Tag

Cú thụt lùi khi “tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời”

Doanh nghiệp 29/09/2021 15:00
aa
TTTĐ - Các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, dự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công thương là bước lùi khi tăng thêm khoảng 3.000MW điện than và giảm 8.000MW điện tái tạo vào năm 2030.
Nhà đầu tư điện mặt trời và điện gió “kêu cứu” vì lâm nguy Quy hoạch điện VIII: Cắt giảm điện tái tạo, tăng điện than là “những bước lùi”

Cắt giảm điện tái tạo, tăng điện than là bước lùi

Bộ Công thương mới đây đã công bố dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 (Quy hoạch điện VIII).

So với bản trình vào tháng 3/2021, lần này có những điểm mới như cắt giảm tổng công suất nguồn điện trong cả 2 giai đoạn (2030-2045) của thời kỳ quy hoạch; tăng cường kiểm soát và giám sát thực hiện quy hoạch; thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là nguồn năng lượng tái tạo phân tán và cuối cùng là tập trung cân bằng phụ tải nội vùng để hạn chế truyền tải từ xa.

Tuy nhiên, những vấn đề tồn tại lớn mà các chuyên gia, nhà khoa học, nhà đầu tư và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đã được Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam (VSEA) tập hợp, góp ý trong 3 lần kiến nghị trước đây vẫn chưa được giải quyết.

Thậm chí, bản dự thảo lần này thể hiện “những bước lùi” khi tăng thêm khoảng 3.000MW điện than và giảm khoảng 8.000MW điện tái tạo vào năm 2030, trong khi lộ trình “điện cạnh tranh” chưa rõ ràng, bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư chưa thuyết phục.

Bộ Công thương cho rằng, sở dĩ dự thảo quy hoạch “ưu ái” cho các nguồn điện truyền thống (thủy điện, nhiệt điện) nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ thống lưới điện.

Tuy nhiên, đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, nếu chỉ vậy thì Quy hoạch Điện VIII sẽ khiến năng lượng sạch “chết yểu” khi đánh mất cơ hội bắt nhịp và hòa nhập, tạo xung lực cho nền kinh tế năng lượng xanh của quốc gia.

Mặt khác, một số ý kiến của đại điện doanh nghiệp còn cho rằng, bản dự thảo khiến cho chúng ta có quyền nghi ngờ về tính minh bạch, không mang tính bao quát, thiếu sự khách quan, duy ý chí và phi thực tế.

Cú thụt lùi khi “tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời”
Các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu hạn chế điện than để phát triển năng lượng tái tạo

Hơn nữa, hầu hết các dự án điện than mới sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu, trong khi đó giá than đang tăng phi mã. Mức giá than đá trong 6 tháng đầu năm 2020 đã là 98,8 USD/tấn, đến năm nay tăng lên 159,7 USD/tấn, cao gấp hơn 100 lần so với tốc độ dự báo trong Quy hoạch điện VIII.

Lãnh đạo VSEA nhấn mạnh, giá điện than không hề rẻ mà ngược lại đắt nhất và đắt hơn tất cả các loại năng lượng tái tạo đang hưởng giá FIT. Khi sản lượng điện than chiếm gần 50% tổng sản lượng hệ thống điện, với xu thế biến động tăng giá như thế này sẽ tạo nên áp lực rất lớn đối với ngành điện và làm tăng giá điện khiến người dân phải oăn nặng chi phí. Sự biến động của giá than trên thị trường thế giới do nguồn cung ngày càng cạn kiệt cảnh báo rủi ro rất lớn về hệ lụy kinh tế nếu tiếp tục phát triển điện than”.

Trước đây, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có trữ lượng than đá lớn trên thế giới. Nhưng hiện nay nguồn năng lượng hóa thạch đang gần như cạn kiệt bởi tận khai bừa bãi mà tài nguyên ấy lại không thể tái tạo. Từ một quốc gia có thương hiệu về xuất khẩu than thì nhiều năm qua nước ta phải “vác hàng tỷ đô la” nhập than từ Mỹ, Trung Quốc cho nhiệt điện.

Đại diện Hội đồng năng lượng gió toàn cầu (GWEC) nhận xét rằng nhiều khả năng các vấn đề về tiến độ dự án nhiệt điện than trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh sẽ khó có thể giải quyết kể cả khi được chuyển tiếp sang Quy hoạch điện VIII.

Đặc biệt trong bối cảnh châu Á cũng đang chuyển dịch sang hướng giảm phát thải, cũng như việc cộng đồng tài chính quốc tế đang quyết tâm rút lui khỏi các dự án năng lượng hóa thạch, bởi chất thải của Nhiệt điện sẽ rất nguy hại đến môi trường.

