Tag

Cô giáo thổi đam mê cho học sinh yêu môn Hóa học

Giáo dục 08/11/2021 12:00
aa
TTTĐ - Phát hiện năng khiếu phát triển học sinh đặc biệt; Tìm điểm mạnh để khuyến khích học sinh học tập môn chưa yêu thích… đó là cách làm của cô Nguyễn Thu Thảo, giáo viên trường THCS Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Vinh danh thầy cô giáo có nhiều sáng kiến dạy học trong điều kiện khó khăn Bài 3: Cô giáo trẻ Bùi Hà Phương và niềm tự hào là "hậu phương" vững chắc Những cô giáo trẻ tâm huyết với đào tạo tài năng cho trẻ thơ

Cô chủ nhiệm của nhiều học sinh đặc biệt

Là giáo viên môn Hóa học, cô Nguyễn Thu Thảo được phân công làm giáo viên chủ nhiệm. Trong quá trình phụ trách lớp, cô Thảo gặp không ít khó khăn do lớp còn nhiều bạn có hoàn cảnh đặc biệt như: Học sinh khuyết tật, học sinh thuộc diện hộ cận nghèo, học sinh mồ côi sống ở Trung tâm nhân đạo, học sinh có bố hoặc mẹ còn đang chấp hành án phạt tù...

Cô Thảo tại Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà Giáo Hà Nội Tâm huyết sáng tạo (bên phải)
Cô Thảo (ngoài cùng bên phải) tại Hội đồng xét duyệt Giải thưởng Nhà Giáo Hà Nội Tâm huyết sáng tạo (Ảnh tư liệu)

Để kết nối cả lớp, cô Thảo đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục như: Cho học sinh xem chương trình truyền hình “Điều ước thứ 7” và tổ chức thảo luận sau khi theo dõi, tới thăm gia đình những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp... Học sinh có thể trình bày suy nghĩ của bản thân vào buổi thảo luận tại lớp hoặc viết bài thu hoạch gửi lên nhóm lớp.

“Năm học 2020 - 2021, lớp tôi có 2 học sinh đặc biệt, rối loạn tâm lí phổ tự kỉ. Các em gặp nhiều khó khăn trong học tập nhưng lại có năng khiếu riêng, ví dụ như đánh đàn piano, lắp ráp mô hình. Tôi đã thường xuyên động viên học sinh có năng khiếu đánh đàn piano tham gia biểu diễn trong các buổi văn nghệ của lớp, trường; Khuyến khích em có năng khiếu lắp ráp mô hình thực hiện các bài STEM đơn giản. Từ đó các em cũng bớt rụt rè hơn và được thầy yêu, bạn mến.

Cũng trong năm học 2020 - 2021, lớp tôi có một học sinh lưu ban, hoàn cảnh khó khăn, muốn bỏ học. Tôi cùng đại diện phụ huynh lớp đã tới tận nhà gặp gia đình học sinh để động viên. Mặt khác, tôi thông qua nhiều mối quan hệ xung quanh em học sinh khuyến khích em đi học. Bên cạnh đó, tôi xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu và hướng dẫn phụ huynh làm đơn để được hỗ trợ giảm học phí.

Khi học sinh quay trở lại trường, tôi cũng chỉ giới thiệu với lớp là bạn nhập học muộn, giao thêm một số công tác lớp như: Phụ trách nề nếp ra vào lớp, trọng tài trong các cuộc thi... để em đó cảm thấy được nhìn nhận, có trách nhiệm trong tập thể. Ngoài ra, tôi trao đổi lại tình hình với các giáo viên bộ môn trong lớp để giáo viên quan tâm hơn tới em học sinh đó.

