Tag

“Chợ chạy” - câu chuyện chưa có hồi kết tại TP Hồ Chí Minh

Muôn mặt cuộc sống 28/07/2023 13:53
aa
TTTĐ - Câu chuyện lấn chiếm lòng, lề đường để buôn bán, lập chợ đã diễn ra từ lâu và nhan nhản khắp nơi. Khi lực lượng chức năng có mặt, các chủ sạp gom hàng chạy tán loạn, đường sá phút chốc thông thoáng. Lực lượng vừa đi, cảnh mua bán tấp nập lại diễn ra như cũ. Hình ảnh này cứ lặp đi lặp lại, thế nên người ta hay gọi vui là “chợ chạy”. Tìm hiểu sâu về thực trạng này mới biết, để lập lại trật tự lòng, lề đường không phải dễ mà chính quyền cần có giải pháp đồng bộ, căn cơ.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều chợ truyền thống vẫn ảm đạm sau dịch Nét văn hóa chợ truyền thống Hà Nội

Bài 1: Muôn kiểu lấn chiếm lòng lề đường

Nhiều người dân bức xúc do vỉa hè, lòng đường bị chiếm dụng làm chợ, khiến giao thông thường xuyên bị tắc nghẽn, tạo nên hình ảnh nhếch nhác, mất mỹ quan, ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, an toàn giao thông.

Bát nháo “chợ chạy”

Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói chung và TP Thủ Đức nói riêng đã và đang là một vấn nạn. Để lập lại trật tự lòng lề đường, vỉa hè là một bài toán vẫn nan giải.

Vào giờ cao điểm buổi chiều, một đoạn đường Hiệp Bình, thuộc phường Hiệp Bình Chánh (TP Thủ Đức), trở thành khu chợ sầm uất, người qua kẻ lại mua bán tấp nập, xôn xao.

Hình ảnh người dân dừng xe dưới lòng đường mua thực phẩm
Hình ảnh người dân dừng xe dưới lòng đường mua thực phẩm

Không biết từ bao giờ, đoạn đường Hiệp Bình này được người dân nhắc đến với cái tên chợ Hiệp Bình. Con đường dài khoảng 2km thì có đến gần phân nửa đã biến thành chợ. Ngay đầu đường tiếp giáp với đường Phạm Văn Đồng, các loại phương tiện di chuyển thường rất chậm chạp, do phải chen lấn với người dừng xe đi chợ và cả những xe hàng rong.

Hai bên, các sạp hàng chen chúc nhau bày biện hết phần lề đường. Nhiều khi hết chỗ, các chủ sạp tràn ra bày bán luôn trên lòng đường. Ở cái chợ này, mặt hàng kinh doanh rất đa dạng, từ quần áo, giày dép, thịt, cá, rau củ đến cửa hàng cơ khí, điện gia dụng... không thiếu thứ gì.

hộ kinh doanh bán trứng gà, vịt trên đường Hiệp Bình
Nhiều hộ kinh doanh bày bán dưới lòng đường Hiệp Bình

Chợ hoạt động từ 6 đến 20 giờ hằng ngày, cao điểm nhất là từ 16 giờ. Thời điểm này, số lượng lớn xe lôi bán trái cây cũng bắt đầu đổ về. Họ ngang nhiên đậu xe bán giữa đường, thậm chí bày bán ngay giữa giao lộ trên tuyến đường này.

Bị các xe lôi chắn mặt, các sạp thịt, cá cũng đua nhau đẩy ra bày bán tạo nên một quang cảnh hỗn độn. Sạp lấn ra nên các phương tiện đi chợ phải dừng lại giữa đường để mua hàng. Người mua kẻ bán cứ thế bịt kín cả lòng đường, gây khó khăn, nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông khác.

Cám cảnh nhất, khi lực lượng chức năng có mặt thì các chủ sạp gom hàng chạy tán loạn, đường sá phút chốc thông thoáng; Lực lượng vừa đi thì cảnh mua bán tấp nập lại diễn ra như cũ. Hình ảnh này cứ lặp đi lặp lại, thế nên người ta hay gọi vui là “chợ chạy”.

