Tag

Covid-19 mang đến những tích cực bất ngờ cho sinh viên và thầy cô Đại học RMIT

Giáo dục 07/07/2020 08:14
aa
TTTĐ - Chưa đầy hai tuần kể từ khi học kỳ 2 bắt đầu, cộng đồng RMIT vẫn còn cảm nhận được ảnh hưởng từ Covid-19 nhưng theo hướng hết sức tích cực.

Covid-19 mang đến những tích cực bất ngờ cho sinh viên và thầy cô Đại học RMIT

Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Giáo sư Mathews Nkhoma cho biết, COVID-19 là một trải nghiệm giúp mọi người trưởng thành 100%

Bài liên quan

ĐH Công nghiệp Hà Nội trao 500 triệu đồng hỗ trợ sinh viên khó khăn

Tạo bầu không khí tích cực, phấn khởi trước, trong và sau đại hội

Phát động cuộc thi ảnh “Ấn tượng Việt Nam mùa COVID-19”

Ưu tiên dùng hàng Việt - hỗ trợ doanh nghiệp và người khó khăn

"Gia đình vui, đẩy lùi Covid" đồng hành cùng trẻ quay lại trường học

Dịch Covid-19 khiến làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc diễn ra nhanh hơn

Dù đã mở cửa trở lại và giảng dạy trực tiếp cho cả học viên tiếng Anh, cũng như các lớp thuộc chương trình đại học và sau đại học ở cơ sở Nam Sài Gòn, Hà Nội và Đà Nẵng, học kỳ này, trường vẫn có 30 môn học được giảng dạy trực tuyến hoàn toàn do nhiều sinh viên đã yêu thích và lựa chọn hình thức học này.

Các môn học trực tuyến không phải là điều mới lạ tại RMIT. Chương trình Digital Marketing và Quản trị Du lịch và Khách sạn đã có bốn môn học trực tuyến từ năm 2017. Đây là những môn tự chọn mà sinh viên từ cả tám ngành của Khoa Kinh doanh và Quản trị rất thích và đều có thể đăng ký học.

Khi RMIT chuyển sang dạy và học trực tuyến hoàn toàn ở học kỳ 1 trong khoảng thời gian từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6, cả sinh viên lẫn giảng viên đều gặp khó khăn vì gần như ngay lập tức họ phải thích ứng, linh hoạt, trao đổi và truyền đạt tốt hơn, có kỹ năng số và tính tự kỷ luật.

Ngoài Khoa Kinh doanh và Quản trị, các khoa Truyền thông và Thiết kế, Khoa học và Công nghệ, Tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học, đều phải chuyển sang dạy và học trực tuyến.

Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị Giáo sư Mathews Nkhoma cho biết, dù RMIT dày dạn kinh nghiệm trong cung cấp giáo dục chất lượng cao nhưng chính tốc độ thay đổi đã mở đường cho cách nghĩ mới và những cải tiến có tác động dài lâu.

Giáo sư Nkhoma chia sẻ: “Chúng tôi có nhiều ‘quán quân đổi mới’ nổi bật; họ vượt qua thử thách và tích cực chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy số với tất cả thầy cô khác, giúp mọi người bồi đắp tự tin và trở nên thông thạo trong việc tạo ra các hoạt động và tài liệu giảng dạy đổi mới sáng tạo.

Những tháng vừa qua là thời điểm rất đặc biệt khi cả trường cùng học hỏi và thích ứng và tôi vui mừng chia sẻ rằng, người được hưởng lợi chính là các bạn sinh viên RMIT”.

Thầy Bill Au là một trong những quán quân chuyển đổi số của Đại học RMIT
Thầy Bill Au là một trong những quán quân chuyển đổi số của Đại học RMIT

Thầy Bill Au, đến từ Khoa Kinh doanh và Quản trị là một trong những quán quân đó với nền tảng hiểu biết mạnh mẽ về không gian số. Thầy có bằng Thạc sĩ Công nghệ thông tin trong kinh doanh (phát triển và thiết kế hệ thống), và chịu trách nhiệm giảng dạy Quản trị Chuỗi cung ứng và logistics – môn học được nhiều sinh viên yêu thích.

Thầy Au đã tập huấn cho giảng viên của RMIT ở cả Việt Nam và Singapore, giúp họ thích ứng nhanh với các phương pháp nhằm tối ưu hoá trải nghiệm sinh viên trong giảng dạy trực tuyến.

Thách thức thường gặp khi làm việc với những sinh viên chưa quen thuộc với môi trường trực tuyến là phải nêu rõ những gì bạn mong đợi ở họ ngay từ sớm: từ quy tắc ứng xử cho đến vấn đề đạo văn hay bắt nạt trực tuyến.

Cũng từng là một giảng viên trẻ vài năm trước, bản thân thầy Au học được bài học này “một cách đau thương” và hiểu rằng việc đưa ra kỳ vọng sai có thể dẫn đến những tình huống trớ trêu trong khóa học.

