Tag

Chiến công vẻ vang giải phóng Bình Thuận

Xã hội 28/04/2024 07:26
aa
TTTĐ - Những ngày tháng 4 lịch sử cách đây 49 năm, quân và dân tỉnh Bình Thuận cùng các đơn vị bộ đội chủ lực đã hiệp đồng tiến công nổi dậy, giải phóng quê hương đất nước. Chiến công vang dội, hào hùng ấy đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Bình Thuận: Đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông trong thanh, thiếu niên Bình Thuận: Ghi nhận tăng trưởng tích cực ở một số lĩnh vực Bình Thuận: Thông xe tuyến đường Hàm Kiệm - Tiến Thành dịp lễ 30/4
Nhân dân tỉnh Bình Thuận mít tinh chào mừng Phan Thiết được giải phóng và ra mắt Ủy ban quân quản thị xã Phan Thiết 19/4/1975
Nhân dân tỉnh Bình Thuận mít tinh chào mừng Phan Thiết được giải phóng và ra mắt Ủy ban quân quản thị xã Phan Thiết 19/4/1975

Sau 51 ngày đêm (từ 8/3 - 27/4/1975) nổi dậy tấn công, quân và dân Bình Thuận giải phóng hoàn toàn quê hương, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên mùa Xuân đại thắng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Trong cuộc kháng chiến gian khổ hào hùng ấy, đất và người Bình Thuận đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. “Khu Lê bất khuất, Tam giác kiên cường, Nam Sơn trung dũng”… đã thắm đẫm máu đào của bao lớp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Bình Thuận. Những chiến công của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh; mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ người dân Bình Thuận.

Ngày 7/4/1975, Trung đoàn 812, Quân khu VI đã hành quân cấp tốc từ Tuyên Đức đến Hàm Thuận, phối hợp với các lực lượng vũ trang, chính trị của tỉnh và huyện, 2 giờ sáng 8/4/1975 tấn công Chi khu Thiện Giáo (Ma Lâm). Sau gần một ngày chiến đấu ác liệt, ta làm chủ Chi khu và quận lỵ Ma Lâm, đập tan cứ điểm quan trọng bảo vệ phía Bắc Phan Thiết, làm hệ thống đồn bốt của địch dọc lộ 8 và các khu vực xung quanh rúng động.

Ngày 9/4/1975, lực lượng vũ trang của ta tiếp tục đánh chiếm các ấp Tân Thành, Bình An, Tầm Hưng, An Phú, Bình Lâm và tiêu diệt đồn Sa Ra. Thế và lực của ta càng lúc càng mạnh, thời cơ giải phóng quê hương đã đến. Để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới, ngày 9/4/1975, Quân khu VI quyết định thành lập Ban Chỉ huy giải phóng Bình Thuận do đồng chí Đỗ Phú Đáp, Tham mưu trưởng Quân khu làm chỉ huy trưởng.

Từ ngày 10 - 12/4, Ban Chỉ huy đã quyết định đánh chiếm một số mục tiêu then chốt trên đường 8 và đường 1 như Tân Điền, đồn Gộp, tập trung lực lượng đánh chiếm yếu khu Phú Long và cầu Phú Long - một vị trí then chốt trong hệ thống phòng thủ ở vành đai phía Bắc Phan Thiết.

Ngày 12/4/1975, địch tung nhiều tiểu đoàn với sự chi viện của pháo binh, máy bay phản kích quyết liệt song đều bị quân ta đẩy lùi. Đến ngày 13/4/1975, quân ta đã giải phóng được một vùng nông thôn rộng lớn, làm chủ tỉnh lộ 8, chia cắt quốc lộ 1A ở nhiều đoạn quan trọng, dồn dịch về Phan Thiết trong thế bị cô lập.

Một góc TP Phan Thiết
Một góc TP Phan Thiết

Sau khi giải phóng Ninh Thuận, quân ta tiến vào Bình Thuận. Quân chủ lực tiến đến đâu, quần chúng nổi dậy phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương truy quét tề điệp, giải phóng xã ấp mình đến đó. Sáng 18/4/1975, các huyện Tuy Phong, Hòa Đa, Phan Lý và Hải Ninh lần lượt được giải phóng.

20 giờ ngày 18/4/1975, quân ta vượt qua cầu Phú Long tấn công vào Phan Thiết với 3 mũi. Mũi 1 theo đường 1 đánh vào tiểu khu tòa hành chính rồi theo đường Bình Hưng thọc xuống chặn cửa biển Thương Chánh; mũi thứ 2 từ Phú Long theo đường Phước Thiện Xuân vòng xuống Phú Hài đánh chiếm Lầu Ông Hoàng chặn địch rút chạy về Mũi Né; mũi thứ 3 lách tất cả mục tiêu trong thị xã theo đường 1 thọc lên đánh chiếm Căng Êsêpic.

