giá trị văn hóa, nghệ thuật được đúc kết và tiếp tục sáng tạo. Có thể coi đó là thông điệp xuyên suốt tập sách này.

Nguyễn Quang Hưng sinh năm 1980 tại Hà Đông - Hà Nội, hiện công tác tại Báo Thời Nay - ấn phẩm của Báo Nhân dân. Anh là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.

Các tác phẩm đã xuất bản: Vườn ánh sáng (thơ), NXB Hội nhà văn, 2008; Mùa Vu Lan (thơ), NXB Hội nhà văn, 2011; Tiếng hạc trong trăng (ký chân dung), NXB Thanh niên, 2011, NXB Văn học tái bản năm 2017; Lòng ta chùa chiền (thơ), NXB Hội nhà văn, 2013; Chia ngũ cốc (thơ), NXB Hội nhà văn, 2015; Nước non mặt biển, trường ca, NXB Lao động, 2015; Năm tháng mặt người, tản văn, NXB Phụ nữ, 2016; Cột mốc trong người (thơ), NXB Quân đội nhân dân, 2017; Nối những vệt không gian (tản văn), NXB Văn học, 2019.

Anh cũng đã đoạt các giải thưởng như: Giải Nhì cuộc thi “Thơ ca và nguồn cội” - Làng Chùa 2006-2007; Giải Nhì cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016.

Đọc thêm

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh Văn học - Nghệ thuật

Trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Kỷ niệm 124 năm Ngày sinh của chí sĩ Nguyễn An Ninh, TP Hồ Chí Minh cho ra mắt không gian trải nghiệm Thư viện số Nguyễn An Ninh - Chuyên đề Nam Bộ tại đường sách Nguyễn Văn Bình (Quận 1).
Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội Văn hóa

Triển lãm về những khu vườn nổi tiếng của Bắc Kinh tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/9, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm quản lý Công viên Bắc Kinh tổ chức khai mạc triển lãm “Bảo vật phương Đông, danh viên Bắc Kinh” với chủ đề “Triển lãm về các khu vườn cổ của Bắc Kinh” tại Khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).
50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi" Văn hóa

50 tác phẩm màu nước đặc sắc trưng bày tại "Hà Nội trong tôi"

TTTĐ - Kỷ niệm 70 Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp với nhóm họa sĩ “Màu nước Hà Nội” ra mắt triển lãm tranh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em" Văn học - Nghệ thuật

8 tài năng trẻ đoạt giải "Âm thanh tình anh em"

TTTĐ - Ban Tổ chức dự án “Âm thanh tình anh em: Khám phá tài năng” vừa trao 8 giải thưởng cho các nghệ sĩ ở lĩnh vực Nghệ thuật thị giác, âm nhạc và sân khấu.
600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương Văn học - Nghệ thuật

600 đại biểu tham dự Gala Tiếng Việt thân thương

TTTĐ - 20h ngày 8/9/2024, Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng NVNONN năm 2024 và Chương trình Gala Tiếng Việt thân thương.
Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ Văn học - Nghệ thuật

Họa sĩ Sophie Trịnh gửi gắm thông điệp ý nghĩa về phụ nữ

TTTĐ - Với triển lãm "Lớp lang cảm xúc", điều khiến nữ họa sĩ Sophie Trịnh tự hào là có thể lan tỏa thông điệp của sự sẻ chia, là sợi dây kết nối những nỗi niềm sâu kín, khát khao yêu thương của chính mình và những bản thể khác thông qua những tác phẩm hội họa.
Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa Văn học - Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian và những hoạt động ý nghĩa

TTTĐ - Dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 năm nay, TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức nhiều hoạt động triển lãm, biểu diễn văn hóa, nghệ thuật và thể thao. Thông qua đó, người dân có thể hiểu thêm về những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như ý nghĩa quan trọng của ngày Quốc khánh.
Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm” Văn hóa

Ấn tượng với triển lãm “Nghiên bút còn thơm”

TTTĐ - Sau 4 tháng miệt mài, sáng tạo, 15 tác giả thư pháp từ mọi miền đất nước cùng với giám tuyển đã mang đến Triển lãm “Nghiên bút còn thơm” những tác phẩm nghệ thuật thư pháp độc đáo, ấn tượng.
“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ Văn hóa

“Rèn nhân cách - Luyện tài năng” theo gương sáng của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp Kỉ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024) và 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024), Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản bộ sách "Rèn nhân cách - Luyện tài năng". Ấn phẩm nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tìm hiểu về Bác Hồ kính yêu, phấn đấu, học tập, rèn luyện theo gương sáng của Người gồm 5 cuốn với 5 chủ điểm: Yêu nước, Đoàn kết, Khiêm tốn, Giản dị, Tiết kiệm.
Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống Văn học - Nghệ thuật

Khánh Hòa: Hiện thực hóa các hệ giá trị văn hóa trong đời sống

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị bàn các vấn đề về văn hóa có đông đảo đại biểu đại diện từ thôn, tổ dân phố đến cấp tỉnh, từ cán bộ quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học đến cộng đồng các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, du lịch.
Xem thêm