Cơn bão số 2 MUN sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh sáng 4/7
Dự báo cơn bão số 2 MUN sẽ đổ bộ vào Quảng Ninh sáng 4/7
Bài liên quan
Cơn bão số 2 tiến gần vùng biển các tỉnh Quảng Ninh-Ninh Bình
Nghệ An: Hàng chục bến, bãi tập kết cát sỏi hoạt động không phép
Hải Phòng: Ra công điện khẩn về phòng, chống cơn bão số 2
Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn thăm và tặng quà Tết tại xã Khánh Thượng
Cụ thể, hồi 13 giờ ngày 2/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,8 độ Vĩ Bắc; 112,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 230km về phía Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Theo dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13 giờ ngày 3/7, vị trí tâm bão ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, trên khu vực Đông Bắc vịnh Bắc Bộ, cách Quảng Ninh khoảng 220km, cách Nam Định khoảng 300km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 11.
Trước tình hình ATNĐ diễn biến phức tạp, một số địa phương có khả năng chịu ảnh hưởng của bão như mưa nhỏ tại Hải Phòng 35mm, Nam Định 27mm, Quảng Ninh, Thái Bình
Về công tác đảm bảo an toàn cho các tàu, thuyền trên biển, các địa phương đã kịp thời thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 56.557 tàu cá / 229.311 người ; 484 tàu du lịch; 146 tàu vận tải/ 2.394 người; 5 tàu nước ngoài /82 người; 8.838 lồng bè, lều, chòi canh/ 10.750 người.
Tình hình đê biển, đê cửa sông các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh cũng được kiểm tra, giám sát thường xuyên và kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế tại các tuyến đê xung yếu. Trên các tuyến đê biển, đê cửa sông tồn tại 43 vị trí đê điều xung yếu, cần quan tâm, trong đó có 27 đoạn đê (dài 43,83km) và 16 cống dưới đê xung yếu. Bên cạnh đó, vẫn còn một số công trình đang thi công dở dang gồm 2 cống và 4 đoạn đê nâng cấp và cứng hóa mặt đê (Quảng Ninh 1 đê; Thái Bình 1 cống; Nam Định 1 cống, 2 đê; Nghệ An 1 đê).
Để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai đã chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống mưa bão. Đối với khu vực trên biển, ven bờ, trên đảo, các địa phương cần hướng dẫn tàu thuyền di chuyển ra khỏi khu vực nguy hiểm. Bên cạnh đó phải thường xuyên duy trì liên lạc sẵn sàng xử lý sự cố và kiên quyết kêu gọi tàu ven bờ, tàu du lịch vào bờ. Đồng thời kiểm tra hướng dẫn việc neo đậu tàu, thuyền tại bến và nhanh chóng sơ tán người ở các lồng bè, chòi canh ven biển, nhất là khách du lịch.
Đối với khu vực đất liền, các địa phương cần thông tin kịp thời diễn biến ATNĐ đến người dân, rà soát phương án theo phương châm 4 tại chỗ, vận hành hồ chứa tích nước, đồng thời đảm bảo an toàn công trình và hạ du. Đặc biệt, các địa phương phải thường xuyên kiểm tra, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập, hạ du hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình đang thi công.
Đối với khu vực miền núi, các địa phương cần nhanh chóng rà soát khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; tổ chức tuần tra, canh gác tại các ngầm tràn, đường bị ngập; sẵn sàng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ.
Ngoài ra, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống Thiên tai cũng tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó với bão. Cụ thể, đoàn công tác của thành viên Ban Chỉ đạo - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; 2 đoàn công tác của thành viên Ban chỉ đạo vừa đi kiểm tra tại Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Cao Bằng.