Cô Thảo và các học sinh của mình
Cô Thảo và các học sinh của mình (Ảnh tư liệu)

Tôi cho rằng, mỗi học sinh đều có một năng lực riêng, hoàn cảnh riêng. Tôi hạn chế so sánh các em với người khác và luôn cố gắng giúp học sinh tiến bộ hơn so với chính bản thân mình. Qua nhiều hoạt động giáo dục, tôi thấy các em học được sự tôn trọng, khoan dung, yêu thương, hợp tác, đoàn kết và trách nhiệm. Tập thể lớp có sự tiến bộ rõ rệt”, cô Thảo tâm sự.

Thổi hồn vào môn Hóa khô khan

Hoá học là môn khoa học thực nghiệm khô khan, cô Thảo đã nghĩ ra nhiều sáng kiến để môn học này trở nên gần gũi với cuộc sống, khiến học sinh yêu thích hơn.

Theo đó, cô Thảo đã đưa ra đánh giá và xây dựng mục tiêu với từng học sinh, giúp các em phát huy khả năng sở trường tốt hơn dựa trên những điểm mạnh của mình. Ví dụ một học sinh gặp khó khăn trong môn Hoá học nhưng lại rất giỏi Tiếng Anh. Cô Thảo đã giao cho em đó thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện các bài giới thiệu, các video nước ngoài ở các chủ đề Hóa học, tức là dựa vào sở trường ngoại ngữ của em đó. Qua đó học sinh nâng cao sự yêu thích với môn Hóa học, cảm thấy được khích lệ và tự tin hơn.

Cô Thu Thảo dạy môn Khoa học Tự nhiên trên kênh VTV7
Cô Thu Thảo dạy môn Khoa học Tự nhiên trên kênh VTV7 (Ảnh nhân vật cung cấp)

Cũng theo cô Thảo, để học sinh yêu mến môn Hóa học, cô luôn thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Học sinh thấy thiết thực, nhận ra mọi thành phần hoá học đều có trong cuộc sống, từ đó các em có động lực học, tìm hiểu…

“Với đội tuyển học sinh giỏi, thay vì chọn học sinh, tôi để cho các em tự đăng ký tham gia. Dù năng lực mỗi em một khác nhưng niềm say mê và yêu thích môn học là yếu tố mà tôi coi trọng hơn cả. Đặc biệt, tôi không bao giờ từ chối những học sinh có ý thức vươn lên, đó là một cách mà tôi động viên và nhìn nhận học sinh, để các em có thể tiến bộ từng ngày so với chính bản thân mình”, cô Thảo cho biết.

Ý tưởng lập ra câu lạc bộ Hóa học trường THCS Trung Hòa trên nền tảng mạng xã hội Facebook cũng là một mong muốn truyền cảm hứng cho học sinh yêu thích môn học này của cô Thảo. Nghĩ là làm, cô Thảo đã thành lập nhóm, đây là nơi kết nối, giao lưu giữa học sinh trong đội tuyển Hóa học của nhà trường và các bạn học sinh yêu thích môn học này.

Cô Thảo mời các học sinh về trường giao lưu và kết nội học tập cho đội tuyển Học sinh giỏi Hoá
Cô Thảo mời các học sinh về trường giao lưu và kết nội học tập cho đội tuyển Học sinh giỏi Hoá (ảnh tư liệu)

Cô Thảo chia sẻ: “Tôi nhận thấy các bạn học sinh sau khi được kết nối trên nhóm đều chủ động hơn trong việc tự học, phát triển năng lực tự chủ. Tôi cũng cảm thấy tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình của các em khóa trước, được truyền dần từ khóa này đến khóa sau. Hạnh phúc của tôi là thấy học sinh ngày một tốt lên và phát triển hơn”.

