Công nghiệp văn hóa - sứ mệnh mang tên "Thanh niên"
Đại biểu mong có nhiều sân chơi để thanh niên cống hiến, phấn đấu TTTĐ - Bên lề Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2022 - 2027), ... |
Thời đại số - Thời đại của thanh niên
Theo đó, đại biểu Phạm Lê Ngọc Hiếu cho biết, với định hướng “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” theo tinh thần nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội, trong thời gian qua tuổi trẻ Thủ đô đã và đang rất tích cực trong công tác quảng bá văn hóa tới đông đảo công chúng, tích hợp với mạng xã hội để lan tỏa một Thủ đô nghìn năm văn hiến trên các nền tảng đa phương tiện.
Đồng chí Phạm Lê Ngọc Hiếu trình bày tham luận tại Đại hội |
Cũng theo đại biểu Ngọc Hiếu, thời gian qua có nhiều công trình mang dấu ấn của tuổi trẻ thủ đô như: Trải nghiệm du lịch thực tế ảo tại các điểm di tích trên địa quận Ba Đình hay Thị xã Sơn Tây đem lại ấn tượng cao với du khách.
“Trong những hoạt động đó, tôi đặc biệt ấn tượng với Công trình “ứng dụng CNTT trong tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa Tây Hồ” đã thực hiện gắn mã QR tại 38 điểm di tích được xếp hạng trên địa bàn quận đã giúp cho những vị khách khi đến với du lịch Tây Hồ nói riêng cũng như đến với Thủ đô nói chung có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin rõ nét, đầy đủ nhất” đại biểu Ngọc Hiếu nói.
Để hướng tới công nghiệp văn hóa phải tuổi trẻ quận Tây Hồ đã có nhiều hoạt động như: Tôi là đại sứ du lịch Tây Hồ. Ở đây, những đoàn viên, thanh niên sẽ trực tiếp đến di tích, địa danh lịch sử và thực hiện những clip sáng tạo để giới thiệu đến công chúng. Từ những clip đó thúc đẩy nền dịch vụ, du lịch của địa phương phát triển, thu hút du khách tham quan, thúc đẩy mua bán các sản phẩm địa phương. Có thể thấy sự sáng tạo, tư duy phát triển nét đẹp văn hóa truyền thống, kinh doanh kết hợp với công nghệ 4.0 ở cuộc thi này. Đó chính là công nghiệp văn hóa.
Cần những "hộp quẹt" tâm và tầm..
Là một người trẻ nhận thấy những thế mạnh nêu trên của thanh niên, cũng như mong muốn thanh niên phát huy được vai trò của mình trong việc đề xuất sáng kiến, sáng tạo, bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tham gia xây dựng nền công nghiệp văn hóa của Thủ đô, đại biểu Ngọc Hiếu đề xuất:
Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trẻ. Theo đó, cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển mạnh nguồn nhân lực là thanh niên đang hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa, đặc biệt là các giá trị văn hóa truyền thống. Đổi mới cách tiếp cận, học hỏi những thành công của các địa phương cũng như trên thế giới.
Thu hút, định hướng về văn hóa và công nghiệp văn hóa rõ nét cho đoàn viên, thanh niên. Bởi thực tế có thể thấy, nhiều đoàn viên, thanh niên vẫn chưa thực sự bùng lên ngọn lửa với lịch sử, văn hóa, những giá trị tốt đẹp của dân tộc.
"Không thích lịch sử, nói vậy không phải là người trẻ chúng ta không yêu lịch sử dân tộc, không chịu tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Chúng ta vẫn đang nhen nhóm những que diêm trong người trẻ và cần những hộp quẹt để có thể tỏa sáng" - Đại biểu Phạm Lê Ngọc Hiếu |
Chúng ta đang làm rất tốt công tác Uống nước nhớ nguồn, thăm và tìm hiểu về các địa chỉ đỏ. Phải chăng ta nên đẩy mạnh như vậy đối với việc tìm hiểu các làng nghề truyền thống địa phương, dịch vụ địa phương, sản phẩm địa phương, những thứ hình thành nên văn hóa Hà Nội để giữ gìn và phát triển mạnh mẽ nó, không để mai một và góp phần vào phát triển công nghiệp văn hóa thủ đô.
Cần phát triển những hệ sinh thái công nghiệp văn hóa truyền thống. Điều này chính là tạo ra môi trường để nguồn nhân lực trẻ Trong những hệ sinh thái công nghiệp văn hóa truyền thống này, chúng ta có thể gia tăng sự sáng tạo; liên kết với những đơn vị, tổ chức văn hóa truyền thống, địa phương, đơn vị kinh doanh, các nhà đầu tư; Những hệ sinh thái này cũng chính là môi trường tiềm năng cho khởi nghiệp sáng tạo trong thanh niên, tạo ra những sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa ngày càng tiên tiến dựa trên tiền đề là những giá trị truyền thống. Tuy nhiên, cần phải có định hướng từ lãnh đạo và có những nghiên cứu, trải nghiệm kỹ càng để hệ sinh thái phát triển lành mạnh.
Ngoại ngữ và truyền thông...
Theo đại biểu Hiếu: Truyền thông là yếu tố vô cùng quan trọng. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông trên các nền tảng đa phương tiện, mạng xã hội như facebook, youtube, tik-tok để lan tỏa nét đặc sắc khi nhắc tới văn hóa tại vùng đất Thủ đô ngàn năm với ẩm thực, danh thắng, tâm linh, dịch vụ giải trí….
Tôi tin với con mắt của những người trẻ, họ biết những người trẻ khác cần gì và sẽ truyền thông những gì cho phù hợp với thị hiếu và mong muốn của du khách.
"Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng. Thử nghĩ xem bạn có trong mình sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa Hà Nội và thành công với sản phẩm công nghiệp văn hóa của mình nhưng không thể giới thiệu nó tới những vị khách nước ngoài đang háo hức tìm hiểu bởi rào cản ngôn ngữ. Như thế chắc chắn sẽ vô cùng tiếc nuối! Khi có ngoại ngữ, cùng việc đặt văn hóa là giá trị cốt lõi thì thanh niên chắc chắn là những người tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về xuất khẩu sản phẩm văn hóa ra thế giới. Việc đi vào sân chơi trong thế giới phẳng sẽ dễ dàng và thu hút được nhiều nguồn lực hợp tác quốc tế hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh (và biết đâu được ngoài việc chúng ta đang định vị thương hiệu Hà Nội với các địa phương trong nước ) thì còn là lớp người định vị cho thương hiệu quốc gia, văn hóa quốc gia trên sân chơi quốc tế" - Ngọc Hiếu nói.