Tag

Công cụ mới giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá mức độ sẵn sàng cho an ninh mạng

Công nghệ số 27/04/2022 15:45
aa
TTTĐ - Ngày 27/4, Cisco đã ra mắt công cụ đánh giá an ninh mạng mới, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam hiểu rõ hơn về tình hình bảo mật tổng thể của doanh nghiệp.
Cisco Việt Nam và Ademax hỗ trợ giải pháp công nghệ cho Hội nghị và Triển lãm Thế giới số (ITU Digital World) 2020 Cisco: Các doanh nghiệp cần tăng cường đảm bảo an ninh mạng Cisco Việt Nam được vinh danh là nơi làm việc tuyệt vời năm 2021 Internet quan trọng với sự tăng trưởng kinh tế

An ninh mạng đã trở thành một lĩnh vực trọng tâm chính của các tổ chức khi họ áp dụng hình thức làm việc kết hợp (hybrid work), cho phép nhân viên làm việc an toàn từ mọi nơi và thông qua các thiết bị khác nhau. Điều này đã mở rộng bề mặt tấn công và gia tăng rủi ro an ninh mạng, vượt ngoài phạm vi bảo vệ của các doanh nghiệp.

Công cụ đánh giá trực tuyến mới đánh giá “mức độ sẵn sàng về an ninh mạng” của từng tổ chức thông qua phương pháp tiếp cận “Zero Trust”, nghĩa là tất cả mọi nỗ lực truy cập vào cấu trúc mạng của một tổ chức đều không được chấp nhận cho đến khi có thể xác minh được độ tin cậy.

Khi người dùng truy cập ứng dụng bằng bất cứ thiết bị nào, cả người dùng và thiết bị sẽ được xác minh và giám sát liên tục. Điều này giúp bảo vệ các ứng dụng và môi trường của tổ chức khỏi bất cứ người dùng, thiết bị và từ vị trí nào.

Công cụ mới giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ đánh giá mức độ sẵn sàng cho an ninh mạng

Công cụ này đánh giá mức độ trưởng thành của tổ chức trong sáu khía cạnh của Zero Trust, bao gồm: Người dùng và Danh tính, Thiết bị, Mạng, Khối lượng công việc (ứng dụng), Dữ liệu và Vận hành bảo mật. Sau khi tổ chức nhập thông tin chi tiết về các chính sách và khả năng bảo mật của mình, công cụ này sẽ đánh giá tình hình bảo mật tổng thể của tổ chức dựa trên các tiêu chuẩn ngành và lĩnh vực.

Công cụ này tổng hợp báo cáo riêng cho từng tổ chức, cho biết mức độ trưởng thành, thách thức và cơ hội của họ trong từng khía cạnh trong sáu khía cạnh của Zero Trust. Ngoài ra, công cụ này còn có thể đưa ra các khuyến nghị phù hợp về công nghệ và giải pháp giúp tăng cường vị thế và khả năng sẵn sàng về an ninh tổng thể của tổ chức trong một môi trường làm việc kết hợp.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam ngày càng nhận thức rõ hơn về các rủi ro an ninh mạng hiện tại và họ đang đầu tư nhiều hơn để có sự chuẩn bị tốt khi gặp sự cố mạng. Theo nghiên cứu An ninh mạng dành cho DNNVV: Các doanh nghiệp Châu Á Thái Bình Dương chuaanrbij cho Phòng vệ kỹ thuật số của Cisco, 71% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay cho biết họ quan tâm hơn đến an ninh mạng so với 12 tháng trước.

Nghiên cứu cũng cho biết khoảng 59% doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp Việt Nam gặp sự cố mạng trong 12 tháng qua. Gần 1/3 (30%) nói rằng những sự cố mạng này khiến doanh nghiệp của họ thiệt hại hơn 500.000 USD. Nguyên nhân số một gây ra những sự cố này là do các giải pháp an ninh mạng không đủ khả năng phát hiện hoặc ngăn chặn cuộc tấn công.

Những cuộc tấn công này có tác động rõ rệt đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ sự gián đoạn trong hoạt động, thiệt hại doanh thu cho tới tác động tiêu cực đến uy tín của tổ chức.

Nhiều công ty đã chuyển hướng sang làm việc kết hợp do đại dịch, điều này đã dẫn đến phần lớn nhân viên kết nối với mạng của các tổ chức và truy cập thông tin từ bên ngoài văn phòng, trong đó nhiều người sử dụng thiết bị cá nhân để làm việc này.

Theo các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam tham gia khảo sát, những chiếc máy tính xách tay không được bảo mật, các cuộc tấn công có chủ đích của tin tặc và việc sử dụng thiết bị cá nhân là những mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh chung của tổ chức.