Xuất phát là một giáo viên môn Hóa, chuyển qua chương trình GDPT mới phải thực hiện giảng dạy môn tích hợp Khoa học Tự nhiên là điều không dễ dàng gì. Dù thế, cô Thảo luôn cô gắng, ngoài việc tham gia tập huấn, cô giáo trẻ đã chủ động giao lưu, học hỏi với các giáo viên dạy bộ môn Lý, Sinh để trau dồi kiến thức liên môn. Cô Thảo đã kết nối cùng nhiều thầy cô thành lập nhóm Khoa học tự nhiên V1, đây là nơi trao đổi về chuyên môn, thực hiện một số dự án cho chương trình giáo dục phổ thông mới…

Không chỉ làm tốt công tác chủ nhiệm, thổi hồn vào môn Hoá học, cô Thảo còn có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm được cấp trên ghi nhận, ứng dụng hiệu quả CNTT trong giảng dạy; khơi nguồn, truyền cảm hứng cho học sinh, đồng nghiệp học tập, noi theo…

Với những việc đã làm được, cô Thảo đã được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND TP năm học 2020-2021; Giải Xuất sắc cấp thành phố, giải Nhất cấp Quận cuộc thi Kỹ năng CNTT dành cho giáo viên năm học 2020-2021…

Đọc thêm

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh Giáo dục

Khai phá tiềm năng ngoại ngữ cho học sinh

TTTĐ - Sáng nay (18/9), tại Nhà Thiếu nhi quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ phối hợp cùng Hội đồng Đội TP Hồ Chí Minh và ILA Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai cuộc thi Tài năng Anh ngữ - SPEAK UP 2024.
Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9 Môi trường

Mưa lớn, học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ chiều 18/9

TTTĐ - Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Đà Nẵng vừa có thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Thầy và trò Yên Bái nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai

TTTĐ - Công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại các điểm trường học tại tỉnh Yên Bái đang được các cấp chính quyền, người dân, thầy cô giáo và học sinh chung tay thực hiện. Tuy bước đầu còn gặp nhiều trở ngại, nhưng tinh thần dạy và học của thầy và trò vẫn luôn là điểm sáng. Đến sáng 18/9, 441/442 trường học ở Yên Bái đã đón học sinh trở lại trường.
Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh Giáo dục

Nhà trường và doanh nghiệp “bắt tay” giúp sinh viên học tốt tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/9, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) và hệ thống tiếng Anh tư duy DOL English tổ chức lễ ký kết hợp tác, nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho sinh viên.
Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ Giáo dục

Thầy và trò Trường tiểu học Bế Văn Đàn chung tay ủng hộ thiếu nhi vùng lũ

TTTĐ - Với mong muốn những cảnh đời khó khăn sẽ được sưởi ấm bằng những món quà nhỏ nhưng tràn đầy tình yêu thương, tràn đầy hơi ấm tình người, trường Tiểu học Bế Văn Đàn đã phát động phong trào ủng hộ quyên góp cho đồng bào vùng lũ sau cơn bão Yagi.
Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt Giáo dục

Phát động quyên góp ủng hộ các em học sinh vùng lũ lụt

TTTĐ - Hướng đến đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, trường Tiểu học Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội) đã phát động phong trào quyên góp, ủng hộ, sẻ chia với đồng bào, trong đó có nhiều giáo viên, học sinh để sớm ổn định cuộc sống.
Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English Giáo dục

Giải pháp đào tạo Tiếng Anh toàn diện từ Open English

TTTĐ - Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng cạnh tranh, việc trang bị cho đội ngũ nhân viên kỹ năng tiếng Anh vững vàng không chỉ là một lợi thế mà còn là yêu cầu tất yếu để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một giải pháp đào tạo tiếng Anh vừa hiệu quả, vừa linh hoạt, vừa phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ Muôn mặt cuộc sống

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị hỗ trợ sinh viên bị thiệt hại do bão, lũ

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các cơ sở giáo dục đại học (ĐH), trường cao đẳng (CĐ) sư phạm thực hiện các biện pháp hỗ trợ đối với sinh viên bị thiệt hại sau cơn bão số 3.
Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học

TTTĐ - Hôm nay (17/9), toàn thành phố Hà Nội còn 59 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp trở lại.
Xem thêm