Tag

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại

Thị trường - Tài chính 22/05/2023 16:00
aa
TTTĐ - Theo đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại...
Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp giải ngân được 117.000 tỷ đồng

Ngày 22/5, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã báo cáo Quốc hội thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 tiếp tục bộc lộ những khó khăn, thách thức từ quý IV/2022, gây áp lực lớn trong điều hành kinh tế vĩ mô và khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.

Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I/2023 đạt 3,32%, mức rất thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch COVID-19 và trên nền thấp của cùng kỳ năm trước cho thấy việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm (6,5%) là rất khó khăn.

Đặc biệt, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số hạn chế cần khắc phục như thị trường tài chính, tiền tệ xuất hiện rủi ro tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống; thị trường chứng khoán sụt giảm; thị trường trái phiếu doanh nghiệp khó khăn; thị trường bất động sản trầm lắng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế dẫn chứng, đầu tháng 10/2022, sự việc người dân xếp hàng để rút tiền khỏi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng như yêu cầu ngân hàng này mua lại trái phiếu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông phát hành khiến SCB rơi vào tình trạng khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đặt SCB vào kiểm soát đặc biệt.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Cùng với đó, thị trường cổ phiếu suy giảm mạnh trong năm 2022 khi chỉ số VN-Index tại thời điểm cuối năm giảm gần 32% so với đầu năm; mức vốn hóa thị trường cổ phiếu giảm 32,7% so với năm 2021; giá trị giao dịch bình quân đạt 20.200 tỷ đồng/phiên, giảm 24% so với năm 2021, trong đó, giá trị giao dịch bình quân quý IV/2022 giảm còn hơn 14.000 tỷ đồng/phiên, không bằng một nửa so với mức gần 31.000 tỷ đồng/phiên trong quý I/2022.

Tổng giá trị phát hành cổ phiếu của công ty đại chúng năm 2022 đạt gần 91.000 tỷ đồng, giảm 8% so với năm 2021 chủ yếu do các doanh nghiệp khó huy động vốn qua phát hành cổ phiếu khi thị trường giảm mạnh.

Năm 2022, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt hơn 257.700 tỷ đồng, giảm 64,6% so với năm 2021 trong bối cảnh phát hành mới vô cùng khó khăn do niềm tin thị trường sút giảm mạnh .

“Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại, đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo; đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng để xảy ra các vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp và ngân hàng”, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế nêu rõ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, những khó khăn trên thị trường tài chính và thị trường trái phiếu doanh nghiệp khiến doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận vốn và hầu như không huy động được vốn trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến thị trường bất động sản gần như “đóng băng”, ảnh hưởng trực tiếp và tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, việc làm của người dân.

Với năm 2023, Ủy ban Kinh tế đánh giá bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn đã có tác động tiêu cực nhất định, cả trực tiếp và gián tiếp đến tình hình kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, các hạn chế, yếu kém của nền kinh tế ngày càng bộc lộ rõ nét hơn.

Nhiều doanh nghiệp đối diện áp lực trả nợ lớn nên phải chuyển nhượng doanh nghiệp, bán cổ phần với mức giá rất thấp, trong nhiều trường hợp bán cho các đối tác nước ngoài. Thực trạng doanh nghiệp thiếu đơn hàng diễn ra phổ biến, người lao động mất việc làm tại nhiều khu công nghiệp.

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn nhưng ngân hàng thương mại lãi cao, trong đó thu nhập thuần từ hoạt động tín dụng tiếp tục tăng so với năm 2021. Với tình hình khó khăn như hiện nay, nếu không được cải thiện thì dự báo số nợ xấu của các ngân hàng sẽ tăng nhanh trong thời gian tới và sẽ bào mòn đáng kể năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại.

Do đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề, trong đó có một số điểm nghẽn chưa được tháo gỡ hiệu quả liên quan đến vướng mắc, bất cập trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản… Nhiều vụ việc xảy ra đã gây ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân đối với hệ thống tài chính, ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bảo hiểm.

Theo ông Vũ Hồng Thành, tình hình kinh tế nói chung và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thị trường vẫn còn tiềm ẩn rủi ro, do đó tâm lý nhà đầu tư vẫn rất thận trọng. Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn. Trong quý I/2023, tổng giá trị huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp lần lượt đạt 1.700 tỷ đồng và 28.960 tỷ đồng, giảm 92% và 87,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Bên cạnh đó, thị trường, doanh nghiệp bất động sản tiếp tục đối mặt với rất nhiều khó khăn về thanh khoản, dòng tiền, nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu , nhất trong bối cảnh áp lực đáo hạn và trả nợ trái phiếu doanh nghiệp năm 2023 lớn (khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 là gần 290.000 tỷ đồng, trong đó quý III lớn nhất với khoảng hơn 104.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn), tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với thị trường trong thời gian tới. Một số vụ việc lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn gây bức xúc dư luận, giảm niềm tin của nhà đầu tư.