Bà Lương Thị Lệ Thủy, Tổng Giám đốc Cisco Việt Nam cho biết: “Việc áp dụng công nghệ nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều nguy cơ tấn công an ninh mạng do bề mặt tấn công được mở rộng. Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đẩy nhanh quá trình số hóa để cung cấp các ứng dụng thế hệ tiếp theo và cải tiến hình thức làm việc kết hợp trong giai đoạn bình thường mới, thì việc đảm bảo rằng tổ chức của họ được bảo vệ trên mọi mặt sẽ tiếp tục là ưu tiên hàng đầu”.

“Là bước đầu tiên trong quá trình áp dụng chiến lược này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng công cụ đánh giá trực tuyến mới của Cisco nhằm giúp họ cải thiện khả năng phục hồi bằng cách cung cấp kiến thức về mức độ chuẩn bị cho an ninh mạng cũng như các cơ hội và lỗ hổng cần được lưu ý”, bà cho biết thêm.

Đọc thêm

iHanoi - Minh chứng cho chuyển đổi số mạnh mẽ của Thủ đô Công nghệ số

iHanoi - Minh chứng cho chuyển đổi số mạnh mẽ của Thủ đô

TTTĐ - Không chỉ dừng lại ở một công cụ kết nối, iHanoi còn minh chứng cho sự đổi mới mạnh mẽ của Thủ đô Hà Nội trong chuyển đổi số. Nhờ ứng dụng này, việc tra cứu thông tin giao thông, y tế, giáo dục và thủ tục hành chính dễ dàng hơn rất nhiều.
Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Công nghệ số

Tập huấn cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống thông tin họp và xử lý công việc thành phố (iCabinet).
Thanh toán không dùng tiền mặt: Thói quen tiêu dùng mới của người dân Công nghệ số

Thanh toán không dùng tiền mặt: Thói quen tiêu dùng mới của người dân

TTTĐ - Thanh toán không dùng tiền mặt đi vào cuộc sống và trở thành thói quen tiêu dùng mới của người dân Thủ đô. Việc này không chỉ đảm bảo được quyền lợi tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp mà còn từng bước xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế Công nghệ số

Thúc đẩy kết nối công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành Y tế

TTTĐ - Sự kiện "Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation Vietnam) với chủ đề “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - Động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trong hai ngày 30/9-1/10 tại Hà Nội.
Chuyển đổi số trong quy hoạch, tạo sức bật cho Thủ đô phát triển Công nghệ số

Chuyển đổi số trong quy hoạch, tạo sức bật cho Thủ đô phát triển

TTTĐ - Những đột phá trong công tác quy hoạch là tiền đề để Hà Nội trở thành một đô thị thông minh, thành phố sáng tạo, phát triển xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Tôn vinh thành tựu đổi mới sáng tạo phục vụ người tiêu dùng Công nghệ số

Tôn vinh thành tựu đổi mới sáng tạo phục vụ người tiêu dùng

TTTĐ - Ngày mai (2/10), tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia sẽ diễn ra gala Better Choice Awards 2024, đánh dấu sự kiện đáng nhớ trong năm về đổi mới sáng tạo và tiêu dùng thông minh.
Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Công nghệ số

Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế

TTTĐ - Để đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn, Cục Thuế TP Hà Nội đã thực hiện liên thông đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với 100% hộ kinh doanh phát sinh mới (đủ điều kiện đăng ký Giấy chứng nhận hoạt động hộ kinh doanh) qua Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.
Công nghệ AI được đưa vào dòng máy giặt Electrolux UltimateCare thế hệ mới Công nghệ số

Công nghệ AI được đưa vào dòng máy giặt Electrolux UltimateCare thế hệ mới

TTTĐ - Công nghệ AI được đưa vào dòng sản phẩm máy giặt Electrolux UltimateCare thế hệ mới để nâng cao hiệu suất.
Tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động tình nguyện Công nghệ số

Tọa đàm ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động tình nguyện

TTTĐ - Sáng 29/9, tại Trung tâm Hoạt động Thanh niên tỉnh Bình Dương đã diễn ra buổi Tọa đàm Ứng dụng chuyển đổi số trong thu hút, điều phối nguồn lực cho các hoạt động tình nguyện năm 2024. Toạ đàm nhằm phát huy vai trò xung kích, tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ trẻ, đoàn viên thanh niên các cơ quan trong công tác đáp ứng nguồn nhân lực trong chuyển đổi số.
Bình Dương đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số Công nghệ số

Bình Dương đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số

TTTĐ - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Bình Dương đã và đang tập trung phát triển tăng tốc kinh tế số, xã hội số để kịp tiến độ các hoạt động chuyển đổi số và tăng trưởng bền vững trên địa bàn tỉnh.
Xem thêm