Tag

Bình Dương đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số

Công nghệ số 28/09/2024 19:07
aa
TTTĐ - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, Bình Dương đã và đang tập trung phát triển tăng tốc kinh tế số, xã hội số để kịp tiến độ các hoạt động chuyển đổi số và tăng trưởng bền vững trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương từng bước định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng "Đất lành, chim đậu" minh chứng cho sự phát triển của Bình Dương Bình Dương thu hút thêm gần 2 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư từ các doanh nghiệp

Quả ngọt trong phát triển kinh tế số, xã hội số

Hiện nay, trong làn sóng phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, các đô thị trên thế giới đang hướng đến phát triển bền vững. Việc phát triển đô thị thông minh sẽ là xu hướng chung và trở thành mối quan tâm đặc biệt của các quốc gia.

Theo đó, các chính sách và biện pháp phát triển kinh tế số, xã hội số đã đưa đến những kết quả tích cực thông qua việc chú trọng đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông và internet, đảm bảo kết nối nhanh chóng và ổn định cho các doanh nghiệp và người dân; từ đó, tạo nền tảng vững chắc cho sự chuyển đổi sang xã hội số, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai.

Bình Dương đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông và internet, đảm bảo kết nối nhanh chóng và ổn định cho các doanh nghiệp và người dân. Ảnh: A.X
Bình Dương đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng viễn thông và internet, đảm bảo kết nối nhanh chóng và ổn định cho các doanh nghiệp và người dân (Ảnh: A.X)

Ngoài ra, tỉnh còn triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm thời gian và chi phí cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch với chính quyền; khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ số vào quy trình sản xuất và quản lý, thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính và tư vấn.

Bên cạnh đó, tỉnh tăng cường tổ chức các khóa đào tạo về công nghệ thông tin và kỹ năng số cho người lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh chuyển đổi số; đẩy mạnh triển khai các chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của kinh tế số và xã hội số; tìm kiếm cơ hội hợp tác với các tổ chức quốc tế và địa phương khác để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Nhờ đó, Bình Dương đã đạt được nhiều thành quả ấn tượng trong phát triển kinh tế số và xã hội số như: Chuyển đổi số đã hoàn thiện 18/19 Sở, ban ngành và 8/9 địa phương thành lập ban chỉ đạo giúp tăng cường sự lãnh đạo và quản lý trong lĩnh vực. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% hồ sơ công việc sẽ được xử lý trên môi trường mạng​.

Về hạ tầng công nghệ thông tin, đạt tỷ lệ phủ sóng 5G lên tới 95% hộ gia đình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong việc sử dụng dịch vụ số​.

Đạt tỷ trọng kinh tế số chiếm 20% GRDP, với tỷ lệ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt 10%​.

Về đào tạo kỹ năng số: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng đạt 80%, đồng thời hơn 70% người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản​.

Định hướng đẩy mạnh trong chuyển đổi số

Theo Quy hoạch của tỉnh Bình Dương, đến năm 2030, Bình Dương sẽ vươn lên dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số toàn diện, đảm bảo an toàn thông tin; phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, công nghệ hiện đại theo định hướng chia sẻ dùng chung, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và thử nghiệm các công nghệ số mới, mô hình mới.

Đồng thời, tỉnh ứng dụng công nghệ số mới vào cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế số, xã hội số và chính quyền số.

Bình Dương phát triển kinh tế số, hình thành các khu công nghệ thông tin tập trung, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm phần mềm, nội dung số, sản phẩm điện tử, chip bán dẫn, các sản phẩm Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo, an toàn, an ninh mạng, dữ liệu lớn, trung tâm dữ liệu, nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ số mới; phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng số lượng và chất lượng cho công nghiệp công nghệ thông tin, chip bán dẫn.

Ngoài ra, tỉnh phát triển mạng lưới báo chí, truyền thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu thông tin của người dân và phù hợp với xu thế phát triển.

Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng số lượng và chất lượng cho công nghiệp công nghệ thông tin, chip bán dẫn
Phát triển nguồn nhân lực số đáp ứng số lượng và chất lượng cho công nghiệp công nghệ thông tin, chip bán dẫn

Trong thời gian tới, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh thường xuyên bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai thực hiện, đảm bảo kịp thời, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh cần tập trung triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyển đổi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây đạt tiêu chuẩn; phấn đấu 100% hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng cáp quang.