“Khi mới bắt đầu giảng dạy trực tuyến, tôi còn rất non. Với nỗ lực tạo ra sự hiện diện tích cực của giáo viên và đưa ra hỗ trợ cho các em, tôi hăm hở bảo sinh viên rằng các em có thể liên lạc với tôi qua tin nhắn bất cứ lúc nào. Các em sinh viên đã làm thế thật nên tôi nhận được tin nhắn bất kể giờ nào trong ngày. Để cho thấy mình là người biết giữ lời, tôi đã rất vất vả, khổ sở suốt thời gian đó. Cũng trong nhóm sinh viên này, lại có những trường hợp rất đáng giận - các em hiếm khi đăng nhập vào lớp hoặc tham gia các lớp học trực tuyến. Đây là thời gian đầy thách thức và cũng là lý do tại sao tôi phát triển tài liệu hướng dẫn mà tôi đang dùng”, thầy Au chi sẻ.

Thầy còn dẫn chứng các yếu tố để thành công khác nhằm tạo đủ khích lệ để giữ cho sinh viên tham gia đến tận cuối khoá. Thầy gọi đó là ba trụ cột của cộng đồng học hỏi gồm hiện diện xã hội, hiện diện nhận thức và hiện diện của giáo viên.

Hiện diện xã hội tạo ra kết nối xã hội giữa sinh viên nên họ có thể trò chuyện cởi mở với nhau và phát triển quan hệ để chia sẻ trong học tập và hiện diện nhận thức xây dựng khả năng của sinh viên trong tạo dựng, xác nhận và củng cố ý nghĩa thông qua giao tiếp và suy ngẫm. Còn hiện diện của giáo viên là yếu tố quan trọng tạo động lực, giúp sinh viên cảm thấy rằng có người ở đó để dạy và hướng dẫn các em, hơn là tiếp thu thông tin một chiều.

Sinh viên Đại học RMIT Lê Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ rằng, học trực tuyến tốt hơn bạn kỳ vọng nhiều và tiện lợi hơn
Sinh viên Đại học RMIT Lê Nguyễn Hoàng Yến chia sẻ rằng, học trực tuyến tốt hơn bạn kỳ vọng nhiều và tiện lợi hơn

Bạn Nguyễn Lê Hoàng Yến, sinh viên học kỳ thứ năm ngành Cử nhân Kinh doanh (Kinh doanh quốc tế) và là một trợ giảng, người tự xem mình là “khá rụt rè”, từng có trải nghiệm với môn trí thông minh văn hoá trực tuyến. Tuy nhiên, đó là môn tự học, không có giáo viên, nên bạn không biết phải kỳ vọng vào điều gì ở học kỳ 1 vừa qua.

Yến chia sẻ: “Tôi thích tương tác trong lớp học và trao đổi với thầy cô nên sợ rằng những yếu tố này sẽ không còn nhiều khi chuyển sang học trực tuyến. Sau vài tuần, tôi nhận thấy học trực tuyến tốt hơn kỳ vọng nhiều. Bài giảng được ghi hình nên tôi có thể xem lại khi cần và khi nào thấy tiện. Thầy cô hỗ trợ nhiệt tình và hồi đáp nhanh nên tôi vẫn nhận được nhiều phản hồi từ họ như trước đây. Tôi còn thấy mình có thể trao đổi với bạn bè tốt hơn vì tôi vốn rụt rè nên đôi khi giao tiếp trực tiếp tôi lại không nói gì nhiều.

Bài tập cũng không có nhiều thay đổi. Chúng tôi vẫn tiếp cận được các bài nghiên cứu học thuật, nhận được hỗ trợ từ Bộ phận hỗ trợ học thuật và trợ giảng và các mảng khác của trường, chẳng hạn như thư viện cũng được chuyển sang trực tuyến hoàn toàn.

Tôi nghĩ sẽ dễ nhụt chí khi bạn không buộc phải theo một lịch trình bận rộn, nhưng với toàn bộ thời gian có thêm trong tay, tôi thấy ít căng thẳng và điều đó giúp việc học dễ dàng hơn. Bài học ở đây là phải có sự linh động để thích ứng với môi trường bất ổn”.

Giáo sư Nkhoma cũng đồng ý với chia sẻ trên. Ông nói: “Đây là trải nghiệm trưởng thành 100% với giảng viên và sinh viên chúng tôi. Hầu hết giảng viên của RMIT hiện đều thuần thục trong phương thức truyền đạt này và sinh viên thật sự rất thích sự độc lập mà môi trường trực tuyến đem đến cho các em. Đó là một hệ quả đầy yếu tố bất ngờ từ Covid-19 nhưng lại theo hướng tích cực”.

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì Muôn mặt cuộc sống

Gần 4.000 quyển vở tặng học sinh vùng ngập lụt huyện Thanh Trì

TTTĐ - Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa tiếp nhận 3.960 quyển vở để hỗ trợ các em học sinh 3 xã vùng bãi bị ngập lụt.
Xem thêm