Theo các tài liệu quốc tế, trong tro xỉ có chứa nhiều chất độc hại, kim loại nặng, thậm chí cả phóng xạ. Còn báo cáo của Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội ngày 1/11/2019, nồng độ thủy ngân trong than Quảng Ninh khá lớn, ước tính 0,446mg/kg. Nếu năm 2030 đốt khoảng 129 triệu tấn than/năm (riêng than nội khoảng 45 triệu tấn/năm) thì ước tính lượng thủy ngân xả ra từ than nội là khoảng 7 tấn/năm. Đó là chưa kể khoảng 85 triệu tấn than nhập hàng năm.

Nhà đầu tư năng lượng sạch đứng ngồi không yên

Báo cáo gánh nặng bệnh tật từ phát thải của nhà máy điện than ở Đông Nam Á của các nhà khoa học Đại học Harvard chỉ ra rằng, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam vào năm 2030 khoảng 76.000 MW vẫn tương đương công suất trong Quy hoạch điện VII. Thiệt hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe do tăng cường phát triển điện than ở Việt Nam đến năm 2030 là rất lớn.

Kết quả đưa ra mức phát thải chất ô nhiễm không khí năm 2030 như sau: 630.000 tấn SO2, 690.000 tấn NOx và 70.000 tấn PM2.5. Ước tính đến năm 2030, số ca tử vong sớm do ô nhiễm điện than Việt Nam là 19.220 ca.

Cú thụt lùi khi “tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời”
Vẻ đẹp của sự thân thiện từ nhà máy năng lượng sạch cần phải được nuôi dưỡng

Do đó, lẽ ra phải hết sức nghiêm túc xem xét và cân nhắc việc đầu tư nhiệt điện, thủy điện để tránh gây nguy hại cho tài nguyên khoáng sản và môi trường. Thì nghịch lý thay Bộ Công thương lại ban hành Quy hoạch điện VIII ngay tại thời điểm kinh tế Việt Nam đang khó khăn bởi “bão dịch” đổ bộ, sức khỏe, sinh mệnh con người đang bị ảnh hưởng.

Nhất là khi ngân sách Nhà nước bị thất thu nhưng lại chi rất nhiều vì dịch bệnh kéo dài. Hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, dòng tiền bị gãy, hàng triệu người mất việc làm cần cứu trợ khẩn cấp, dòng lưu chuyển hàng hóa trong xã hội đang bị ngắt quãng, và còn rất nhiều vấn đề nan giải khác khiến đời sống xã hội bị đảo lộn.

PGS.TS Trần Văn Bình - Viện Kinh tế và Quản lý (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng, Bộ Công thương cần khuyến khích các doanh nghiệp điện sạch tập trung nghiên cứu cả về công nghệ và cơ chế để phát triển các dự án điện mặt trời để tiếp tục nâng cao hiệu quả.

Trong đó, ông Bình lưu ý việc ban hành chính sách tốt để các doanh nghiệp năng lượng sạch đầu tư thiết bị lưu trữ điện năng, chủ động nhu cầu điện cần thiết. Các dự án này sẽ tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo vừa làm giảm áp lực đầu tư lên hệ thống điện.

Vì thế, việc “tăng than, giảm gió, khó điện mặt trời” từ dự thảo Quy hoạch điện VIII đã khiến các nhà đầu tư năng lượng sạch trong và ngoài nước đứng ngồi không yên. Họ còn cho rằng kịch bản mục tiêu theo chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Nghị quyết 55-NQ/TW sẽ bị phá sản. Đó là điều không ai muốn.

Mới đây, nhóm 10 liên minh, tổ chức đại diện hơn 200 nhà khoa học Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, sức khỏe cộng đồng, chống biến đổi khí hậu cũng đã có văn bản góp ý những điểm trong bản dự thảo Quy hoạch điện VIII của Bộ Công thương đưa ra hồi đầu tháng 9/2021.

Theo nhóm 10 liên minh, dự thảo Quy hoạch điện VIII mới nhất thể hiện sự tụt hậu so với xu hướng phát triển năng lượng xanh, sạch của thế giới khi vẫn tiếp tục định hình tương lai năng lượng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch đồng thời kìm hãm sự phát triển của năng lượng tái tạo.

Cũng tại bản góp ý, nhóm 10 liên minh cũng cho rằng, việc các dự án điện than được tiếp tục là sự lựa chọn đắt đỏ, gây ra các hệ lụy cho nền kinh tế nói chung và không khả thi để triển khai. Hầu hết các dự án điện than mới sẽ sử dụng nguồn than nhập khẩu, trong khi đó giá than đang tăng phi mã.