Cùng với đó, Bình Dương đẩy mạnh triển khai các nền tảng số dùng chung; triển khai thành lập và tổ chức hoạt động các tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện cài đặt hệ thống phòng, chống mã độc và chia sẻ thông tin (SOC) với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho 100% máy chủ và máy trạm của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, Bình Dương nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến; mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến; đảm bảo tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho hoạt động chính quyền số đạt tối thiểu 0,5% tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đảm bảo đạt tối thiểu 20% GRDP; thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số, doanh nghiệp nền tảng số hoạt động, đảm bảo số lượng doanh nghiệp công nghệ số đạt 500 doanh nghiệp, doanh nghiệp nền tảng số đạt tối thiểu 100 doanh nghiệp; phổ cập danh tính số, tài khoản định danh điện tử cho người dân trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, đảm bảo ứng dụng khai thác trên nền tảng ứng dụng Bình Dương số hoạt động ổn định, hiệu quả, cung cấp được nhiều tiện ích cũng như gia tăng tương tác giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên môi trường số, góp phần cung cấp nhiều thông tin cho Chính quyền số nhiều hơn để phục vụ công tác điều hành kinh tế - xã hội, phục vụ người dân tốt hơn trong thời gian tới.

Đọc thêm

Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Công nghệ số

Khẩn trương triển khai Chương trình Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp Công nghệ số

Đẩy mạnh các giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 133/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp triển khai Đề án 06 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Huyện Mê Linh nỗ lực đưa ứng dụng iHanoi đến với người dân Công nghệ số

Huyện Mê Linh nỗ lực đưa ứng dụng iHanoi đến với người dân

TTTĐ - Tính đến 12h ngày 11/12, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã có 60.585 người dân cài đặt, kích hoạt tài khoản iHanoi; trong đó riêng trong 8 ngày phát động đợt cao điểm đã có gần 20.000 tài khoản đăng ký mới. Đây là kết quả sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị ở địa phương này.
Đồng bào dân tộc đón làn sóng chuyển đổi số Công nghệ số

Đồng bào dân tộc đón làn sóng chuyển đổi số

TTTĐ - "Nhờ công nghệ thông tin, học sinh huyện Ba Vì có thể xa cách về mặt địa lý, nhưng chắc chắn không thua kém về mặt trình độ", đây là lời động viên của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khi khai trương phòng máy tính tại trường THCS Tản Lĩnh. Đối với địa phương gồm khá đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như xã Tản Lĩnh, làn sóng đổi mới nhờ chuyển đổi số thực sự mang lại nhiều cơ hội tươi đẹp.
Chiến lược thông minh, đúng thời điểm tạo màn bứt tốc ấn tượng Công nghệ số

Chiến lược thông minh, đúng thời điểm tạo màn bứt tốc ấn tượng

TTTĐ - Được khai sinh tại mảnh đất Kiên Giang, từ một trụ sở khiêm tốn với 10 cán bộ nhân viên những ngày đầu thành lập, KienlongBank đã đi qua những giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế bằng chiến lược đúng đắn, bằng tầm nhìn sáng suốt, bằng lớp lớp người Kiên Long Bền chí – Vững tâm – Đồng lòng và đặc biệt là được nuôi dưỡng bởi chính sự tin yêu của những khách hàng.
Trao giải quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024 Công nghệ số

Trao giải quán quân cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ 2024

TTTĐ - Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ (RnD to Startup) 2024 đã diễn ra tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo, ĐH Quốc gia Hà Nội với sự tranh tài giữa 18 đội.
Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số Chuyển đổi số

Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số

TTTĐ - Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm bản quyền tác giả hiện vẫn phổ biến, đặc biệt là trên môi trường số. Tuy nhiên, chế tài xử phạt vẫn vẫn còn thấp, khiến nhiều khó khăn phát sinh đối với các đơn vị quản lý.
Khai trương Trung tâm dữ liệu hạ tầng chính TP Hà Nội Công nghệ số

Khai trương Trung tâm dữ liệu hạ tầng chính TP Hà Nội

TTTĐ - Sáng 6/12, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ khai trương hạ tầng Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Công nghệ số

Đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Cà Mau đột phá trong công cuộc cải cách hành chính Công nghệ số

Cà Mau đột phá trong công cuộc cải cách hành chính

TTTĐ - Năm 2024, Cà Mau đã có nhiều đột phá trong công cuộc cải cách hành chính và chuyển đổi số, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân, doanh nghiệp. Vì vậy, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ cao; nhiều chỉ số nằm trong top đầu của cả nước.
Xem thêm