Xe thô sơ tự chế tập kết chuẩn bị ra chợ
Xe thô sơ tự chế tập kết chuẩn bị ra chợ

Tìm đến khu vực chợ Bình Trưng, nằm trên đường Nguyễn Duy Trinh, thuộc phường Bình Trưng Tây. Mặc dù thời điểm 10 giờ nhưng phía trước khu vực chợ chạy dài khoảng 500m dọc theo tuyến đường, rất nhiều hộ kinh doanh tự ý chiếm dụng hết các vỉa hè của người đi bộ để bày bán đầy đủ các mặt hàng.

Người dùng loa giới thiệu sản phẩm, người chèo kéo mời gọi khách hàng xen lẫn trong tiếng còi xe inh ỏi.

“Chợ chạy” - câu chuyện chưa có hồi kết
Hàng cá bày dưới lòng đướng
Hàng cá bày dưới lòng đường

Gần khu vực này, có khoảng chục xe lôi tự chế chở hàng dừng chờ khách, trong lề quán xá che dù, lắp mái bạt khiến vỉa hè cho người đi bộ biến mất. Phương tiện qua lại chỉ cần sơ ý là bị tai nạn ngay, do khuất tầm nhìn.

Những chiếc xe lôi tự chế dọc những tuyến đường gần chợ tự phát trên địa bàn phường Bình Trưng Đông và Bình Trưng Tây.
Những chiếc xe lôi tự chế dọc những tuyến đường gần chợ tự phát trên địa bàn phường Bình Trưng Đông và Bình Trưng Tây

Chợ Cây Xoài nằm trên đường Lê Văn Thịnh, thuộc phường Cát Lái là khu vực chợ truyền thống đã có từ lâu đời. Có lẽ do chính quyền địa phương quản lý chặt nên đa số hộ kinh doanh nằm gọn trên lề, chỉ vài điểm có thể do thiếu chỗ nên bày ra cả lòng đường. Lề không còn nên người mua phải dựng xe dưới lòng đường để giao dịch mua bán.

Người dân ngồi buôn bán tràn hết xuống lòng đường
Người dân ngồi buôn bán tràn hết xuống lòng đường dù ngay đó có biển cấm tụ tập buôn bán

Bủa vây bệnh viện

Tìm đến khu vực trước cổng Bệnh viện Ung Bướu, thuộc phường Tân Phú. Bệnh viện mới đưa vào hoạt động hơn 2 năm nhưng hình ảnh đập vào mắt phía trước cổng là bị chiếm dụng làm hàng quán đồ ăn, quán nước.

Cảnh mua bán bát nháo tại đây thường bắt đầu từ 6 giờ sáng hằng ngày, bàn ghế bày biện ngay trên mặt đường, lộn xộn, mất mỹ quan.

Hàng loạt hàng quán trước cổng bệnh viện
Hàng loạt hàng quán trước cổng bệnh viện
“Chợ chạy” - câu chuyện chưa có hồi kết

Trước cổng Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thuộc phường Bình Trưng Tây, đoạn đường chỉ khoảng vài trăm mét nhưng ai qua lại nơi đây phải “nhức đầu” vì vô số những tiếng rao từ hàng loạt xe hàng rong, xe bán trái cây, xe bán quần áo... Nhiều người dân dừng đỗ xe ngay trên đường để mua hàng, nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông cao.

Khu vực phía trước bện viện Lê Văn Thịnh - phường Bình Trưng Tây
Khu vực phía trước Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Theo tìm hiểu, mặc dù UBND các phường đã rất nỗ lực trong công tác lập lại trật tự lòng, lề đường, thế nhưng nạn buôn bán, chiếm dụng còn rất nhiều, thậm chí có nhiều nơi diễn biến ngày càng phức tạp. Câu chuyện như “bắt cóc bỏ đĩa”, khi thấy có cán bộ là “chạy”, xong mọi việc bán buôn quay lại như cũ.