Mặt khác, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, việc triển khai đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 và phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài còn rất chậm. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém chậm cũng có tác động tiêu cực đến thị trường tiền tệ, ảnh hưởng đến việc tiết giảm chi phí, hạ lãi suất của các tổ chức tín dụng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực để lại dấu ấn nổi bật Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực để lại dấu ấn nổi bật
Nhân dân vui mừng vì phòng chống tham nhũng, tiêu cực thật sự không có ngoại lệ, không có vùng cấm Nhân dân vui mừng vì phòng chống tham nhũng, tiêu cực thật sự không có ngoại lệ, không có vùng cấm
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Đọc thêm

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá Thị trường - Tài chính

Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Động lực và đột phá

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có buổi dự họp và phát biểu tại phiên đối thoại chính sách, nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh - HEF năm 2024 tổ chức vào cuối tháng 9 tới đây.
Giá xăng dầu giảm mạnh Thị trường - Tài chính

Giá xăng dầu giảm mạnh

TTTĐ - Giá xăng dầu trong nước giảm mạnh trong kỳ điều hành ngày hôm nay (12/9), trong đó các mặt hàng xăng đều giảm hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu Thị trường - Tài chính

Giải pháp phục vụ phong cách sống ngoài trời và quà tặng ý nghĩa dẫn đầu

TTTĐ - Giai đoạn giữa năm, đặc biệt là mùa hè và dịp tựu trường, đã và đang trở thành thời điểm vàng cho mua sắm trực tuyến.
Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân Thị trường - Tài chính

Tăng cường nguồn cung, bảo đảm hàng hóa thiết yếu cho người dân

TTTĐ - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân sau bão và hoàn lưu bão số 3, Sở Công thương Hà Nội đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp sớm xử lý các sự cố xung quanh khu vực bán hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa được thông suốt, an toàn, kịp thời.
Thế khó của ngành thuốc lá Thị trường - Tài chính

Thế khó của ngành thuốc lá

TTTĐ - Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ hạn chế tiêu dùng với mặt hàng thuốc lá và việc tăng thuế cũng đã được các chuyên gia đồng tình là cần thiết. Tuy nhiên, với đề xuất tăng cao và đột ngột, doanh nghiệp kinh doanh hợp pháp, người lao động, người nông dân và các bên tham gia chuỗi cung ứng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn.
Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão Thị trường - Tài chính

Các siêu thị, chợ truyền thống hoạt động ổn định trở lại sau bão

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ ngày 8/9, cơ bản các điểm bán đã mở cửa bán hàng bình thường, đảm bảo hàng hóa phục vụ người dân; chỉ còn một số điểm bán hàng bị ảnh hưởng bởi tuyến đường ngập lụt và hoặc có hư hỏng về cơ sở vật chất, các điểm này sẽ hoạt động lại ngay sau khi được khắc phục.
Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3 Kinh tế

Ngành Công thương tập trung 3 nhiệm vụ trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

TTTĐ - Sáng 8/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo lãnh đạo các đơn vị về tình hình triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 với 3 nhiệm vụ trọng tâm.
Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết Thị trường - Tài chính

Nguồn hàng dồi dào, người dân không cần tích trữ quá mức cần thiết

TTTĐ - Lo ngại ảnh hưởng của siêu bão Yagi, người dân Hà Nội đã tăng cường mua hàng hóa, tích trữ với lượng mua tăng 200 - 300% so với ngày thường. Sở Công thương Hà Nội khẳng định trong bất kỳ tình huống nào thì hệ thống siêu thị và chợ truyền thống sẽ đảm bảo đủ nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân.
Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ Thị trường - Tài chính

Siêu thị tăng cường hàng hóa phục vụ Nhân dân khi bão đổ bộ

TTTĐ - Trước những diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 YAGI, nhiều siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tăng cung ứng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu của người dân khi cơn bão số 3 dự báo sắp đổ bộ.
Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3 Thị trường - Tài chính

Chủ động dự trữ hàng hóa ứng phó cơn bão số 3

TTTĐ - Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa có Công điện số 03/CĐ-TCDT gửi 15 Cục dự trữ nhà nước khu vực chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (bão Yagi) đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xem thêm