Mặt khác, với tỷ trọng điện hóa thạch cao, hàng hóa xuất khẩu sẽ phải đối mặt với thuế các bon của các nước phát triển và mất đi ưu thế cạnh tranh. Đồng thời, Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu sử dụng điện sạch và theo đuổi mục tiêu trung hòa các bon mà họ cam kết.

Bên cạnh đó, theo các nhà khoa học, bài học từ Quy hoạch điện VII điều chỉnh đã cho thấy hàng loạt dự án điện than chậm tiến độ do khó tiếp cận tài chính và khó khăn này sẽ ngày càng gia tăng khi phong trào thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch ngày càng mạnh mẽ và những quốc gia còn lại cuối cùng trong nhóm hỗ trợ phát triển điện than cũng đã tuyên bố dừng cấp tài chính hoặc chuyển hướng đầu tư sang năng lượng sạch.

Nhóm 10 liên minh nhấn mạnh, điều này cảnh báo rất rõ nguy cơ các dự án điện than không tiếp cận được nguồn vốn, dẫn tới chậm tiến độ và gây rủi ro cho an ninh năng lượng quốc gia. Đồng thời, bản dự thảo hiện tại chưa rà soát toàn diện những khía cạnh nêu trên mà chỉ xem xét ở phạm vi của hệ thống điện.

Trên cơ sở đó, nhóm 10 liên minh kiến nghị Bộ Công thương đưa ra khỏi quy hoạch các dự án điện than chưa triển khai xây dựng; đồng thời ưu tiên các giải pháp chính sách để tháo gỡ khó khăn trước mắt và đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo bền vững trong tương lai.

Đọc thêm

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế Doanh nghiệp

Công ty Kim Tơ bị ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Kim Tơ.
Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định Doanh nghiệp

Singapore đầu tư nhà máy cà phê hơn 2.000 tỷ đồng tại Bình Định

TTTĐ - Dự án nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc Tập đoàn Food Empire Holdings của Singapore đã được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Bình Định.
Standard Chartered: “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” Doanh nghiệp

Standard Chartered: “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2024 dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa được vinh danh “Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội Doanh nghiệp

Khoảng 250 gian hàng Hội chợ triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/9, tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội), Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức “Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2024”.
“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á Doanh nghiệp

“Siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc định hướng thành cảng logistics xanh đầu tiên của Châu Á

TTTĐ - Hưởng ứng cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, “siêu cảng” ICD Vĩnh Phúc - SuperPort™ Việt Nam đã đưa giải pháp phát triển bền vững tiên tiến vào các hoạt động cốt lõi của mình với cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040.
SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi Doanh nghiệp

SABECO cùng Trung ương Đoàn hỗ trợ miền Bắc hồi phục sau bão Yagi

TTTĐ - Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã triển khai hoạt động hỗ trợ sau thiên tai đối với 6 tỉnh phía bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi, thông qua sự hợp tác với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Trung ương Đoàn), các cơ quan địa phương, đối tác truyền thông và kinh doanh của công ty.
Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi Doanh nghiệp

Agribank giảm tới 2%/năm lãi vay giúp khách hàng vượt qua tổn thất do bão Yagi

TTTĐ - Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão Yagi vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle Doanh nghiệp

Thỏa sức giải trí cùng thẻ tín dụng OCB Mastercard Lifestyle

TTTĐ - Hoàn tiền 20% thanh toán giao dịch tại các hệ thống rạp phim và các gói ứng dụng nghe nhạc, xem phim trực tuyến, cùng hàng loạt các “đặc quyền” khác… OCB Mastercard Lifestyle là dòng thẻ tín dụng được thiết kế chuyên biệt giúp bạn thỏa sức với những nhu cầu giải trí của mình.
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt Nhịp sống phương Nam

Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City tiếp tục bị phạt

TTTĐ - Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City vừa bị UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xử phạt 320 triệu đồng về hành vi vi phạm về môi trường.
PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới Doanh nghiệp

PVCFC và Samsung: Đưa sản phẩm vươn ra thị trường thế giới

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC: Hose: DCM) và Công ty Samsung C&T (Samsung) vừa chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Với kinh nghiệm lâu năm và mạng lưới giao dịch toàn cầu, sản phẩm chất lượng cao từ hai bên sẽ được quảng bá và mở rộng phân phối đến khách hàng trên thị trường thế giới.
Xem thêm