“Chợ chạy” - câu chuyện chưa có hồi kết

Tháng 4/2023, UBND TP Thủ Đức cũng đã có các văn bản chỉ đạo UBND 34 phường thực hiện nhiệm vụ trong công tác quản lý đô thị. Theo đó, UBND các phường lập kế hoạch phân công trách nhiệm chính đối với công tác đảm bảo trật tự lòng, lề đường trên địa bàn quản lý để xử lý hàng loạt các vị trí vi phạm. Tuy nhiên, với tình hình thực tế của những “chợ chạy” như trên, xem ra công tác lập lại trật tự lòng, lề đường không phải dễ.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão Xã hội

Thừa Thiên – Huế kêu gọi hơn 1.880 tàu thuyền vào bờ tránh bão

TTTĐ - Sáng 18/9, lực lượng Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kêu gọi hơn 1.880 phương tiện tàu thuyền, với 10.685 lao động hoạt động trên biển vào bờ tìm nơi trú tránh bão an toàn.
Mang Trung thu và nguồn dinh dưỡng đến với thiếu nhi Tây Nguyên Muôn mặt cuộc sống

Mang Trung thu và nguồn dinh dưỡng đến với thiếu nhi Tây Nguyên

TTTĐ - Ngày 17/9, tại hội trường UBND xã Đắk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam (“Zott Việt Nam”), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương tổ chức chương trình vui Tết Trung thu cho các em thiếu nhi.
MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào vùng bão lũ Muôn mặt cuộc sống

MB ủng hộ hơn 14 tỷ đồng cho đồng bào vùng bão lũ

TTTĐ - Ngoài số tiền đóng góp trực tiếp đến các địa phương vùng bão, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tiếp tục kêu gọi cán bộ nhân viên ủng hộ đồng bào qua tài khoản thiện nguyện của Công đoàn cơ sở MB. Đồng thời, ngân hàng triển khai gói vay 2.000 tỷ đồng hỗ trợ tái thiết cuộc sống cho khách hàng ảnh hưởng bởi bão số 3.
Gần 200.000 trẻ em Hải Dương được trao quà dịp Tết Trung thu Muôn mặt cuộc sống

Gần 200.000 trẻ em Hải Dương được trao quà dịp Tết Trung thu

TTTĐ - Tết Trung thu năm 2024 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi cơn bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề đến các tỉnh miền Bắc nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng.
Sẻ chia với các thầy cô giáo, học trò huyện Trấn Yên Muôn mặt cuộc sống

Sẻ chia với các thầy cô giáo, học trò huyện Trấn Yên

TTTĐ - Chiều 17/9, cùng với hoạt động trao hỗ trợ Nhân dân vùng lũ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, nhà báo Nguyền Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng đoàn công tác của báo đến thăm, tặng quà tại 3 trường học trên địa bàn huyện: THPT Lê Quý Đôn; trường Mầm non xã Việt Thành; Tiểu học và THCS và xã Tân Đồng.
"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” Muôn mặt cuộc sống

"Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ”

TTTĐ - Tính đến 18h ngày 17/9, Chương trình “Chung sức cùng báo Tuổi trẻ Thủ đô xoa dịu mất mát của trẻ em vùng lũ” đã tiếp nhận được nhiều sự ủng hộ từ nhiều quý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nhà hảo tâm. Dưới đây là danh sách ủng hộ:
Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ người dân vùng lũ Yên Bái Xã hội

Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ người dân vùng lũ Yên Bái

TTTĐ - Tiếp nối các hoạt động trao quà, hỗ trợ Nhân dân khắc phục thiên tai, chiều 17/9, đoàn công tác do nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô dẫn đầu đoàn đến với tỉnh Yên Bái, trao quà hỗ trợ Nhân dân nơi đây khắc phục thiên tai.
Mang Trung thu yêu thương đến với trẻ em vùng bị ngập lụt Muôn mặt cuộc sống

Mang Trung thu yêu thương đến với trẻ em vùng bị ngập lụt

TTTĐ - Tết Trung thu năm 2024 đến trong bối cảnh thời tiết còn nhiều bất lợi nhưng các em nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị và cộng đồng, qua đó giúp các em có một kỳ Trung thu ấm áp.
Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt Muôn mặt cuộc sống

Trung thu ấm áp, sẻ chia của những em nhỏ đặc biệt

TTTĐ - Dù niềm vui ngày Trung thu năm nay không được trọn vẹn khi nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang khắc phục hậu quả nặng nề do mưa bão gây ra nhưng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh, các cô giáo vẫn cố gắng đem đến cho học sinh những món quà nhỏ, ấm áp nghĩa tình.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày Muôn mặt cuộc sống

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày

TTTĐ - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Theo đề xuất, Tết Âm lịch 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục.
Xem thêm