Khi xe tăng của ta xông vào chặn đánh trước cổng sở chỉ huy tiểu khu và tòa hành chính thì bọn địch hoảng hốt tháo chạy tán loạn. 9 giờ sáng 19/4/1975, Ủy ban quân quản vào tiếp quản Phan Thiết. Cùng thời gian trên, quân và dân tỉnh Bình Tuy cũng nhất loạt tấn công địch.

Trên đường tiến quân vào Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 để lại một bộ phận giúp lực lượng Quân khu VI và tỉnh Bình Tuy tiến công giải phóng Hàm Tân vào ngày 23/4. Đêm 26/4, cùng với sự chi viện hải quân và đặc công, lực lượng vũ trang Bình Thuận kết hợp huyện Tuy Phong dùng thuyền đánh đảo Cù Lao Thu (Phú Quý) cách đất liền 102km.

Chiến công vẻ vang giải phóng Bình Thuận đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, cùng cả nước làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nhìn lại chặng đường chiến đấu, xây dựng và phát triển của tỉnh Bình Thuận nhân kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng (19/4/1975 - 19/4/2024) và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Bình Thuận càng thêm tự hào về Tổ quốc văn hiến, Nhân dân anh hùng, Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Từ đó, nhận thức sâu sắc hơn giá trị, bài học kinh nghiệm được tổng kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc để tiếp thêm sức mạnh, ý chí, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Đọc thêm

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà Đô thị

Thêm 2 dịch vụ sử dụng ngân sách Nhà nước quản lý quỹ nhà

TTTĐ - Chiều 4/10, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết ban hành bổ sung Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước đối với công tác quản lý vận hành các quỹ nhà thuộc tài sản công (bao gồm quỹ nhà ở, quỹ nhà không để ở và trụ sở) trên địa bàn TP.
Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án Đô thị

Hà Nội: Chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện 2 dự án

TTTĐ - Ngày 4/10, HĐND TP Hà Nội khóa XVI đã phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án: Mở rộng, cải tạo xây dựng Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I tại xã Thủy Xuân Tiên (huyện Chương Mỹ) và Khu bảo tồn thuộc khu vực IV Khu du lịch - Văn hóa Sóc Sơn tại xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn).
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp BHXH & Đời sống

Chuyển đổi số hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

TTTĐ - Những năm qua, cùng với định hướng chiến lược chuyển đổi số quốc gia, định hướng của Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, BHXH thành phố Hà Nội đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Gắn biển công trình Dân vận khéo mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 4/10, Ban Dân vận Thành ủy và Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Hoàng Mai tổ chức Lễ gắn biển Công trình dân vận khéo và công trình cấp quận chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng Muôn mặt cuộc sống

700 phụ nữ mặc áo dài trải nghiệm xe buýt 2 tầng

TTTĐ - Đây là một trong những hoạt động độc đáo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.
Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân Muôn mặt cuộc sống

Kiến nghị "mở" cơ chế để hỗ trợ người dân vụ Đông Xuân

TTTĐ - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn quận có 65ha/99ha diện tích cây đào bị mất trắng (chiếm 65,4%); trên 27,5/tổng số 30ha quất bị thiệt hại (chiếm trên 90%). Quận Tây Hồ mong muốn có cơ chế để quận thực hiện hỗ trợ các hộ dân trong vụ Đông Xuân này.
Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh Môi trường

Hà Nội phát triển công trình xanh, hạ tầng đô thị thông minh

TTTĐ - Nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường, sức khỏe con người, mang đến điều kiện sống tốt nhất, thành phố Hà Nội đặc biệt chú trọng phát triển công trình xanh và hạ tầng đô thị thông minh.
Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất Xã hội

Hà Nội quy định về định mức tính giá thuê đất

TTTĐ - Sáng 4/10, HĐND TP Hà Nội nhất trí thông qua quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất xây dựng công trình ngầm, mức tỷ lệ (%) thu đối với đất có mặt nước trên địa bàn TP Hà Nội.
Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập" Muôn mặt cuộc sống

Hàng nghìn người sống trong nỗi lo chung cư "chờ sập"

TTTĐ - Hàng nghìn người dân tại các khu chung cư cũ, xuống cấp nghiêm trọng ở TP Vinh đang sống trong nỗi lo "chờ sập". Các tòa nhà vốn là nơi trú ngụ an toàn giờ đây trở thành những "bom nổ chậm", đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân.
Xem thêm